Mức phạt nồng độ cồn bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?

Mức phạt nồng độ cồn là một trong những mức phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mức phạt nồng độ cồn là một trong những mức phạt cao nhất của các lỗi đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Lỗi này được xác định là lỗi rất nguy hiểm, nó gây ra hậu quả khôn lường cho cả người vi phạm và cả những người cùng tham gia giao thông khác. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức phạt hay những quy định của pháp luật liên quan đến mức phạt nồng độ cồn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về mức phạt nồng độ cồn, gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-muc-phat-nong-do-con
Tư vấn quy định về mức phạt nồng độ cồn

Nồng độ cồn là gì?

 

>> Nồng độ cồn là gì? Gọi ngay 1900.6174

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện, ảo giác nặng với hệ thần kinh và gây ngộ độc cấp tính.

Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Qua đây là những phần tư vấn luật giao thông về khái niệm nồng độ cồn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mức phạt nồng độ cồn hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư chúng tôi giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này!

Cách xác định nồng độ cồn

 

Xác định nồng độ cồn trong máu

 

>> Xác định nồng độ cồn trong máu như thế nào? Gọi ngay 

Mức nồng độ cồn là bao nhiêu sẽ chi phối hình phạt cụ thể thực tế là bao nhiêu. Như vậy để đưa ra 1 mức xử phạt chính xác yêu cầu cơ quan giám định nồng độ cồn phải đưa ra 1 mức xác định nồng độ cồn chung và thống nhất. Công thức xác định nồng độ cồn phải chính xác tuyệt đối vì chỉ 1 hàm lượng rất nhỏ đã có thể dẫn đến mức xử phạt bị sai hay án oan. Do có 2 cách xác định nồng độ cồn là xác định qua mức hơi thở và cách xác định qua máu. Cụ thể cách xác định như sau:

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056 * A : (10W*R)

Trong đó:

A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).

W là cân nặng.

R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R = 0.7 đối với nam và R = 0.6 đối với nữ).

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

 

>> Nồng độ cồn trong khí thở được xác định như thế nào? Gọi ngay 

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C : 210

Các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn

Như vậy, máy đo phải được những cơ quan được nhà nước cấp phép thành lập và phải có tem kiểm định an toàn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền cấp và máy đo đó còn hạn sử dụng. Người tiến hành đo nồng độ cồn cũng phải là những người được tuyển chọn và được đào tạo qua lớp nghiệp vụ hướng dẫn và nghiệp vụ xác định chỉ số của máy.

muc-phat-nong-do-con-theo-quy-dinh-moi-nhat
Mức phạt nồng độ cồn theo quy định mới nhất

 

Mức phạt nồng độ cồn theo quy định mới nhất

 

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy

 

Anh Đức (Hà Nam) có câu hỏi:“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc về lỗi nồng độ cồn như sau cần được luật sư tư vấn để giải đáp

Tôi là Đức năm nay 21 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nam. Ngày 12/11/2022, tôi có đi liên hoan cùng với đồng nghiệp ở trong công ty của tôi và tôi có uống 1 chút rượu. Sau buổi liên hoan do cảm thấy tinh thần vẫn đang còn tỉnh táo nên tôi tự điều khiển xe máy đi về nhà.

Khi tôi đang đi đường thì gặp phải đội tuần tra cảnh sát giao thông đang ra quân để thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm sát vi phạm giao thông và có đo nồng độ cồn. Các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã yêu cầu tôi dừng phương tiện ra đã yêu cầu tôi thổi nồng độ cồn. Sau khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn thì tôi được thông báo nồng độ cồn của tôi là 0.38 miligam/lít khí thở.

