Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Là thắc mắc của rất nhiều người khi thực hiện ly hôn. Bởi đây là một khoản nợ phát sinh trong quá trình hôn nhân, nhưng có phải khoản nợ nào phát sinh trong hôn nhân thì cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ trả nợ không? Bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và các vấn đề liên quan đến các khoản nợ chung, riêng của vợ chồng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
>> Luật sư giải đáp miễn phí về chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Gọi ngay 1900.6174
Chị Bích Ngọc (Thừa Thiên Huế) có câu hỏi gửi đến Luật sư như sau:
“Tôi muốn hỏi Luật sư về trường hợp em gái ruột tôi:
Em gái tôi và chồng kết hôn tính được 3 năm, em rể thường xuyên rượu chè, cờ bạc không quan tâm chăm sóc gì đến vợ con. Thời gian gần đây, em rể tôi đã cầm cố và bán hết những tài sản có giá trị trong nhà để chơi cờ bạc. Em gái tôi đã lấy hết tiền tiết kiệm của vợ chồng để trả nợ cho chồng. Tuy nhiên số tiền lớn quá, mỗi ngày đều tăng thêm lãi nên không thể trả hết được. Theo thông tin mà tôi biết, gần đây em rể tôi lại vay thêm một khoản tiền khá lớn khoảng 100 triệu để chơi cờ bạc, chỉ khi chủ nợ đến đòi thì em gái tôi mới biết về khoản vay này. Vì thế, tôi muốn hỏi Luật sư rằng: trường hợp của em gái tôi, khoản vay cờ bạc được xác định là nợ chung hay nợ riêng? Nếu chồng vay tiền cờ bạc vợ có cần phải trả không?”
Tôi xin cảm ơn”
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào chị Ngọc! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Khoản nợ chồng vay cờ bạc là nợ chung hay nợ riêng?
>> Luật sư hướng dẫn cách xác định khoản nợ chồng vay cờ bạc là khoản nợ chung hay nợ riêng miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Để xác định khoản vay cờ bạc của chồng là nợ chung hay nợ riêng cần căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành về nghĩa vụ chung, riêng về tài sản của vợ chồng tại Điều 37 và Điều 45 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
Theo điều 37 Luật này, pháp luật đã quy định những trường hợp mà vợ chồng phải cùng nhau có trách nhiệm trả những khoản nợ, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với một số giao dịch dân sự. Theo quy định này có thể thấy khoản nợ được xác định là khoản nợ chung của vợ chung, cụ thể:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, các khoản nợ chung bao gồm các khoản nợ do vợ chồng cùng vay mượn hoặc phát sinh từ khối tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng. Để được xem là khoản nợ chung thì khoản vay đó phải đáp ứng những trường hợp nêu trên.
Theo đó, khoản nợ có thể do vợ chồng cùng có sự thỏa thuận về việc xác lập khoản nợ thì cả hai sẽ cùng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch này. Trường hợp 1 bên vợ hoặc chồng xác lập khoản nợ hoặc thực hiện một số giao dịch mà giao dịch này được thực hiện nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết, phục vụ, duy trì và xây dựng gia đình thì sẽ được xác định là khoản nợ chung. Pháp luật cũng quy định rằng những nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng nhưng nhằm mục đích duy trì, phát triển nên tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ kết hôn hay để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì vợ chồng phải cùng trả.
Ngoài ra, có một số trường hợp vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà phát sinh các khoản bồi thường thì các khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà pháp luật xác định vợ chồng phải cùng có trách nhiệm thực hiện thanh toán các khoản đó.
Bên cạnh đó, những khoản nợ mà vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới cũng cần được xác định là các khoản nợ chung của vợ chồng, cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ cùng nhau thanh toán các khoản nợ đó. Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định trường hợp vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và những giao dịch liên quan đến việc đại diện giữa vợ, chồng. Khi tiến hành xác định các khoản nợ chung của vợ chồng, cần đối chiếu theo các nhóm quy định về nghĩa vụ chung của vợ chồng để làm căn cứ.
Theo quy định tại Điều 45 Luật này quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cụ thể:
“Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng”.
