Năng lực pháp luật được quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay?

Năng lực pháp luật là một vấn đề đang rất được những nhà làm luật quan tâm và ngày càng có nhiều quy định pháp luật đưa ra nhằm điều chỉnh hay hướng dẫn vấn đề đó. Nó liên quan đến quyền và lợi ích của từng cá nhân từ khi sinh ra đến khi mất đi. Ngoài những năng lực hiện có hay mặc nhiên sẽ có từ khi sinh ra thì trong quá trình phát triển thì cá nhân còn có thể được nhà nước công nhận một số năng lực khác nữa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đên hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi giải đáp và hỗ trợ.

>> Quy định mới nhất của pháp luật về năng lực pháp luật, gọi ngay 1900.6174

nang-luc-phap-luat

Năng lực pháp luật

 

Năng lực pháp luật là gì?

Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định cho những cá nhân hay những tổ chức nhất định, là những năng lực mà cá nhân có từ khi sinh ra và đến khi chết đi. Ngoài ra trong quá trình sinh sống nhà nước còn trao cho những cá nhân đó những năng lực chủ thể khác nữa.

Năng lực pháp luật là những khả năng mà pháp luật quy định cho các cá nhân có thể được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật nào đó. Khả năng này được thể hiện ở những quy định về các điều kiện khác nhau đối với từng loại, từng mối quan hệ pháp luật khác nhau. Nó có thể được coi là phần tối thiểu phải có trong năng lực chủ thể. Các chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật thôi.

Tính thụ động được thể hiện là khi các chủ thể không thể tự mình tạo ra cũng như không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Chẳng hạn như, đứa trẻ được hưởng di sản thừa kế tài sản khi bố, mẹ chết. Xét trong cái mối quan hệ thừa kế này, thì đứa trẻ chỉ có năng lực pháp luật, đứa trẻ này nó không thể tự mình thực hiện được các hành vi nhất định. Do vậy, các quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ đó sẽ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của nó.

Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể nào có thể tách rời của chủ thể vì khi mà chúng ta nói tới chủ thể của quan hệ pháp luật thì điều trước tiên chúng ta cần phải nói tới năng lực pháp luật trước đã. Tuy nhiên, đây không phải tính tự nhiên của chủ thể mà là do nhà nước đưa ra các quy định cho chủ thể. Trên thực tế, các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật cũng khác nhau.

Nhìn chung năng lực pháp luật của cá nhân là một yếu tố quan trọng và sẽ được cá nhân đó mang theo từ khi sinh ra đến khi mất đi. Những trường hợp bị giới hạn về năng lực pháp luật thì người phạm tội mới mất 1 phần hoặc toàn bộ năng lực chủ thể của cá nhân. Trường hợp chủ thể vẫn tồn tại thì năng lực pháp luật sẽ phát sinh ngày càng nhiều và có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tính chịu trách nhiệm hay những giá trị cốt lõi của mặt chủ thể con người.

Nếu bạn có thắc thắc gì về vấn đề năng lực pháp luật hay những vấn đề liên quan khác đến pháp luật, hãy trực tiếp liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được những luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn và giải đáp thắc mắc.

>> Xem thêm: Nguyên đơn dân sự là gì? Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

Đặc điểm của năng lực pháp luật

 

Nói về đặc điểm của 1 vấn đề nào đó có thể gọi đó là đặc trưng của vấn đề dùng để phân biệt giữa vấn đề này, giữa thuật ngữ này với những thuật ngữ khác. Thông thường đặc điểm của vấn đề nó phụ thuộc vào tính chất và những điểm nổi bật của vấn đề, Năng lực pháp luật cũng vậy đi vào tìm hiểu vấn đề đặc điểm của năng lực pháp luật thì là nhìn nhận, đưa ra và nhận xét những điểm riêng biệt, những điểm nổi bật để phân biệt giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự….