Khi phát hiện có nồng độ cồn các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, quyết định tạm giữ giấy phép lái xe và biên bản vi phạm hành chính cho tôi. Cảnh sát giao thông yêu cầu 07 ngày sau tôi phải lên trụ sở cơ quan để tiến hành đóng phạt và sẽ trả xe máy cho tôi.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi với lỗi nồng độ cồn của tôi điều khiển xe máy như vậy thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật mới nhất để tôi tiến hành việc nộp phạt đúng theo quy định của pháp luật hiện nay? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy là bao nhiêu? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Đức, cảm ơn anh Đức đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Bằng những vấn đề mà anh Đức đưa ra cùng với những quy định mới nhất của pháp luật và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế của chúng tôi, chúng tôi xin giải quyết vấn đề này cho anh Đức như sau:

Đối với hành vi sử dụng rượu bia mà còn trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này rất nguy hiểm cho cả người trực tiếp điều khiển đó và cho cả những cá nhân khác cùng tham gia giao thông nữa. Những nhà làm luật đã phải cân nhắc rất kỹ về tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng của hành vi để đưa ra các quyết định xử lý, xử phạt theo đúng lỗi của người vi phạm. Có thể thấy rõ trong 5 năm mà có đến tận 3 nghị định được ban hành sửa đổi và thay thế nhau nhằm điều chỉnh mức phạt đối với những lỗi thường gặp trong lĩnh vực giao thông và mức phạt nồng độ cồn cũng đã thay đổi qua 3 nghị định đó.

Đối với mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy sẽ chia thành chiều cấp độ khác nhau nhưng có 1 điểm chung là không có mức phạt nào đối với xe máy khi có nồng độ cồn trong người là không bị phạt hành chính. Hay nói cách khác là dù nồng độ cồn trong người có là bao nhiêu cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Thậm chí nếu gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự nữa.

Mức phạt nồng độ cồn khi trong khí thở có nồng độ từ 0.25 miligam/lit – 0.4 miligam/lit cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 7 điều 6 nghị định 100/2019 NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.0000 đồng.

Thông thường theo luật xử lý vi phạm hành chính nếu cá nhân không có hành vi chống đối, không có hành vi tăng nặng thì sẽ xử lý ở mức trung bình đó là mức 4.500.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân vi phạm lỗi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở thì sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng theo quy định tại điểm e khoản 10 điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài bị áp dụng các hình phạt trên thì đối với hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở thì sẽ bị tạm giữ phương tiện là 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2018 NĐ-CP

Như vậy từ những quy định pháp luật trên dẫn chiếu đến hành vi của anh Đức là điều khiển xe máy mà trong hơi thở có nồng độ cồn 0.38 miligam/1lit khí thở thì sẽ bị áp dụng những hình phạt như:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 7 điều 6 nghị định 100/2019 NĐ-CP hành vi của anh Đức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt sẽ từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để cơ quan có thẩm quyền đưa ra mức xử phạt phù hợp với lỗi vi phạm mà anh Đức gây ra. Thông thường trong trường hợp này anh Đức sẽ bị xử phạt với mức tiền là 4.500.000 đồng là mức trung bình của khung hình phạt.

Đối với trường hợp của anh Đức thì ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì anh Đức sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng theo quy định tại điểm e khoản 10 điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP. Thông thường trong trường hợp này anh Đức sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là 17 tháng.

Ngoài bị áp dụng 2 hình phạt nêu trên thì anh Đức sẽ bị tạm giữ phương tiện là 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2018 NĐ-CP)

Như vậy, với những quy định của pháp luật nêu trên chúng tôi đã giải thích mọi lý do mà anh Đức đặt ra cho chúng tôi. Với những vấn đề nào mà ở trên chúng tôi giải thích làm anh Đức cảm thấy còn thắc mắc hay là còn bất kỳ vấn đề nào không hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp.

