Bảo hiểm xã hội huyện Quận Đống Đa, thành phố Hà Nộicó địa chỉ ở đâu? Số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Quận Đống Đa? Trung tâm bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa là cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc thành phố Hà Nội, chuyên tư vấn và hỗ trợ người dân các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Bạn đang muốn tư vấn luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm thất nghiệp, luật bảo hiểm y tế Quận Đống Đa? Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.727 của Tổng Đài Pháp Luật để được kết nối với chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH và lắng nghe tư vấn nhanh chóng, trọn vẹn nhất chỉ trong 01 cuộc gọi!
Địa chỉ và thông tin liên hệ bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
>> Liên hệ chuyên viên tư vấn luật bảo hiểm xã hội MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.633.727
Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa là cơ quan BHXH cấp huyện, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Dưới đây là thông tin về BHXH quận Đống Đa được cập nhật mới nhất:
1. Địa chỉ: Số 44, Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2. Email: bhxh_dongda@hanoi.gov.vn
3. Điện thoại: 024.39747423
4. Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
5. Giờ làm việc:
Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ, Tết
– Sáng: 7h30 -11h30
– Chiều: 13h30 – 16h30
6. Cơ cấu tổ chức:
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ: 103, 104, 105 – Trả kết quả: 107
– Bộ phận Quản lý thu: 204 – 209
– Bộ phận Sổ, thẻ: 202, 203
– Bộ phận Chính sách: 106
– Bộ phận Kế toán: 303
7. Ban giám đốc
– Giám đốc: ông Phạm Duy Đỉnh
– Phó Giám đốc: bà Đặng Minh Thu
– Phó Giám đốc: bà Đào Thị Thanh Thủy
– Phó Giám đốc: ông Nguyễn Công Định
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại quận Đống Đa có thể trực tiếp đến trụ sở của cơ quan bảo hiểm xã hội tại số 44, Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trước khi đến tùy vào vấn đề cần giải quyết mọi cá nhân và tổ chức có thể liên hệ với các phòng chức năng để đặt lịch hoặc hướng dẫn để công việc được giải quyết nhanh và thuận lợi.
>> Xem thêm: Hotline tư vấn bảo hiểm xã hội Hà Nội – Đường dây nóng hỏi đáp BHXH
Số tài khoản thu chi BHXH, BHTN, BHYT quận Đống Đa
>> Tư vấn về chế độ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, gọi ngay 1900.633.727
Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Kho bạc Nhà nước Đống Đa (Chỉ dành cho các đơn vị HCSN có tài khoản Ngân sách tại KBNN)
Số hiệu tài khoản: 3741 – Mã quan hệ ngân sách: 9052860 – Mã CTMT: 92008
Địa chỉ: số 2 ngõ 2 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt nam – Chi nhánh Hà Nội II
Số hiệu tài khoản: 1505 202 901 075
Địa chỉ: số 34 Tô Hiệu – Hà Đông
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành
Số hiệu tài khoản: 12 210 009 801 040
Địa chỉ: Phòng KHDN 3 số 74 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công
Số hiệu tài khoản: 0451 005 666 888
Địa chỉ: Lô 3 Ô 4.1 CC, Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Số hiệu tài khoản: 901 035 000 002
Địa chỉ: 183 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đống Đa
Số hiệu tài khoản: 0591 101 532 001
Địa chỉ: 147-153 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Lưu ý:
– Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong Nội dung cần ghi rõ theo cấu trúc +BHXH+103+00+Mãđơnvị+MãQuận+dong BHXH+ tại Hướng dẫn ghi cấu trúc nộp tiền BHXH. Trường hợp đơn vị có nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải lập từng UNC nộp tiền cho từng mã đơn vị.