Sau đây là những quan điểm nhận xét đưa ra về đặc điểm pháp luật mà tổng đài pháp luật chúng tôi thu thập được cũng như những gì mà trong quá trình tìm hiểu pháp luật chúng tôi đã phát hiện ra cụ thể như sau:

Thứ nhất: Là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể

Đối với cá nhân thì nó sẽ được xuất hiện ngay khi cá nhân đó được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. Ví dụ như: mỗi cá nhân khi được sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân của mình,… ngược lại mọi cá nhân phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh của người khác,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân đã được xuất hiện từ khi người đó còn ở trong bào thai ( ví dụ như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và đang còn sống); hầu như cá nhân sẽ có những quyền nhân thân mà đến một độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…). Cá nhân cũng có những quyền mà sau khi cá nhân đó chết đi mới có (như: quyền được khai tử, quyền để lại di sản thừa kế…) hoặc khi cá nhân đó chết đi mà quyền đó vẫn còn (như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh,…).

Đối với chủ thể là tổ chức, nó sẽ được xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được những cơ quan Nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp luật của tổ chức sẽ chấm dứt đi khi tổ chức đó tuyên bố giải thể, phá sản hoặc tổ chức đó được sáp nhập vào một tổ chức khác. Chẳng hạn như một số quyền như sau: quyền thừa kế, quyền đối với tên, quyền tài sản,…

Thứ hai: Không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật

Chỉ những quyền và những nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay được nhà nước điều chỉnh bằng các chế định của pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, của tổ chức đó. Chẳng hạn, cá nhân trong quan hệ họ hàng với nhau có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau, nhưng các quyền và nghĩa vụ đó thông thường sẽ không được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nên các quyền và các nghĩa vụ đó không phải là năng lực pháp luật của cá nhân.

Thứ ba: Không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham gia khi quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chưa liên quan đến trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nên năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức nó là như nhau cả về mức độ, độ tuổi, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành vi… Chẳng hạn, người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có khả năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người lớn đều có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.

Như vậy, chúng tôi đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của năng lực pháp luật. Qua những đặc điểm trên mà các bạn có gì không hiểu hay muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đặc điểm của năng lực thì các bạn hãy trực tiếp liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí về vấn đề này.

Năng lực dân sự cá nhân

 

Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015:

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự”

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, tiền đề và là điều kiện cần thiết để cá nhân có quyền, có nghĩa vụ, là thành phần không thể thiếu của mỗi cá nhân với tư cách chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật dân sự, Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là một mặt của năng lực chủ thể.

Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân

 

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đã được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện như: kinh tế, chính trị, xã hội, vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

– Mọi cá nhân khi sinh ra đều bình đẳng về năng lực pháp luật, theo khoản 2 Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân sẽ không bị hạn chế bởi bất kỳ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…)

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân sẽ do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác.( Điều 18 Bộ Luật Dân sự 2015)

– Tính đảm bảo của năng lực pháp luật dân sự

nang-luc-phap-luat-dan-su

Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

 

Quyền nhân thân: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản

Quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế và những quyền khác đối với tài sản

– Quyền tham gia các mối quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ những quan hệ đó

Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (khoản 3 Điều 16 BLDS).

Theo quy định này, pháp luật đã thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân trong suốt đời và sẽ không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần vấn đề tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản.

Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người thừa kế để lại di sản thừa kế của người chết” vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

Như vậy, qua những quy định của pháp luật cũng như qua những lời giải đáp của Tổng đài pháp luật đã giải thích được vấn đề năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định như thế nào. Nếu như mọi người có những thắc mắc chưa hiểu hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ các bạn miễn phí 24/7.

Năng lực pháp luật của pháp nhân

Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Pháp nhân là một chủ thể đặc biệt và pháp nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Để tham gia vào các mối quan hệ xã hội nói chung và các mối quan hệ dân sự nói riêng, pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Pháp nhân có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Khác với năng lực pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do pháp luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí với từng pháp nhân.

Đặc điểm:

Thứ nhất, được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

Thứ hai, mọi pháp nhân đều bình đẳng về quan hệ pháp luật dân sự, đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào. Mọi pháp nhân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.

Thứ ba, không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

Thứ tư, Nhà nước tạo điều kiện để đảm bảo năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được thực hiện qua các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội.

Kết luận: Năng lực pháp luật dân sự là một yếu tố quan trọng để xác định chủ thể trong các giao dịch dân sự hoặc trong các quan hệ dân sự. Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, quyền ở đây là những cách xử sự mà Nhà nước cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được làm, còn nghĩa vụ là những cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể đó phải làm theo quy định của pháp luật.