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô

 

Anh Toàn (Phú Thọ) có đặt ra câu hỏi:“Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc về lĩnh vực giao thông đường bộ như sau cần được luật sư hỗ trợ giải quyết giúp:

Tôi là Toàn năm nay 23 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi là một trưởng phòng của 1 công ty lớn và gia đình tôi cũng khá có điều kiện nên tôi đã mượn tiền của bố mẹ để mua 1 chiếc ô tô. Trước khi mua ô tô, tôi đã đăng ký học bằng lái và ngày tôi nhận được bằng là ngày tôi mua ô tô. Ngày 22/11/2022 để ăn mừng lên chức trưởng phòng cũng như ăn mừng tôi mới mua ô tô rất nhiều tiền nên tôi đã quyết định lái xe đến quán để liên hoan cùng bạn bè.

Tôi có sử dụng rượu bia nhưng với chừng đó tôi cảm thấy mình đang còn tỉnh táo để có thể lái xe về được và không cần sự hỗ trợ như các bạn của tôi đã nói. Sau khi vừa đi ra khỏi quán nhậu được 1km thì tôi bị đội tuần tra cảnh sát giao thông ở Cầu Giấy yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra hành chính và đo nồng độ cồn.

Qua kiểm tra nồng độ cồn thì cho kết quả là tôi có mức nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao nhất là 0.45 miligam/1lit khí thở. Sau khi phát hiện tôi có nồng độ cồn như vậy thì cảnh sát giao thông đã yêu cầu dừng phương tiện và ra biên bản vi phạm hành chính cho tôi, lập biên bản tạm giữ bằng lái, tạm giữ phương tiện.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi mức phạt nồng độ cồn là bao nhiêu tiền đối với lỗi vi phạm của tôi? Xin chân thành cảm ơn luật sư!”

 

>> Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô là bao nhiêu? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Toàn, cảm ơn anh Toàn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi! Với những thắc mắc mà anh Toàn đưa ra, qua quá trình nghiên cứu cũng như bằng những quy định mới nhất của pháp luật hiện nay chúng tôi xin phép trả lời thắc mắc cho anh Toàn như sau:

Đối với lỗi nồng độ cồn thì mức phạt nồng độ cồn bao giờ cũng rất cao, đối với hành vi điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn thì sẽ không cần biết nồng độ cồn là bao nhiêu cũng sẽ bị xử lý. Mức độ nồng độ cồn là bao nhiêu chỉ để xác định mức phạt cao hay thấp, khung hình phạt cụ thể là bao nhiêu. Như vậy, chiếu theo quy định trên thì có thể xác định mức phạt đối với nồng độ cồn trên 0.4 miligam/1lit khí thở mà còn điều khiển xe ô tô sẽ bị xử lý cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 10 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hành vi người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1 lit khí thở thì sẽ bị phạt tiền ở mức 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Thông thường theo luật xử lý vi phạm hành chính thì người có hành vi như trên sẽ bị phạt ở mức trung bình đó là 35.000.000 đồng.

Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì người thực hiện hành vi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1 lit khí thở còn bị xử lý áp dụng hình phạt bổ sung đó là tạm giữ giấy phép lái xe hay còn gọi là tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng. Thông thường nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì sẽ xử lý ở mức trung bình là tạm giữ giấy phép lái xe là 23 tháng. (Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 11 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì người vi phạm thực hiện hành vi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1 lit khí thở còn bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Quay trở lại với vấn đề mà anh Toàn đặt ra thì anh Toàn có điều khiển phương tiện giao thông là ô tô và có sử dụng rượu bia khi đo nồng độ cồn thì có nồng độ là 0.45 miligam/1 lit khí thở. Như vậy, đối với trường hợp này của anh Toàn sẽ bị xử lý như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 10 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hành vi người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1 lit khí thở thì sẽ bị phạt tiền ở mức 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này anh Toàn sẽ bị xử phạt với mức phạt là 35.000.000 đồng.

