Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn là một trong những vấn đề cơ bản mà người cha, người mẹ cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân và cho con chung của mình. Vậy, khi không đăng ký kết hôn, ai có quyền nuôi con? Mức cấp dưỡng nuôi con được quy định như thế nào? Trong bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về các vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng kết nối với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
>> Luật sư tư vấn quyền và nghĩa 1vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn
Chị Hải (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn như sau:
Tôi năm nay 20 tuổi. Tôi có sống chung với một người như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được 2 năm nay. Gần đây tôi mang thai con của anh ấy và sắp tới sẽ sinh con. Tuy nhiên khi biết tôi mang thai, anh không còn muốn sống chung với tôi nữa.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu chúng tôi không kết hôn thì anh sẽ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc con chung của chúng tôi hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào chị Hải, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề mà chị gặp phải như sau:
Căn cứ tại Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Theo đó nếu trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền cũng như nghĩa vụ giữa vợ và chồng, nghĩa là hôn nhân lúc này sẽ không hợp pháp và không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình cũng quy định:
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành không có sự phân biệt giữa con được sinh ra khi cha mẹ có đăng ký kết hôn hay không, nên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn vẫn được áp dụng như những trường hợp bình thường.
Như vậy, áp dụng trong trường hợp của chị Hải ở trên, do hai anh chị không đăng ký kết hôn nên hôn nhân giữa hai người sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không kết hôn với con thì vẫn được pháp luật áp dụng như những trường hợp thông thường.
Vậy nếu bạn trai chị thừa nhận đứa bé là con anh thì anh phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương giáo dục con theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu không trực tiếp nuôi dưỡng con thì anh phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Còn nếu trường hợp bạn trai chị không thừa nhận đứa bé là con anh thì chị có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha con theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu Tòa án đã xác nhận quan hệ cha con thì bạn trai chị phải bắt buộc phải có nghĩa vụ đối với con.
Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung, ai được nuôi con?
Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Anh Hiếu (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:
Tôi và bạn gái có yêu nhau và dọn về sống chung như vợ chồng từ năm 2017 đến nay. Hiện chúng tôi có với nhau 1 đứa con chung 5 tuổi. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn về tình cảm, bất đồng quan điểm sống nên bạn gái tôi có đề nghị chia tay và nói muốn một mình nuôi con.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu chúng tôi chia tay thì con chung của chúng tôi, ai sẽ có quyền nuôi? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí giành quyền nuôi con khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Hiếu, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề anh gặp phải, chúng tôi xin đưa ra phản hồi cho vấn đề của anh như sau:
Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành, dù có điều kiện kết hôn nhưng nam nữ không thực hiện việc đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với vợ chồng, tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn đối với con vẫn được xác lập.
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì cha mẹ sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang ngang, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó khi cả hai không còn sống chung với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con trước hết sẽ dựa vào thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết, lúc này Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con và độ tuổi của con để quyết định ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con, cụ thể:
– Tòa án xem xét các điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của hai bên thông qua việc căn cứ vào nhiều yếu tố như: đạo đức, lối sống, điều kiện sống để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, cụ thể Tòa án sẽ dựa trên mức thu nhập, điều kiện công việc, thời gian, lối sống, quan hệ xã hội…
– Tòa án sẽ xem xét về độ tuổi, ý chí nguyện vọng của con để xác định được những điều kiện tốt nhất khi giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Khi con chung dưới 36 tháng tuổi thì được ưu tiên giao cho mẹ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Khi con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì Tòa án căn cứ vào khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ của cha, mẹ để giao con chung cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Khi con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con và khả năng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ để giao con chung cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng
Như vậy, trong trường hợp của anh Hiếu ở trên, như anh trình bày, anh và bạn gái có chung sống với nhau không thực hiện việc đăng ký kết hôn và hiện hai người đang có tranh chấp với nhau về ai sẽ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung 5 tuổi. Vậy một trong hai bên anh chị sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Do con chung của anh chị hiện 5 tuổi, do đó nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của hai bên để quyết định ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Vì vậy nếu muốn giành quyền nuôi con anh cần chuẩn bị những tài liệu chứng cứ để chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi dưỡng con, đảm bảo cho con có sự phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần trong tương lai.
Nếu anh gặp bất kỳ vướng mắc nào trong việc giành quyền nuôi con, anh hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?
Có phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn?
Chị Tuyết (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:
Trước đây, tôi có sinh sống như vợ chồng với anh Giang là bạn trai cũ tôi và có với nhau một người con chung 2 tuổi. Sau đó, do mâu thuẫn về quan điểm sống nên chúng tôi chia tay và tôi là người trực tiếp nuôi con. Nhiều lần tôi có đề nghị anh Giang cấp dưỡng để giúp đỡ tôi cùng nuôi con nhưng anh không đồng ý. Mặc dù anh vẫn thừa nhận đứa bé là con anh, tên cha trong giấy khai sinh vẫn có tên anh.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi anh Giang có phải cấp dưỡng cho con khi chúng tôi không đăng ký kết hôn hay không?
Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Tuyết, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi vấn đề của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị gặp, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được đặt ra đối với người không thực tiếp nuôi con, theo đó “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” .
Tại Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy về nguyên tắc cha mẹ sẽ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên. Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể lao động tự túc được mà không phụ thuộc vào việc cha mẹ có đăng ký kết hôn hay không.
Do đó trong trường hợp của chị Tuyết ở trên, mặc dù chị và anh Giang không có đăng ký kết hôn tuy nhiên về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn đối với con chung vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó lúc này anh Giang là người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn đến khi con đủ tuổi thành niên hoặc đến khi có thỏa thuận khác như những trường hợp bình thường. Nếu anh Giang cố tình không thực hiện nghĩa vụ này, chị có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết về vấn đề cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp của chị.
Nếu chị còn vướng mắc nào liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, vui lòng kết nối qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật
>> Đặt lịch hẹn ngay với Luật sư giỏi và dày dặn kinh nghiệm, liên hệ 1900.6174
Số điện thoại: 1900.6174
Email: lienhe.luatthienma@gmail.com
Website: tongdaiphapluat.vn
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn. Tất cả những thông tin trên đều được dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giải quyết những vấn đề mình gặp phải trong thực tế. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hôn nhân gia đình!