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là yếu tố để cấu thành năng lực chủ thể của pháp nhân bên cạnh yếu tố năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. Giống với quy định về cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Những quyền và nghĩa vụ thuộc năng lực pháp luật của pháp nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Những quyền và nghĩa vụ này thường được tồn tại dưới dạng “khả năng”, nếu pháp nhân muốn hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ mà nó đang ở dạng khả năng thành hiện thực thì phải thông qua hành vi của pháp nhân trên thực tế

Thời điểm bắt đầu năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rõ những thời điểm pháp nhân bắt đầu có năng lực pháp luật dân sự như sau:

– Thời điểm pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập

– Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm bắt đầu ghi vào sổ đăng ký

– Từ thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự có thể tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và giao dịch dân sự nói riêng

Thời điểm kết thúc năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Khi pháp nhân giải thể, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì chấm dứt tư cách chủ thể trong các quan hệ pháp luật, cho nên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt hoạt động.

Qua những phân tích nêu trên chúng tôi đã giải đáp được tất cả những vấn đề cơ bản của năng lực pháp luật của pháp nhân. Nếu qua quá trình tìm hiểu nếu quý anh chị có gì không hiểu hãy liên hệ trực tiếp với Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hướng dẫn trực tiếp và miễn phí.

Phân biệt năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

phan-biet-nang-luc-phap-luat-dan-su-va-hanh-vi-dan-su

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự tuy có những điểm giống nhau cơ bản vì nó đều là yếu tố cấu thành chủ thể. Ngoài những điểm giống nhau cơ bản thì 2 yếu tố này có những đặc điểm khác nhau cụ thể như sau:

 

Tiêu chí Năng lực pháp luật dân sự Năng lực hành vi dân sự
Về khái niệm Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình tự mình xác lập, tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
Nội dung – Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

– Quyền tham gia quan các mối hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các mối quan hệ đó.

– Khả năng bằng hành vi của mình, tự mình xác lập và tự mình thực hiện các quyền dân sự và thực hiện những nghĩa vụ dân sự cụ thể;

– Khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng về hành vi của mình, bao gồm cả những hành vi hợp pháp và những hành vi bất hợp pháp.

Thời điểm phát sinh  Có từ khi cá nhân sinh ra Khi đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ, nhận thực phát triển bình thường. Cá nhân hiểu và làm chủ được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện các quyền và các nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó.
Thời điểm chấm dứt Khi cá nhân chết đi quan hệ pháp luật dân sự sẽ tự động chấm dứt. Khi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.
Đặc điểm – Mọi cá nhân được sinh ra và còn sống đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

– Có tính liên tục và lâu dài.

– Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau. Tùy thuộc vào khả năng nhận thức để xác định năng lực hành vi của cá nhân

– Có thể bị gián đoạn hoặc bị mất đi.

Hạn chế Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ những trường hợp áp dụng hình phạt hình sự bổ sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề hoặc một số công việc nhất định; cấm cư trú; chịu sự quản chế; tước một số quyền của công dân; tước danh hiệu  quân nhân….

Việc hạn chế năng lực pháp luật của cá nhân này chỉ có thể do Tòa án hoặc cơ quan hành chính quyết định tuân thủ theo  trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

– Khi cá nhân bị Mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc một số bệnh khác mà không thể nhận thức và không thể làm chủ được hành vi của cá nhân;… được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

– Có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; được Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

– Hạn chế năng lực hành vi dân sự: những người nghiện ma túy, những người nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình được Tòa án ra quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ Quyền có họ tên, quyền được khai sinh… của cá nhân có từ khi sinh ra Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, cá nhân nữ từ đủ 18 tuổi có quyền đăng ký kết hôn…
Căn cứ pháp lý Điều 16, Điều 17, Điều 18 Bộ Luật Dân sự 2015 Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015

 

Như vậy, với những phân tích ở trên của Tổng Đài Pháp Luật đã phần nào giải thích được vấn đề năng lực pháp luật mà mọi người đang thắc mắc. Vấn đề năng lực pháp luật là một thuật ngữ hay 1 định nghĩa có phạm vi khá là rộng và nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như trong quá trình tìm hiểu những lời giải đáp và phân tích ở trên nếu các bạn có những thắc mắc gì mà vướng mắc và chưa hiểu thì hãy trực tiếp liên hệ tới hotline 1900.6174 đội ngũ luật sư của Tổng đài pháp luật của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn mọi lúc mọi nơi.