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 11 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi của anh Toàn là điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1 lit khí thở còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô là 23 tháng

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi của anh Toàn là điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 1 lít máu hoặc trên 0.4 miligam / 1lit khí thở sẽ bị tạm giữ phương tiện ô tô cá nhân là 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Như vậy, qua những phân tích và đánh giá về góc độ pháp luật nêu trên cùng với những căn cứ pháp lý mà chúng tôi đưa ra đã giải quyết cho anh Toàn hết tất cả những gì mà anh Toàn thắc mắc và giải thích kỹ cho câu hỏi mà anh Toàn đặt ra. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời mà anh Toàn có gì chưa hiểu hay có muốn tìm hiểu các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông cứ trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư chúng tôi hỗ trợ các vấn đề pháp lý 24/7!

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp

 

Anh Hùng (Gia Lai) có thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau:“Thưa luật sư, tôi có một vài điều thắc mắc sau đây cần được sự tư vấn và hỗ trợ từ phía luật sư:

Tôi là Hùng năm nay 60 tuổi, do sức khỏe kém cũng như không biết đi xe máy nên tôi được con cháu mua cho tôi 1 chiếc xe đạp để thuận tiện di chuyển đi đây đi đó.

Ngày 17/11/2022 tôi có đi đám cưới ở nhà 1 người cháu ở khá là xa và tôi không muốn làm phiền con cháu nên tôi đã tự mình đi xe đạp đến dự đám cưới đó. Khi về tôi đi xe đạp về trong trạng thái trong người có nồng độ cồn. Khi đi qua chốt cảnh sát giao thông tôi có bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và kiểm tra nồng độ cồn và có đo được với mức rất cao 0.55 miligam/1lit khí thở.

Do phát hiện trong cơ thể có nồng độ cồn nên cảnh sát giao thông đã lập biên bản tạm giữ phương tiện của tôi và lập biên bản vi phạm hành chính. Do tôi tuổi già nên các anh chiến sĩ đã cắt cử người đưa tôi về tận nhà bằng xe công vụ của các anh ấy. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi sử dụng xe đạp tham gia giao thông có nồng độ cồn thì mức phạt nồng độ cồn với lỗi của tôi là bao nhiêu? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!”

 

>> Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Hùng, cảm ơn anh Hùng đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi! Với những vấn đề, tình huống mà anh Hùng đặt ra cùng với những quy định mới nhất của pháp luật hiện nay chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề của anh Hùng cụ thể như sau:

Nhiều người nghĩ khi điều khiển xe đạp thì sẽ không cần tuân thủ quy định về nồng độ cồn nhưng có thể mọi người đã hiểu sai về những quy định đó. Đối với lỗi liên quan đến nồng độ cồn thì bất kỳ ai, bất kỳ người nào có hành vi sử dụng phương tiện bất kỳ phương tiện gì, xe máy, xe đạp, xe ô tô… gọi chung là điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng trong cơ thể hay trong máu, hơi thở có nồng độ cồn thì đều là hành vi vi phạm về nồng độ cồn.

Những trường hợp vi phạm về nồng độ cồn sẽ được nhà nước quy định rất chặt chẽ và những nhà làm luật cũng căn cứ vào tình hình thực tế của hành vi vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm để đưa ra mức xử phạt phù hợp với hành vi đó. Đối với xe đạp cũng là 1 phương tiện tham gia giao thông và khi người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn thì đã có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt nồng độ cồn đối với hành vi người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về người điều khiển xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện, điều khiển xe thô sở khác điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam / 100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1lit khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì người điều khiển xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện, điều khiển xe thô sở khác điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1lit khí thở sẽ bị tạm giữ phương tiện tối đa là 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2021/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP: Đối với trường hợp của anh Hùng đó là đã điều khiển xe đạp tham gia giao thông nhưng trong hơi thở có nồng độ cồn từ 0.55 miligam/lít khí thở thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính với mức tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Thông thường nếu như anh Hùng không có tình tiết tăng nặng hay không có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được áp dụng hình phạt ở mức trung bình đó là xử phạt anh Hùng với mức tiền là 500.000 đồng.

