Có di chúc con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

Con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Là vấn đề không hiếm gặp trên thực tế. Do không nắm rõ quy định của pháp luật, nhiều bố mẹ nuôi khi nhận con nuôi mà có bất kỳ giấy tờ nào. Để hiểu rõ về vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên và cung cấp những quy định của pháp luật liên quan đến quyền thừa kế của con nuôi. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Luật sư giải đáp miễn phí về con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Gọi ngay 1900.6174

luat-su-giai-dap-mien-con-nuoi-khong-co-giay-to-co-duoc-thua-ke-khong
Luật sư giải đáp miễn phí con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

 

Có phải bắt buộc đăng ký con nuôi trước ngày 01/01/2016?

 

Chị Yến (Phú Thọ) có vấn đề thắc mắc gửi đến Tổng Đài Pháp Luật:

“Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần Luật sư giải đáp như sau:

Vào năm 2012, tôi có một người bạn thân bị mất vì mắc căn bệnh hiểm nghèo. Bạn tôi có một đứa con nhỏ vừa tròn 3 tuổi. Thế nên tôi đã nhận cháu làm con nuôi nhưng vì không hiểu biết nhiều nên tôi chưa đi đăng ký nhận con nuôi. Đến năm 2015, người nhà của tôi nói nếu không đi đăng ký, con của tôi sẽ bị mất nhiều quyền lợi. Nhưng do công việc bận rộn quá mà tôi quên mất. Tôi muốn hỏi Luật sư là bây giờ tôi mới đi đăng ký con nuôi có được không?

Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư quy định về vấn đề đăng ký con nuôi trước ngày 01/01/2016, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trả lời:

Chào chị Yến, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin được hỗ trợ tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 2 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về việc nuôi con nuôi phải được xác lập quan hệ cha, mẹ với con lâu dài, bền vững và vì lợi ích của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình.

Cụ thể:

Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cho đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2013 về con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Do đó, theo quy định trên để xác nhận là cha, mẹ nuôi với con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp chỉ nhận con nuôi trên thực tế mà không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ vào Điều 50 của Luật nuôi con nuôi có khẳng định:

“Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được đăng ký trong thời hạn là 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.”

Như vậy, Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, theo quy định trên việc nuôi con nuôi trong thực tế mà chưa được đăng ký thì phải được đăng ký trước ngày 01/01/2016 nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Các bên có đầy đủ điều kiện về nuôi con nuôi tại thời điểm phát sinh các quan hệ nuôi con

– Đến ngày 1/1/2011, quan hệ cha, mẹ với con vẫn đang tồn tại và cả hai bên đều còn sống.

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có mối quan hệ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng nhau như cha mẹ và con.

Trong đó, thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi sẽ hiệu lực ngay sau khi được đăng ký.

Căn cứ vào những quy định trên, đối với trường hợp của chị Yến nếu chị đăng ký trước năm 2016, chị và con gái của chị sẽ được xác lập mối quan hệ mẹ con. Nhưng chị chưa đăng ký đến tận bây giờ, quan hệ giữa chị và con gái nuôi chưa được xác lập và con chị cũng sẽ mất một số quyền lợi hưởng thừa kế trừ một số quy định khác.

Trên đây là giải đáp của Luật sư cho câu hỏi của chị Yến. Hy vọng rằng câu trả lời của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ về quy định đăng ký con nuôi trước 1/1/2016. Nếu chị còn có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi trong nước và yếu tố nước ngoài 2022

bo-me-de-lai-di-chuc-con-nuoi-khong-co-giay-to-co-duoc-thua-ke-khong
Bố mẹ không để lại di chúc, con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

 

Con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

Bố mẹ để lại di chúc, con nuôi có được hưởng thừa kế không?

 

Anh Toàn (Lào Cai) có câu hỏi nhờ Luật sư tư vấn như sau:

Tôi kết hôn với vợ của mình vào năm 2006. Vì một số lý do mà sau hai năm chung sống với nhau, chúng tôi vẫn chưa có con. Đến năm 2008, chúng tôi quyết định nhận một bé gái làm con nuôi và có làm tiệc để giới thiệu với gia đình và họ hàng. Vào thời điểm đó, vợ chồng tôi cũng không hiểu nhiều về pháp luật nên không đến Ủy ban để đăng ký nhận nuôi con. Bây giờ, con của chúng tôi cũng đã lớn rất ngoan và hiếu thảo, nên tôi và vợ của mình muốn viết di chúc để lại một ít tài sản cho con. Tuy nhiên, một người quen của chúng tôi có qua nhà chơi và nói rằng nếu không đăng ký nuôi con từ trước năm 2016 thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư là trường hợp con của tôi chưa đăng ký có được hưởng thừa kế không?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Bố mẹ để lại di chúc, con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin tư vấn như sau :

Theo pháp luật hiện hành quy định tại Điều 624 Luật dân sự năm 2015 về việc di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân đó nhằm chuyển tài sản của mình cho một người khác sau khi chết.

Khi đó, người để lại di chúc sẽ có quyền đình chỉ định đối với người thừa kế, truất quyền thừa kế của người được thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế,…

Ngoài ra, khi lập di chúc thì người lập di chúc cần minh mẫn, sáng suốt, để không bị lừa dối, đe dọa và cưỡng ép. Nên có thể khẳng định, trường hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của họ cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi sẽ hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.

Do đó, từ các quy định trên, con nuôi phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì mới hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật.

Nếu chỉ phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký trước ngày 01/01/2016. Kể từ sau đó, mọi trường hợp muốn nhận con nuôi đều phải đăng ký thì con nuôi mới được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi theo pháp luật.

Con nuôi không đăng ký mà vẫn được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi đối với trường hợp trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế.

Đối với trường hợp của anh Toàn, con của anh chưa đăng ký trước năm 2016 tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó con của anh chị không đủ điều kiện để được hưởng thừa kế, trừ trường hợp anh và vợ của mình chỉ định con gái nuôi là người hưởng thừa kế trong tình trạng minh mẫn, tỉnh táo và sáng suốt theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp của Luật sư cho câu hỏi của anh Toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề hưởng thừa kế của con nuôi khi bố mẹ để lại di chúc, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?

bo-me-de-lai-di-chuc-con-nuoi-khong-co-giay-to-co-duoc-thua-ke-khong
Bố mẹ không để lại di chúc con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

 

Bố mẹ không để lại di chúc, con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

 

Anh Cường (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư hỗ trợ:

Vào năm 2009, bố mẹ ruột của tôi trên đường đi làm về xảy ra tai nạn nên đã mất. Lúc đó, tôi được bố mẹ của tôi hiện tại nhận làm con nuôi. Khi nhận bố mẹ tôi làm vài mâm cơm trong gia đình để giới thiệu với mọi người chứ không đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký gì cả. Vì dịch bệnh covid-19 vừa rồi mà bố tôi không qua khỏi, do tình hình bệnh và phải cách ly nên bố tôi không để lại di chúc. Vậy, tôi có được hưởng thừa kế những gì mà bố tôi để lại hay không?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi!”

 

>> Bố/mẹ nuôi không để lại di chúc, con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Cường, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo pháp luật hiện hành quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

“Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi người nhận nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Vì thế, việc nuôi con nuôi nếu phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 5 năm đến ngày 01/01/2016 kể từ khi có hiệu lực.

Khi đã được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi, hai bên trong quan hệ nhận nuôi sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có cả quyền thừa kế di sản của nhau.

Với những thông tin anh Cường đưa ra khi bố mẹ anh nhận anh làm con nuôi chỉ làm mâm cơm trong gia đình chứ không làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2016. Do đó việc nuôi con nuôi không có giá trị pháp lý.

Từ những quy định trên, trong trường hợp của anh khi bố anh mất đi không để lại di chúc, anh sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản mà bố của anh để lại.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến 1900.6174 của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam từ A-Z

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Mọi thông tin chúng tôi chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho bạn đọc những quy định pháp lý hữu ích nhất. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm mọi lúc, mọi nơi!