Quy phạm xã hội là gì? Quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

Quy phạm xã hội là gì? Đặc điểm của quy phạm xã hội? Quy phạm xã hội khác gì so với quy phạm pháp luật? Tất cả các vấn đề pháp lý nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây! Nếu bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề gì về quy phạm pháp luật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về Quy phạm xã hội là gì? Gọi ngay 1900.6174 

tu-van-quy-dinh-ve-quy-pham-xa-hoi

 

Quy phạm xã hội là gì? Ví dụ về quy phạm xã hội

 

>> Quy phạm xã hội là gì? Gọi ngay 1900.6174

Quy phạm xã hội là hệ thống những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người ở một phạm vi, cộng đồng nhất định.

Các quy phạm xã hội được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, qua các mối quan hệ xã hội, trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội.

Ví dụ về quan hệ xã hội như: quan hệ giữa thầy, cô và học trò; quan hệ giữa người bán và người mua,…

Quan hệ xã hội bao gồm: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Quan hệ xã hội tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý chí của con người.

Nếu bạn có thắc mắc gì về quy phạm xã hội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn pháp luật hành chính,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn am hiểu quy định pháp luật và có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trên thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Nội dung, đặc điểm của quy phạm xã hội

 

>> Nội dung, đặc điểm của quy phạm xã hội là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Quy phạm xã hội bao gồm những nội dung và đặc điểm sau đây:

Về nội dung:

– Quy phạm xã hội là các quan điểm về chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Quy phạm xã hội nhằm định hướng cho nhận thức và thực hiện hành vi của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ, tôn trọng và tuân thủ các quyền cũng như lợi ích chính đáng của các chủ thể trong xã hôi

– Quy phạm xã hội không mang tính bắt buộc chung, không mang tính ép buộc hay cưỡng chế. Quy phạm xã hội được thực hiện dựa trên ý thức tuân thủ của mỗi chủ thể trong chuẩn mực chung khu vực sinh sống.

– Quy phạm xã hội không được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Thay vào đó, Quy phạm xã hội sẽ được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác, nâng cao ý thức trong cộng đồng. Nếu muốn các quyền lợi của mình được cộng đồng thừa nhận, phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc và các chuẩn mực chung.

– Quy phạm xã hội không có sự thống nhất, không rõ ràng ở từ ngữ, cách truyền đạt quy tắc. Không được thể hiện cụ thể như quy phạm pháp luật. Chỉ được thực hiện trong cách hiểu, vận dụng vào thực tiễn của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân cư.

– Quy phạm xã hội thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.

Về đặc điểm:

– Quy phạm xã hội không dễ bị thay đổi với ý nghĩa và nội dung của quy tắc. Có thể được áp dụng linh hoạt trong các giai đoạn khác nhau để phù hợp với chuẩn mực thực tế xã hội. Tuy nhiên, bản chất của ý nghĩa vẫn được phản ánh.

– Quy phạm xã hội do các tổ chức chính trị – xã hội, tôn giáo, quy định và áp dụng xuyên suốt trong tổ chức. Hay được tự hình thành trong xã hội và cứ thế được triển khai trong cộng đồng đó qua nhiều thời kỳ lịch sử. Hình thành các tập quán, các tín điều,… mà con người sẽ phải có trách nhiệm thực hiện.

– Quy phạm xã hội là các quy tắc xử sự không bắt buộc, không cưỡng chế hay không giám sát điều chỉnh. Chỉ có hiệu lực đối với các thành viên tổ chức, trong nhận thức và ý thức tự nguyện chấp hành.

Nếu bạn có thắc mắc gì về nội dung, đặc điểm của quy phạm xã hội, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Sử dụng pháp luật là gì? Phân biệt với áp dụng pháp luật

phuong-thuc-tac-dong-cua-quy-pham-xa-hoi-la-gi

Phương thức tác động của quy phạm xã hội là gì?