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2021/NĐ-CP: Đối với hành vi điều khiển xe đạp tham gia giao thông nhưng trong hơi thở có nồng độ cồn từ 0.55 miligam/lít khí thở ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện đó là xe đạp tối đa là 07 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt.

Như vậy, qua những phần giải thích và những quy định của pháp luật mà chúng tôi đã nêu ra ở trên thì chúng tôi đã giải đáp được hết tất cả những thắc mắc mà anh Hùng đã đặt ra. Nếu qua quá trình tìm hiểu phần trả lời của chúng tôi và nếu như trong cuộc sống có bất kỳ thắc mắc gì hay có thắc mắc về vấn đề ở trên anh Hùng hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174!

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

 

Anh Minh (Cao Bằng) có thắc mắc:“Thưa luật sư, Tôi có một vài điều thắc mắc như sau cần được sự hỗ trợ tư vấn từ phía luật sư:

Tôi là Minh hiện tại đang làm việc và sinh sống ở Cao Bằng năm nay tôi đã 30 tuổi. Tôi đã hành nghề điều khiển máy kèo được 5 năm và đã có giấy phép sử dụng máy kéo. Ngày 11/11/2022, tôi có điều khiển máy kéo trên trục đường thành phố để đi làm việc thì có bị 1 đội chiến sĩ cảnh sát giao thông yêu cầu tạm dừng phương tiện để kiểm tra hành chính và kiểm tra nồng độ cồn. Qua kiểm tra thì có kết luận trong nồng độ cồn của tôi có nồng độ cồn và nồng độ cồn nằm ở mức 0.31 miligam/lit khí thở.

Sau khi có kết luận của máy đo nồng độ cồn thì cảnh sát giao thông đã lập cho tôi 2 biên bản. Một biên bản tạm giữ giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện; Một biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tôi 07 ngày sau lên trụ sở cảnh sát giao thông để giải quyết vụ việc.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi đó của tôi thì mức phạt nồng độ cồn mà tôi phải chịu trong trường hợp này là bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Mức xử phạt nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư!

Thưa anh Minh, cảm ơn anh Minh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Với những vấn đề mà anh Minh đang gặp phải cùng với những quy định của pháp luật thì đội ngũ luật sư của chúng tôi xin được trả lời những thắc mắc mà anh Minh đã đặt ra cho chúng tôi cụ thể như sau:

Đối với trường hợp điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông mà trong hơi thở và trong máu có nồng độ cồn thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Mức độ nồng độ cồn là bao nhiêu là căn cứ để đưa ra khung hình phạt đối với người vi phạm. Đối với trường hợp người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt hành chính khi thuộc trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 7 nghị định 100/2019 NĐ-CP phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi như trên.

Theo quy định tại điểm đ khoản 10 điều 7 nghị định 100/2019 NĐ-CP thì ngoài xử lý vi phạm hành chính thì người vi phạm lỗi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển xe máy kéo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều kiện xe máy chuyên dùng từ 16 đến 18 tháng, tạm giữ phương tiện không quá 07 ngày làm việc, trường hợp chuyển đến người có thẩm quyền không quá 10 ngày làm việc.

Đối với hành vi này thì người vi phạm sẽ bị xử lý tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xét đến tình huống của anh Minh thì đối với lỗi này của anh Minh thì anh Minh đã điều khiển máy kéo và có sử dụng rượu bia và nồng độ cồn trong người là 0.31 thì mức xử phạt đối với anh Minh như sau căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 7 nghị định 100/2019 NĐ-CP phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi như trên. Thông thường theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính thì nếu như anh Mạnh không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thông thường anh Mạnh sẽ bị xử phạt ở mức trung bình với số tiền là 7.000.000 đồng

Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì anh Mạnh còn bị áp dụng hình phạt bổ sung cụ thể như sau: người vi phạm lỗi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển xe máy kéo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều kiện xe máy chuyên dùng từ 16 đến 18 tháng, tạm giữ phương tiện không quá 07 ngày làm việc, trường hợp chuyển đến người có thẩm quyền không quá 10 ngày làm việc.

