Tội ra quyết định trái pháp luật là gì? Các yếu tố cấu thành loại tội phạm này như thế nào? Khung hình phạt đối với tội danh này được quy định như thế nào? Tất cả các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi ý kiến thắc mắc đóng góp, bạn vui lòng liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn và giải đáp thắc mắc!
>> Tư vấn quy định về Tội ra quyết định trái pháp luật, Gọi ngay 1900.6174
Quyết định trái pháp luật là gì?
>> Quyết định trái pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 371 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Quyết định trái pháp luật được hiểu là những quyết định tố tụng được ban hành trong quá trình giải quyết vụ án hoặc trong quá trình thi hành án các quyết định đó lại trái với các quy định của pháp luật về nội dung; các quyết định không đúng về trình tự, thủ tục ban hành hoặc không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ việc hoặc yêu cầu giải quyết vụ án. Trong tố tụng, nó được hiểu là những quyết định có một phần nội dung trái pháp luật.
Tổng Đài Pháp Luật đã có gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Tổng đài chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế, tổng đài luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho mọi người dân trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
Thế nào là tội ra quyết định trái pháp luật?
>> Tội ra quyết định trái pháp luật là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Ra quyết định trái pháp luật được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định biết rõ là trái pháp luật nhưng vẫn làm.
Căn cứ Điều 371 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về “tội ra quyết định trái pháp luật” như sau:
Một là, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà họ biết rõ là trái pháp luật và gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. Nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại về các tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; tội ra bản án trái pháp luật; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật và tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hai là, cá nhân có thẩm quyền phạm tội thuộc một trong những trường hợp như đã nêu sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:
+ Thứ nhất, cá nhân có thẩm quyền phạm tội có tổ chức;
+ Thứ hai, cá nhân có thẩm quyền phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thứ ba, cá nhân có thẩm quyền phạm tội có liên quan đến người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;
+ Thứ tư, cá nhân có thẩm quyền phạm tội gây rối loạn tâm thần, hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;
+ Thứ năm, cá nhân người phạm tội ra quyết định trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
+ Thứ sáu, cá nhân có thẩm quyền phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ba là, người có thẩm quyền nhưng phạm tội ra quyết định trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp như đã nêu sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 12 năm:
+ Cá nhân có thẩm quyền phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;
+ Người có thẩm quyền phạm tội làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;
+ Cá nhân có thẩm quyền phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Bốn là, người có thẩm quyền phạm tội vẫn đang bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ nhất định có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
>> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự mới nhất
Các yếu tố cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật
>> Cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Để cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật, ta xem xét có yếu tố sau đây:
Về khách thể
Xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời còn ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan chức năng có thẩm quyền gây hậu quả làm mất uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án; có gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đến lợi ích của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đối tượng tác động của tội phạm: là những quyết định trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
Ví dụ: Kê biên tài sản trái pháp luật, Hủy bỏ kê biên tài sản trái pháp luật…
Về chủ thể
Chủ thể của tội phạm: đây là chủ thể đặc biệt.
Với đặc điểm là những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng… có thể thực hiện được tội phạm này. Bên cạnh đó, cũng có thể là những cá nhân có chức vụ, thẩm quyền trong các lĩnh vực, ngành khác.
Về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm: việc ban hành quyết định trái pháp luật thông thường bằng văn bản. Ví dụ: lập biên bản xác minh, biên bản họp khống…
Hình thức là quyết định, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định biết rõ là trái pháp luật và hành vi trái pháp luật đó gây hậu quả là thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng cho đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hậu quả: hành vi trái pháp luật phải có mối quan hệ nhân quả với hậu quả.
Như vậy, ta thấy, người có thẩm quyền thực hiện ra quyết định có tính trái pháp về nội dung của quyết định và gây hậu quả (có thiệt hại về tài sản…). Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định có hậu quả thiệt hại về tài sản cụ thể như trên hoặc phải chứng minh thực tế có thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Ngoài ra, trong trường hợp hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền trên thực tế có thể liên quan đến các hành vi vi phạm hoặc tội phạm khác, thì cần được xem xét toàn diện và xử lý triệt để.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi, khi đó người phạm tội nhận thức rõ việc ra quyết định của mình là trái pháp luật và đã thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn có hậu quả xảy ra.
Động cơ của loại tội phạm ra quyết định trái pháp luật không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội lại là một trong những căn cứ để cơ quan điều tra xác định người phạm tội có biết rõ quyết định của mình có trái pháp luật hay không để có quyết định và hướng điều tra chính xác nhất. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy người phạm tội ít khi thừa nhận là cố ý hoặc biết rõ là trái pháp luật nhưng vẫn ban hành quyết định trái pháp luật; để chứng minh được người phạm tội biết rõ là trái pháp luật, Trong trường hợp này người có thẩm quyền về điều tra phải đánh giá toàn diện về trình độ, kinh nghiệm của người ra quyết định; tính chất, mức độ sai phạm.