 

>> Các phương thức tác động của quy phạm xã hội, liên hệ ngay 1900.6174

Quy phạm xã hội không có tính bắt buộc thực hiện, do đó mỗi cá nhân có quyền lựa chọn hành động tuân thủ hoặc không tuân thủ.

Các chủ thể không bị ràng buộc bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào trong quy phạm xã hội. Sự nhận thức và hành vi của con người được đánh giá, nhận xét, phê phán qua dư luận xã hội.

Dư luận xã hội có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi nhận thức hay thực hiện hành vi của các cá nhân. Dư luận xã hội là phương thức duy nhất tác động đến quy phạm xã hội.

Chính vì không có tính bắt buộc, được lựa chọn xử sự và chỉ dựa trên dư luận xã hội, do đó, các quy phạm xã hội thường bị xâm phạm, bóp méo, không tôn trọng bởi 1 số cá nhân.

Dư luận xã hội ngày nay lại còn có những bất cập. Đánh giá của dư luận có phải luôn đúng và là thước đo cho quy phạm xã hội hay không? Trong sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, xuất hiện xu hướng dư luận xã hội online. Ở đó, các cá nhân dùng ngôn ngữ trực tuyến thông qua comment, inbox,.. để đánh giá, phán xét hành vi của 1 cá nhân. Sẽ không có gì đáng nói nếu sự đánh giá đó dựa trên các quy phạm xã hội chuẩn xác và biết 1 cách chính xác về hành vi của người được đánh giá.

Xã hội của thông tin lá cải, thông tin “rác” tràn lan, việc xác định hành vi của 1 người dựa trên các quy phạm xã hội bằng dư luận xã hội ngày càng trở nên mơ hồ.

Do đó, đòi hỏi mỗi chúng ta cần xem xét, xác nhận các thông tin trước khi đưa ra lời đánh giá. Bởi dư luận xã hội sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Trên đây là phương thức tác động của quy phạm xã hội . Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi lúc mọi nơi

 

>> Xem thêm: Thi hành pháp luật là gì? Các hình thức thi hành pháp luật

 

Lý do vì sao gọi là quy phạm xã hội?

 

>> Lý do vì sao gọi là quy phạm xã hội? Gọi ngay 11900.6174

Quy phạm xã hội xuất hiện từ rất lâu, theo chiều dài của lịch sử. Vậy tại sao thuật ngữ quy phạm xã hội lại xuất hiện?

Lý do thứ nhất, do quy phạm xã hội được hình thành và được thực hiện trong chiều dài lịch sử đến ngày nay, gắn chặt với đời sống xã hội.

Nhìn lại lịch sử loài người, xã hội cũng đã có trật tự, tổ chức ngay cả khi pháp luật chưa ra đời. Nó được thể hiện với các quy tắc xử sự chung trong các lợi ích cá nhân, các lợi ích tập thể và các lợi ích trong xã hội. Các quy tắc này được hình thành một cách tự phát trong quá trình sinh sống của con người. Đây là những quy tắc tất yếu để không xảy ra cạnh tranh: tình trạng kẻ mạnh, kẻ yếu thế với các bất công, vùi dập. Mọi người cùng chung sống và lao động để tồn tại, hình thành cộng đồng xã hội. Như vậy, các quy phạm mang đến ý nghĩa điều chỉnh trong vấn đề xã hội.

Lý do thứ hai, Quy phạm xã hội mang đến các quy tắc và chuẩn mực thực hiện trong xã hội:

Quy phạm xã hội điều chỉnh con người thông qua các quy phạm được hình thành và áp dụng chung trong cộng đồng nhất định. Có nhiều cộng đồng khác nhau, văn hóa khác nhau, phong tục khác nhau, cách cư xử khác nhau, chưa có sự thống nhất chung như với các quy phạm pháp luật.

Các quy phạm, chuẩn mực được đặt ra trong xã hội đều hướng đến các chủ thể và hoạt động, hành vi của họ được thực hiện trong xã hội. Hành vi của mỗi cá nhân đều có tác động đến cộng đồng, đến giá trị của con người. Nó được thể hiện thông qua các đặc điểm, nội dung phản ánh trong tác động xã hội.