Thông thường anh Mạnh sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe đó là 17 tháng và tạm giữ xe là 07 ngày.

Như vậy, qua những quy định của pháp luật và qua những phần giải thích của chúng tôi thì vấn đề của anh Mạnh đã được giải quyết như vậy. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như trong quá trình đóng phạt của mình hay trong cuộc sống anh Mạnh có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực giao thông thì anh Mạnh hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư chúng tôi tư vấn miễn phí 24/7.

Một số câu hỏi liên quan đến mức xử phạt nồng độ cồn

 

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

 

Chị Bình (Hà Nội) có một thắc mắc:“Thưa luật sư, tôi có một vài vấn đề liên quan đến lĩnh vực xử lý vi phạm giao thông mong luật sư hỗ trợ giải quyết cho tôi:

Tôi là Bình năm nay 45 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội và tôi là viên chức nhà nước. Tôi đã lập gia đình được 20 năm hiện tại tôi có 1 đứa con trai tên là Hoàng năm nay cháu 18 tuổi hiện đang học lớp 12 của 1 trường trên địa bàn Hà Nội. Cháu là học sinh giỏi của trường và luôn tuân thủ pháp luật và kỉ luật của nhà trường. Do thành tích học tập khá nên tôi có mua cho cháu 1 chiếc xe máy điện để cháu đi học.

Ngày 12/11/2022 cháu có liên hoan tại nhà bạn với đội học sinh giỏi của trường và có sử dụng rượu bia một chút. Khi cháu đi về thì do nghỉ mới uống được 1 chút bia nên không sao vẫn có thể di chuyển xe được nên cháu đã tự điều khiển xe máy điện đi về nhà.

Khi cháu đang đi thì có 6 chiến sĩ cảnh sát cơ động yêu cầu cháu dừng phương tiện và đo nồng độ cồn thì cho kết quả là 0.20 miligam / lít khí thở. Khi đo xong các chiến sĩ cảnh sát cơ động đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định tạm giữ phương tiện của cháu.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi, như tôi được biết vi phạm nồng độ cồn với mức 0.20 miligam / lít khí thở là mức vi phạm thấp nhất để xử lý vi phạm hành chính. Thế trường hợp này cảnh sát cơ động giữ xe của cháu là đúng hay sai? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!”

 

>> Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của luật sư!

Thưa chị Bình, cảm ơn chị Bình đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư chúng tôi! Với những thông tin chúng tôi nhận được từ anh Bình cùng với những quy định pháp luật hiện nay thì chúng tôi xin được giải quyết thắc mắc cho anh Bình cụ thể như sau:

Đối với trường hợp tạm giữ phương tiện là hình thức chỉ được áp dụng khi người phạm tội thực hiện những hành vi rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Các nhà làm luật xác định khi người vi phạm thực hiện hành vi nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì sẽ gây ra hậu quả rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Mặt khác hình thức giữ phương tiện cũng là 1 trong những hình thức để đảm bảo cho người vi phạm phải thực hiện hành vi nộp phạt khi người vi phạm không có bất kỳ giấy tờ gì khi bị bắt.

Tạm giữ phương tiện được quy định tại điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ bị áp dụng hình thức tạm giữ phương tiện cụ thể như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;

g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;

l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;

Như vậy, có thể thấy tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn cho dù là tham gia bằng bất cứ phương tiện gì, nồng độ cồn cụ thể là bao nhiêu thì người vi phạm đều bị tạm giữ phương. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày có thể kéo dài đến 10 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Như vậy, qua những lời giải thích cũng như các quy định của pháp luật nêu trên chúng tôi đã giải thích và trình bày cụ thể những thắc mắc mà hiện tại anh Bình đang gặp phải. Nếu như qua những lời giải thích trên hay trong cuộc sống quý anh chị có bất kỳ điều gì thắc mắc hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và giải đáp thêm.

nong-do-con-bao-nhieu-thi-bi-giu-xe-muc-phat-nong-do-con
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe? Mức phạt nồng độ cồn

 

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền ?

 

Anh Nam (Thái Bình) có thắc mắc như sau:“Thưa luật sư, tôi có một vài câu hỏi thắc mắc như sau cần được sự hỗ trợ từ phía luật sư.

Tôi là Nam năm nay 22 tuổi hiện đang sinh sống và học tập ở Hà Nội. Tôi thi đỗ đại học, có thành tích tốt và gia đình tôi cũng có điều kiện nên đã mua cho tôi 1 chiếc ô tô để tôi đi học và đi chơi đâu đó.

Ngày 12/11/2022 tôi có điều khiển ô tô đi chơi cùng bạn ở ngoại thành và có chở bạn gái của tôi đi theo. Khi ăn uống thì tôi đã có sử dụng rượu bia và do muốn tỏ ra mạnh mẽ trước bạn nữ nên đã tự đi xe ô tô về. Đến đoạn Ngã tư sở thì tôi gặp tổ 141 đang thực hiện việc lập chốt để tiến hành kiểm tra nồng độ cồn.

Do tôi đã uống rượu bia nên khi cảnh sát dừng xe tôi lại và yêu cầu tôi kiểm tra nồng độ cồn thì tôi không đồng ý và nhân lúc sơ xuất tôi đã phóng xe bỏ chạy. Sau đó tôi bị bắt lại và bị lập biên bản tạm giữ phương tiện và có biên bản vi phạm hành chính và biên bản tạm giữ phương tiện và giấy tờ xe.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi với lỗi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Nam, cảm ơn anh Nam đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi! Bằng những tình tiết về vụ việc mà anh Nam đưa ra cũng như bằng những quy định pháp luật hiện nay thì luật sư chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc của anh Nam cụ thể như sau:

Đối với hành vi lái xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn là một trong những hành vi rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông cùng với người điều khiển phương tiện đó. Do hành vi này rất nguy hiểm nên những nhà làm luật và cơ quan chức năng làm việc rất nghiêm túc và rất đúng quy trình về vấn đề này.

Mặc dù những cơ quan chức năng đã mở ra từng đợt tuần tra kiểm tra nồng độ cồn thì vấn đề này vẫn đang diễn ra rất nhiều, có người không hợp tác gây cản trở, khó khăn trong việc thực hiện chuyên đề kế hoạch. Do vậy, để giảm thiểu vấn nạn người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 10 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công cụ thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và mức độ nguy hiểm của hành vi để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt cho đúng lỗi. Hầu như trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ xử phạt người vi phạm ở mức trung bình là 35.000.0000 đồng.

Theo quy định tại điểm h khoản 11 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP: đối với hành vi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô từ 22 tháng đến 24 tháng.

Thông thường nếu không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì sẽ bị xử lý tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là 23 tháng.

Ngoài 2 hình phạt trên, đối với hành vi này thì người vi phạm sẽ bị xử lý tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quay lại trường hợp của anh Nam

Do anh Nam điều khiển ô tô và không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển ô tô và không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ với mức tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, thông thường mức tiền sẽ là 35.000.000 đồng

Ngoài ra theo quy định tại điểm h khoản 11 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP: Đối với hành vi của anh Nam đó là không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô từ 22 tháng đến 24 tháng. Thông thường nếu không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì sẽ bị xử lý tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là 23 tháng.

Do anh Nam điều khiển ô tô và không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày.

Như vậy, qua những gì mà chúng tôi đã trình bày cũng như bằng những quy định mới nhất của pháp luật và được áp dụng đến thời điểm hiện tại thì lỗi của anh Nam sẽ bị xử lý như trên. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như trong quá trình tìm hiểu các quy định của pháp luật mà anh Nam còn có những gì thắc mắc hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới pháp luật.

Bị xử phạt nồng độ cồn sai nên làm gì?

 

>> Cách xử lý khi bị xử phạt nồng độ cồn sai? Liên hệ ngay 1900.6174

Trong quá trình tham gia giao thông nếu bạn bị cảnh sát giao thông mời vào để lập biên bản xử phạt về lỗi nồng độ cồn; nếu như bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm, không bị xử phạt về mức phạt nồng độ cồn thì có bạn có thể tiến hành giải trình với cơ quan cảnh sát giao thông trực tiếp tại đó.
Tuy nhiên, nếu như do khó khăn trong quá trình tiến hành chứng minh, hoặc nếu như cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết lập biên bản để tiến hành xử phạt bạn. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt rồi sau đó tiến hành những thủ tục như: khiếu nại, khởi kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định đó lúc này lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt mức phạt nồng độ cồn sai thì bạn có 2 lựa chọn: tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án hành chính.

Khiếu nại khi bị xử phạt nồng độ cồn sai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức. Nếu bạn thấy biên bản xử phạt nồng độ cồn là sai, là trái luật thì bạn có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này.

Việc khiếu nại có thể đúng hoặc có thể không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi hoặc lợi ích của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt gì thêm.

Đồng thời:

Trong quá trình giải quyết yêu cầu khiếu nại, hay giải quyết đơn khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm của bạn sẽ gây hậu quả khó khắc phục; thì người tiến hành giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính đó.

Hình thức khiếu nại xử phạt nồng độ cồn

Khoản quy định tại 1, 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về hình thức khiếu nại thì khi bị xử phạt nồng độ cồn mà muốn khiếu nại thì bạn được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Cách 1

Bạn có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn, trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

Ngày, tháng, năm khiếu nại;

Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ

Cách 2

Bạn có thể tiến hành khiếu nại trực tiếp thì khi đó người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại khi bị xử phạt nồng độ cồn; hoặc người tiếp nhận đơn khiếu nại của bạn sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản; và yêu cầu bạn ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó; trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp bạn thực hiện khiếu nại bằng đơn.

Lưu ý: Đơn khiếu nại phải do chính bạn ký tên hoặc chính bạn điểm chỉ.

Khởi kiện khi bị xử phạt nồng độ cồn sai

Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.

Bạn có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án. Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn, trường hợp gửi đơn qua bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Như vậy, nếu như trường hợp mà bạn bị xử lý sai về mức phạt nồng độ cồn hay xử lý sai về lỗi nồng độ cồn thì sẽ tiến hành khiếu nại hoặc tố cáo tại tòa án. Nếu như trong quá trình khiếu nại hay tố cáo có vấn đề gì bất cập hay có vướng mắc về những quy định của pháp luật mà cần được làm rõ thì hãy trực tiếp liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết đơn từ, tư vấn cho bạn cách thức giải quyết, hình thức và nội dung của đơn từ làm sao cho chuẩn nhất, đúng quy định của pháp luật nhất. Hotline của Tổng Đài Pháp Luật để bạn có thể liên hệ 1900.6174, Luật sư chúng tôi tiếp nhận vấn đề và hướng dẫn bạn giải quyết 24/7.

Mức phạt nồng độ cồn hiện nay ngày càng được những nhà làm luật chú tâm và để ý đến. Hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn đang được diễn ra ngày càng phổ biến và hậu quả của nó để lại hết sức nghiêm trọng. Những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông và gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản và tính mạng của những người tham gia giao thông. Nếu như trong quá trình tham gia giao thông hay trong cuộc sống có gặp vấn đề nào liên quan đến mức phạt nồng độ cồn hay những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giao thông hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp mọi thắc mắc đó 24/7.