Đối tượng tác động của tội phạm: là những quyết định trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng (Ví dụ: Quyết định thu giữ đồ vật, tài liệu; quyết định xử lý vật chứng; quyết định việc giữ khẩn cấp…)
>> Xem thêm: Tội giả mạo chữ ký xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Ra quyết định trái pháp luật “bằng miệng” có bị xử lý pháp luật không?
Anh Bằng (Cao Bằng) có câu hỏi:
“Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, tôi và gia đình có mở một cửa hàng cầm đồ và đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật và chúng tôi thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng như nội dung giấy phép đăng ký. Tuy nhiên, vào tháng 09 vừa rồi, khi tôi mở cửa hàng bình thường như mọi ngày thì đột nhiên có lực lượng công an cấp xã ập vào đòi khám xét với lý do trong cửa hàng cầm đồ của chúng tôi kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật và khi tôi có hỏi về lệnh khám xét nhưng cơ quan chức năng không xuất trình được, chỉ nói là có lệnh của cấp trên vừa gọi điện yêu cầu khám xét.
Khi đó, trong cửa hàng của tôi đang có một số khách hàng thân thiết đang tiến hành giao dịch, họ thấy có lực lượng cơ quan chức năng vào thì lập tức đi về. Vậy, trong trường hợp trên, việc cửa hàng cầm đồ của gia đình tôi bị khám xét mà không có lệnh thì việc khám xét đó có phải là tội ra quyết định trái pháp luật không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Ra quyết định trái pháp luật “bằng miệng” có bị xử lý theo pháp luật không? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Bằng! Trước tiên, chúng tôi muốn cảm ơn anh đã tin tưởng đặt câu hỏi ủng hộ Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi! Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 371 Bộ Luật hình sự hiện hành quy định về tội ra quyết định trái pháp luật, trong hoạt động tố tụng, những người có thẩm quyền ra quyết định có liên quan đến quá trình giải quyết một vụ án.
Người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định trái pháp luật có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản (phần nhiều là bằng văn bản) mà biết rõ là trái pháp luật.
Trong trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định bằng miệng nhưng những quyết định đó trái pháp luật thì ta phải có căn cứ xác định người có thẩm quyền đã quyết định và từ quyết định này đã trực tiếp gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy thì mới bị coi là hành vi phạm tội ra quyết định trái pháp luật.
Trường hợp quyết định trái pháp luật là quyết định bằng miệng của cấp trên đối với cấp dưới trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự hoặc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc ra bản án trái pháp luật thì cần phân biệt như sau:
+ Thứ nhất, nếu trong trường hợp người ra quyết định đã biết rõ đó là do mệnh lệnh của mình mà cấp dưới đã truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc ra bản án trái pháp luật thì thuộc trường hợp quy định về khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
+ Thứ hai, nếu trong trường hợp người ra quyết định chưa biết rõ quyết định của mình là trái pháp luật, không biết rõ là do mệnh lệnh của mình mà cấp dưới đã truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc đã ra bản án trái pháp luật thì thuộc trường hợp quy định về tội ra bản án trái pháp luật của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vậy, trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
Hậu quả: có hậu quả xảy ra. Nếu hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền chưa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì chưa bị cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật. Theo đó, sẽ tùy trường hợp người có hành vi đó để có thể chỉ bị xử lý hành chính.
Về mặt chủ quan của tội phạm: người ra quyết định trái pháp luật thực hiện phạm vi phạm tội của mình với lỗi là cố ý trực tiếp. Nghĩa là, người phạm tội đã có nhận thức rõ việc ra quyết định của mình là trái pháp luật và thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn có hậu quả xảy ra.
Trong trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định đã biết rõ quyết định đó là trái pháp luật nhưng vì chấp hành chỉ thị của cấp trên thì xem xét tùy vào từng trường hợp mà người ra quyết định trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ra quyết định trái pháp luật. Người ra chỉ thị, ra lệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc đồng phạm với người ra quyết định trái pháp luật theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về câu hỏi của anh Bằng. Mọi thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
>> Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất năm 2022
Khung hình phạt tội ra quyết định trái pháp luật
>> khung hình phạt tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của bộ luật hình sự vui lòng liên hệ ngay 1900.6174
Mức hình phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1): Mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm và được áp dụng trong các trường hợp đã có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan của tội phạm.
– Khung hai (khoản 2): người có thẩm quyền phạm tội ra quyết định trái pháp luật thuộc một trong những trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:
+ Người có thẩm quyền phạm tội có tổ chức;
+ Người có thẩm quyền phạm tội ra quyết định trái pháp luật hạm tội 02 lần trở lên;
+ Người có thẩm quyền phạm tội đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;
+ Người có thẩm quyền phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 31% đến 60%;
+ Người có thẩm quyền phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
+ Người có thẩm quyền phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Khung ba (khoản 3): người có thẩm quyền phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 12 năm:
+ Người có thẩm quyền phạm tội ra quyết định trái pháp luật gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Người có thẩm quyền phạm tội ra quyết định trái pháp luật làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;
+ Người có thẩm quyền phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung (khoản 4): ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người có thẩm quyền phạm tội ra quyết định trái pháp luật còn bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến tội ra quyết định trái pháp luật. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!