Ví dụ: đơn vị đóng BHXH tại Đống Đa ghi: +BHXH+103+00+YN01234+00106+dong BHXH+
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình – Số điện thoại, địa chỉ, thông tin
Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Đối với các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu tư vấn và giải đáp các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN), và Bảo hiểm Y tế (BHYT), họ có thể sử dụng đường dây nóng được cung cấp để tiếp cận thông tin và hỗ trợ. Quá trình này đảm bảo rằng người dùng có thể nhận được sự hỗ trợ chính xác và kịp thời từ các chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Cụ thể, người dùng có thể gọi vào đường dây nóng được chỉ định và sau đó sẽ được chuyển tiếp đến các nhánh hoặc bộ phận tương ứng với từng vấn đề cụ thể mà họ quan tâm. Dưới đây là một số phòng ban và cách thức liên hệ:
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: nhánh 101 – 112
– Bộ phận Quản lý thu: nhánh 401 – 417
– Bộ phận Sổ, thẻ: nhánh 302 – 307
– Bộ phận Chính sách: nhánh 266, 288
– Bộ phận Kế toán: nhánh 201 – 205
– Giám định BHYT:
Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa có vị trí, chức năng gì?
>> Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Gọi ngay 1900.633.727
Chức năng và nhiệm vụ của BHXH quận Đống Đa căn cứ theo Quyết định 969/QĐ-BHXH ban hành ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cụ thể như sau.
Vị trí chức năng bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
BHXH quận Đống Đa thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH. Các nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH quận Đống Đa như:
– Xây dựng kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội quận dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
– Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
– Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, đối với các tổ chức, cá nhân
– Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử theo quy định.
– Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội thành phố: cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT; Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu; Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT và tổ chức chi trả…
Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng của BHXH quận Đống Đa các có nhân tổ chức trực thuộc địa bàn quận tham gia BHXH, BHTN, BHYT khi cần có thể liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn và giải đáp.
Các phường trực thuộc bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Cơ quan BHXH quận Đống Đa là cơ quan BHXH cấp huyện, do đó có quyền hạn và chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH trong phạm vi địa bàn quận. Cụ thể là các phường trực thuộc quận Đống Đa gồm có: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung.
Cách rút bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần
– Đối với người ra nước ngoài định cư, phải có thêm bản sao được công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
(Các giấy tờ tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng, chứng thực)
– Đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án.
1. Nộp hồ sơ: Người lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
– Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
2. Nhận kết quả:
Người lao động nhận:
– Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
– Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Các hình thức tư vấn bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề luật bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.633.727 để được giải đáp các thắc mắc. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết tất cả các vấn đề liên quan như mức đóng và hưởng thẻ bảo hiểm, thủ tục cấp lại thẻ, hồ sơ, quy trình, sử dụng thẻ bảo hiểm trái tuyến, vượt tuyến và các vấn đề khác liên quan đến BHXH.
Ngoài ra, bạn còn có thể liên hệ để được tư vấn về bảo hiểm xã hội quận Đống Đa qua 02 hình thức như sau:
– Liên hệ qua đường dây nóng: 024.39747423
– Đến trực tiếp tại bộ phận một cửa Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa: Số 44, Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Bị mất sổ BHXH thì làm sao? Vậy làm sổ mới thì có còn thông tin khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm ban đầu không?
>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục cấp lại sổ BHXH, gọi ngay 1900.633.727
Khi bị mất sổ BHXH thì bạn sẽ làm hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới. Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH mới bao gồm:
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (Quyết định 595/QĐ-BHXH
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
Đối với đơn vị:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Về nơi nộp hồ sơ để cấp lại sổ BHXH mới:
– Đối với người lao động: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cuối cùng mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động cần nộp hồ sơ như đã trình bày ở trên tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
– Đối với đơn vị sử dụng lao động: Nộp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đang tham gia đóng BHXH cho người lao động.
Và khi làm thủ tục cấp lại sổ BHXH mới thì toàn bộ thông tin khoảng thời gian đã đóng BHXH ban đầu sẽ giữ nguyên như ban đầu và không bị mất đi.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, gọi ngay 1900.633.727
Để được hưởng BHTN bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
Căn cứ tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định Số 28/2015/NĐ-CP về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (Trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (Mới đóng chưa đủ 12 tháng thì có thể đóng thêm tại các doanh nghiệp khác)
+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn
+ Hoặc từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
– Phải đóng bảo hiểm tháng liền kề trước đó hoặc đang đóng (căn cứ vào quyết định thôi việc)
Một số thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm xã hôi quận Đống Đa
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tham gia bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay qua tổng đài 1900.633.727, Tổng Đài Pháp Luật để được đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.
Tổng Đài 1900.633.727 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |