Tội tổ chức tảo hôn là một trong những hành vi phạm tội liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những hành vi phạm tội này vẫn còn xuất hiện ở một số nơi. Đối với hành vi phạm tội này, pháp luật đã quy định những hình phạt nghiêm khắc. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về cấu thành và mức xử phạt với hành vi tổ chức tảo hôn này. Mọi thắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng kết nối với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Tội tổ chức tảo tôn là gì?
>> Luật sư tư vấn miễn phí về tội tổ chức tảo hôn, gọi ngay 1900.6174
Tảo hôn (Premature Marriage) không phải là một thuật ngữ quá mới mẻ trong xã hội hiện nay. Từ này được sử dụng phổ biến không chỉ trong thực tiễn đời sống xã hội mà còn cả trong khoa học pháp lý chuyên ngành.
Theo đó, tảo hôn là sự kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa hai người khi cả hai hoặc một trong hai bên chưa đạt đến sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý. Cụ thể, đó là khi cơ thể chưa trải qua đủ giai đoạn phát triển, tâm lý chưa sẵn sàng để lập gia đình và thường là dưới 18 tuổi.
Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng. Người tổ chức tảo hôn biết rõ hoặc có căn cứ để biết rõ là cả hai người hoặc một trong hai người mà mình tổ chức lễ cưới chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định. Trong trường hợp, người tổ chức thực sự không biết việc đó hoặc bị nhầm lẫn về độ tuổi, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này (Xem thêm tại Mục 4 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).
Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Trong quá trình tìm hiểu những quy định trên, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Yếu tố cấu thành tội tổ chức tảo hôn?
>> Luật sư tư vấn miễn phí về yếu tố cấu thành tội tổ chức tảo hôn, liên hệ ngay 1900.6174
– Mặt khách quan của tội tổ chức tảo hôn: Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể có một trong các hành vi sau: điều hành các hoạt động để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn; liên hệ những người chưa đến tuổi kết hôn với người khác để tổ chức kết hôn; chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác.
Những người bị coi là thực hiện hành vi phạm tội tổ chức tảo hôn, là những người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tức trước đây, đã từng tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đủ điều kiện kết hôn và đã bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn, nhưng nay lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đó. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính nhưng không phải là hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đủ điều kiện, cũng không gọi là cấu thành tội tổ chức tảo hôn.
Hậu quả của hành vi tổ chức tảo hôn không phải là dấu hiệu bắt buộc, tội phạm hoàn thành từ khi các bên chưa đủ độ tuổi kết hôn nhưng lại xác nhận quan hệ hôn nhân.
– Mặt chủ quan của tội tổ chức tảo hôn: có thể nói những người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn này hoàn toàn là do lỗi cố ý. Người phạm tội biết và nhận thức rõ việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn là trái với các quy định của pháp luật. Cũng như thấy trước được hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội, có thể do thiếu hiểu biết, cho rằng kết hôn sớm là điều tất nhiên, là phong tục của dân tộc, quan niệm này thường xuất hiện ở một số dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn chưa cao.
– Chủ thể của tội tổ chức tảo hôn: có thể là bất kỳ người nào. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì người này phải từ đủ 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của hành vi phạm tội này thường là những người có mối liên hệ nhất định đối với nạn nhân như người thân trong gia đình hay những người có quyền uy trong xóm làng, …
– Khách thể của tội tổ chức tảo hôn: khách thể của tội tổ chức tảo hôn là quan hệ hôn nhân tiến bộ. Việc tảo hôn có thể gây hại rất lớn đến sức khỏe của người tảo hôn cũng như thế hệ sau. Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn cũng chính là nhằm bảo đảm cho nòi giống phát triển lành mạnh, xã hội văn minh, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Trên đây là những quy định về các yếu tố cấu thành tội tổ chức tảo hôn, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tội tảo hôn bị xử lý như thế nào? Các hình thức xử phạt là gì?
Tổ chức tảo hôn bị xử phạt như thế nào?
Chị Phương (Lào Cai) có gửi câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề mong được Luật sư tư vấn như sau:
Tôi có em gái năm nay mới 14 tuổi. Tuy nhiên do điều kiện trong nhà rất nghèo khó, em gái tôi cũng không được bố mẹ cho đi học. Nay bố mẹ muốn gả em gái tôi cho con trai của một người đàn ông khá giả trong làng với hy vọng có thể cải thiện cuộc sống. Vì gia đình nhà trai hứa hẹn cho bố mẹ tôi rất nhiều thứ. Tôi rất thương em gái tôi. Đồng thời, em gái tôi còn quá nhỏ để bước chân vào một cuộc hôn nhân, lại còn là hôn nhân bắt ép không tình yêu. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, hành vi này của bố mẹ tôi có bị coi là vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức xử phạt cho hành vi phạm tội này như thế nào?
Rất mong được Luật sư giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về mức phạt tội tổ chức tảo hôn, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn trả lời:
Xin chào chị Phương, chúng tôi rất cảm ơn chị vì đã gửi gắm niềm tin của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:
Hiện nay tại Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội tổ chức tảo hôn, cụ thể:
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Trên thực tế, việc tảo hôn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thân thể của em gái chị mà còn gây đe dọa đến tinh thần hôn nhân tiến bộ đã được Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định.
Đối với hành vi của bố mẹ chị chính là đang vi phạm vào tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015 vì đã cho kết hôn đối với người chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (với nữ giới là từ đủ 18 tuổi). Do bố mẹ chị là lần đầu thực hiện hành vi này nên có thể sẽ chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (căn cứ Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức tảo hôn)
Như vậy, để giúp em gái mình chị có thể cung cấp cho bố mẹ chị các quy định xử phạt về hành vi phạm tội này. Trong trường hợp, bố mẹ chị vẫn tiếp tục vi phạm thì chị có thể trình báo việc này cho công an địa phương nơi chị sinh sống. Bố mẹ chị có thể sẽ chỉ bị cảnh cáo vì lý do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc bị xử phạt hành chính.
Nếu chị còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật cung cấp các quy định của pháp luật và các vấn đề thường gặp trong thực tế liên quan đến tội tổ chức tảo hôn. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn đọc trang bị cho bản thân những kiến thức pháp luật để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!