Những khoản nợ kể trên được xác định theo hướng loại trừ, song có thể áp dụng các nguyên tắc, điều kiện nhất định, căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành để xác định khoản nợ riêng của vợ, chồng. Các khoản nợ riêng này cơ bản là những khoản nợ do một bên xác lập mà bên còn lại không tham gia cùng xác lập, việc xác lập các khoản nợ không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, không phục vụ việc duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Các khoản nợ này đồng thời không thuộc vào các trường hợp mà vợ, chồng có trách nhiệm và chịu trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ thanh toán nợ theo quy định của pháp luật.
Quay trở lại với trường hợp của em gái chị Ngọc, từ những phân tích ở trên, có thể xác định khoản vay này của chồng em gái chị là nợ riêng vì không đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 37 Luật này.
Cụ thể, cả hai vợ chồng không có sự thỏa thuận về việc xác lập và cùng nhau thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với khoản vay này của chồng. Khoản vay này được hình thành do chồng em gái bạn mà em gái bạn ngay từ đầu đã không biết về sự tồn tại của khoản tiền này. Đồng thời, sau khi vay tiền số tiền này cũng chỉ được sử dụng để cờ bạc và không dùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết, phục vụ, duy trì và xây dựng gia đình như: đáp ứng điều kiện về chỗ ăn, chỗ ở, ăn mặc, khám chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái và các nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Do đó, có thể khẳng định rằng khoản nợ mà chồng vay cờ bạc là nợ riêng nên không thể phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Trên đây là những phân tích cụ thể để xác định khoản nợ mà chồng vay cờ bạc có phải là nợ chung của vợ chồng hay chỉ là nợ riêng. Mong rằng phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu!
>> Xem thêm: Cách xác định tài sản chung và tài sản riêng chính xác nhất
Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?
>> Khi chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Gọi ngay 1900.6174
Như chúng tôi đã phân tích, khoản nợ chồng vay cờ bạc được xác định là nợ riêng của chồng. Pháp luật không quy định vợ phải có nghĩa vụ phải trả nợ đối với nợ riêng của chồng, trừ trường hợp người vợ tự nguyện và có mong muốn hoặc hai bên vợ chồng thỏa thuận về việc vợ sẽ trả khoản nợ này.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
“3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình”.
Theo đó, trường hợp một bên vợ, chồng xác lập giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu riêng cá nhân vợ, chồng không vì mục đích phục vụ nhu cầu của gia đình thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó chỉ dành riêng với người xác lập giao dịch.
Đồng thời tại khoản 3 điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.
Dó đó, theo quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh toán khoản vay sẽ thuộc về người xác lập khoản nợ này, tức là nợ riêng của ai thì người đó phải có trách nhiệm thanh toán.
Như vậy, đối với trường hợp em gái của chị Ngọc về câu hỏi chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Đây là khoản nợ 100 triệu đồng do người chồng đi vay mượn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của bản thân là cờ bạc chứ không phải vì đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình, khoản tiền này cũng không được chi tiêu trong gia đình. Chính vì vậy, về nghĩa vụ trả nợ chắc chắn sẽ thuộc về người chồng, người chồng sẽ có trách nhiệm lấy tài sản riêng của mình để thanh toán cho khoản nợ riêng này.
Mặc dù pháp luật không quy định em gái bạn phải trả khoản nợ do chồng vay tiền cờ bạc nhưng em gái bạn có thể trả khoản nợ này nếu như bản thân cô ấy tự nguyện mong muốn được trả nợ thay chồng mình hoặc trường hợp khác giữa vợ chồng em gái bạn có thỏa thuận rằng em gái bạn sẽ trả hết khoản nợ riêng này của chồng hoặc cùng chồng thực hiện một phần nghĩa vụ thanh toán. Mọi thắc mắc trong quá trình giải quyết nợ riêng của chồng, chị vui lòng liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư của chúng tôi giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Nợ riêng khi ly hôn xác định như thế nào? Ai có nghĩa vụ trả nợ?
Trên đây là những quy định của pháp luật và vấn đề thực tế liên quan đến chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Các thông tin trong bài viết trên đều được dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất không chỉ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về pháp luật mà còn có thể tự mình giải quyết các vấn đề trong thực tế theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!