Trước khi có pháp luật và cả ở hiện tại, quy phạm xã hội đều mang đến chức năng và vai trò to lớn. Gọi là quy phạm xã hội bởi các quy phạm này điều chỉnh, thể hiện những quy tắc, các chuẩn mực trong xã hội.

Lý do thứ ba, tồn tại song song với quy phạm pháp luật:

Ngày nay, những quy tắc xử sự chung vẫn tồn tại song song với quy phạm pháp luật. Khi các quy phạm xã hội và quy phạm pháp luật không có xung đột mà cộng hưởng, sẽ mang đến ý nghĩa thực hiện hiệu quả chuẩn mực xã hội. Các quy phạm xã hội với nội dung phần lớn nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

Nếu như quy phạm xã hội được ràng buộc thực hiện với dư luận xã hội thì các quy phạm pháp luật mang đến nguyên tắc xử sự chung bắt buộc phải thực hiện. Quy phạm pháp luật xác định cơ chế quyền và nghĩa vụ của chủ thể và cưỡng chế thực hiện trong sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Đó là những phong tục, tập quán của từng cộng đồng dân cư, từng vùng, miền, quốc gia,… Thể hiện trong giá trị đặc trưng, nét văn hóa đặc trưng. Góp phần vào việc hình thành nên những bản sắc, văn hóa riêng của mỗi cộng đồng. Cũng như giúp cộng đồng tiếp cận hiệu quả hơn với chuẩn mực, quy tắc và quy định pháp luật.

Trên đây là các lý do vì sao gọi là quy phạm xã hội? do Luật sư cung cấp. Nếu bạn có khó khăn trong quá trình sử dụng pháp luật, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!

 

>> Xem thêm: Kháng nghị là gì? Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị [2022]

 

so-sanh-giua-quy-pham-phap-luat-va-quy-pham-xa-hoi

 

So sánh giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội

 

>> Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174

Các quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội tồn tại song song trong đời sống xã hội. Do đó, rất nhiều người nhầm tưởng 2 quy phạm này, dẫn đến việc thực hiện sai và gánh chịu các trách nhiệm.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các tiêu chí để phân biệt rõ ràng 2 quy phạm này:

 

 

Tiêu chí Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội
Khái niệm Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quy phạm xã hội là hệ thống những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người ở một phạm vi, cộng đồng nhất định.
Nguồn gốc Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra, nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội.

Không tổ chức, cá nhân nào được ban hành quy phạm pháp luật nếu không được Nhà nước cho phép hoặc ủy quyền

Quy phạm pháp luật là kết quả của hoạt động có ý thức do các điều kiện kinh tế, xã hội quyết định.

Chỉ mang tính bắt buộc với một tổ chức đó hoặc một nhóm đơn vị cộng đồng dân cư

Hình thành từ đời sống xã hội, các quan điểm đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán,..

Nội dung Là các quy tắc xử sự gồm các quy tắc về các việc được làm, việc phải làm, việc không được làm

Mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người

Được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

Mang tính quy phạm, chuẩn mực, có giới hạn các chủ thể phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép

Thể hiện rõ ý chí của giai cấp thống trị.

Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tình thân, tình cảm của con người

Không mang tính bắt buộc

Không được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

Không có sự thống nhất, rõ ràng như quy phạm pháp luật

Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của đa dạng tầng lớp và tất cả mọi người.

Mục đích Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước Dùng điều chỉnh các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội
Hình thức thể hiện Bằng các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng, ban hành chuẩn chỉnh theo quy định pháp luật Không được thể hiện bắt buộc dưới bất kỳ hình thức nào
Phạm vi áp dụng Rộng, bao quát nhiều tầng lớp và lĩnh vực Phạm vi hẹp hơn, áp dụng với từng tổ chức riêng biệt, phụ thuộc vào nhận thức mỗi cá nhân

 

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về quy phạm xã hội. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

 

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn luật dân sự ⭐️ Nhanh – Hiệu quả – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp