Điều 123 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về tội phạm Giết người? Các yếu tố cấu thành của tội phạm này là gì? … Và nhiều câu hỏi khác xoay quanh tội phạm này. Tại Hiến pháp 2013 – Văn bản luật có giá trị cao nhất khẳng định rằng, mỗi người có quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng và không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật. Vì vậy, giết người được coi là hành vi vi phạm quy định pháp luật một cách nghiêm trọng.
Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 123 Bộ luật Hình sự – Tội giết người” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>>Luật sư tư vấn Điều 123 bộ luật hình sự 2015 về tội giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Tội giết người bị xử lý như thế nào theo điều 123 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người phạm tội giết người bị truy cứu trách nhiệm bằng hình thức phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt từ từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình khi giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây (Khoản 1 Điều 123 BLHS):
+ Giết 02 người trở lên;
+ Giết trẻ em dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà mình biết là họ đang mang thai;
+ Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân hoặc đang thi hành công vụ;
+ Giết người thân, người giáo dục mình bao gồm: ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Giết người mà liền trước khi giết người hoặc ngay sau khi giết người lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác;
+ Giết người nhằm mục đích thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Giết người nhằm mục đích lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Thực hiện hành vi phạm tội một cách man rợ;
+ Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp của mình;
+ Giết người thông qua phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;
+ Thực hiện hành vi phạm tội mang tính chất côn đồ;
+ Thực hiện hành vi giết người một cách có tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Giết người xuất phát từ động cơ đê hèn.
Thứ hai, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Người phạm tội giết người không thuộc các trường hợp nêu trên.
Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội giết người vấn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với với mức phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, ngoài hình phạt nêu trên, người phạm tội giết người còn có thể bị cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, bị phạt quản chế hoặc bị cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm tùy thuộc vào mức độ của hành vi phạm tội.
>>>Hình thức xử lý đối với tội giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 123 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được được quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã nêu ra tại phần trên. Khi có tình tiết tăng nặng định khung, người phạm tội giết người có thể chịu mức án cao nhất là tử hình. Về cơ bản, so với BLHS 2015, sau khi được sửa đổi, các tình tiết này không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tình tiết giết nhiều quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 được thay thế bằng tình tiết giết từ 02 người trở lên sau khi được sửa đổi năm 2017. Về cơ bản, điều này không có sự khác nhau vì trước đây đã có văn bản giải thích rõ ràng về trường hợp giết nhiều người là giết từ 02 người trở lên. Vì thế, sau khi sửa đổi năm 2017, BLHS quy định về tình tiết này chỉ mang tính chất cụ thể hơn để cho người dân dễ hiểu mà không khác nhau về nội dung
Thứ hai, tình tiết giết trẻ em được thay bằng giết người dưới 16 tuổi sau khi Quốc hội sửa đổi BLHS năm 2017. Cũng giống như trên, tình tiết này chỉ mang tính chất quy định cụ thể và rõ ràng hơn mà không thay đổi về mặt ý nghĩa.
Thứ ba, về việc nhà làm luật bổ sung trường hợp chuẩn bị phạm tội, BLHS trước đây quy định rằng người chuẩn bị phạm tội đối với tội phạm có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt tối đa là 20 năm tù. Đến nay, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thay bằng quy định mới cụ thể hơn rằng, người chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 1-5 năm tù.
Quy định này là hợp lý và phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ, người chuẩn bị phạm tội giết người, về mặt thực tế là chưa gây hậu quả, thiệt hại gì, mặc dù trong ý thức của họ là đã có ý định phạm tội này. Nếu, áp dụng hình phạt 20 năm tù đối với những người này là quá nặng không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.
>>Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Các yếu tố cấu thành tội giết người theo điều 123 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Để cấu thành một tội phạm bất kỳ được quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đều phải có đầy đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm. Nếu một hành vi không đáp ứng đủ 04 yếu tố này thì chưa bị coi là tội phạm. Cụ thể như sau:
Mặt khách quan của tội giết người theo điều 123 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Hành vi khách quan của tội giết người được hiểu là người nào đó dùng mọi thủ đoạn, mọi biện pháp nhằm làm cho người khác chết. Tuy nhiên, cần phân biệt với việc chết người trong các trường hợp: nếu là làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát; nếu làm người khác chết vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì cấu thành tội danh giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà không phải tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
>>>Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Mặt chủ quan của tội giết người theo điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người phạm tội giết người luôn luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Nếu vô ý thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người mà không phải tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
>>>Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Khách thể của tội giết người theo điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Giết người là tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng của con người.
>>>Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Chủ thể của tội giết người theo điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Chủ thể của tội giết người không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thù đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Căn cứ quy định tại Điều 12 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người từ đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Đối với người từ 16 tuổi trở lên thì chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình thực hiện.
>>>Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Dấu hiệu của tội giết người quy định tại điều 123 bộ luật hình sự năm 2015
Về cơ bản, Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định về dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, để mọi người nắm rõ về tội phạm này, chúng ta có thể phân tích một số dấu hiệu của tội Giết người như sau:
Về phía người phạm tội
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội giết người bao gồm cả hành động và không hành động.
Đa số trên thực tế hành vi giết người được biểu hiện dưới dạng hành động. Ví dụ như: đâm, chém, đập, đá, đánh, bắn, bóp cổ, …Trường hợp không hành động thường rất ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trên thực tế. Ví dụ như: bác sĩ không cho bệnh nhân uống thuốc khiến họ chết.
Thứ hai, tội phạm giết người phải là hành vi tước đoạt tình mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tức là, làm điều pháp luật cấm hoặc không làm những điều mà pháp luật yêu cầu phải làm. Như vậy, trường hợp tước đoạt tính mạng người khác mà được pháp luật cho phép thì không bị coi là phạm tội. Ví dụ như: giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình huống cấp thiết hoặc thi hành mệnh lệnh.
Hậu quả chết người phải được xuất phát từ hành vi trái pháp luật phải. Tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả giết người. Thực tiễn về hoạt động xét xử, không phải trong bất cứ trường hợp nào, cơ quan tố tụng cũng có thể dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả chết người. Vì vậy, khi xác minh về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả với những đặc điểm cụ thể như sau:
– Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người phải là hành vi được xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian. Ví dụ: sau khi bị đâm, nạn nhân chết. Nhưng, không có nghĩa là bất cứ hành vi nào được xảy ra trước hậu quả chết người đều là nguyên nhân mà chỉ những hành vi xảy ra có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả thì mới là nguyên nhân.
– Hậu quả chết người trong một vài trường hợp không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân cùng gây ra. Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng cần phải xác định được nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu được hiểu nguyên nhân mà nếu không có nó thì hậu quả không thể xảy ra trên thực tế, nguyên nhân này là yếu tố quyết định những đặc trưng tất yếu chung của hậu quả chết người, còn nguyên nhân thứ yếu chỉ là những nguyên nhân quyết định những đặc điểm nhất thời, cá biệt, không ổn định của hậu quả xảy ra;
– Trong thực tế, đôi khi hậu quả chết người xảy ra còn có xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp được hiểu là nguyên nhân tự nó sinh ra kết quả và mang tính chất quyết định rõ rệt đối với hậu quả. Còn nguyên nhân gián tiếp chỉ là nguyên nhân góp phần gây ra hậu quả. Thông thường, trách nhiệm về hậu quả chỉ được đặt ra đối với hành vi được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người.
Thứ ba, hành vi tước đoạt tính mạng người khác phải là hành vi được thực hiện do lỗi cố ý của người phạm tội.
Cố ý giết người là việc người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình chắc chắn hoặc có thể khiến nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết.
Sự hình thành ý thức của người có hành vi tước đoạt tình mạng người khác được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau:
– Dạng biểu hiện thứ nhất: Trước khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội hoàn toàn thấy rõ được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra trên thực tế. Loại biểu hiện này là biểu hiện rõ nét. Ý thức này thường được biểu hiện ra bên ngoài thường bằng việc đã lập mưu, vạch sẵn kế hoạch để giết người thông qua những hành vi cụ thể như: theo dõi đối tượng, chuẩn bị hung khí, phương thức che giấu tội phạm, …
>>>Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trên thực tế là trước khi hành động, người phạm tội hoàn toàn không có thời gian chuẩn bị nhưng họ vẫn thấy rõ được hậu quả tất yếu xảy ra và cũng mong muốn cho hậu quả phát sinh. Ví dụ: A và B cãi nhau, B lao tới bóp cổ A đến chết.
– Dạng biểu hiện thứ hai: Trước khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội dù đã nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn rằng hậu quả chết người nhất định xảy ra vì người phạm tội chưa tin vào hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người. Tức là, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra nhưng chưa chắc rằng hậu quả sẽ xảy ra thông qua hành vi của mình
Ví dụ: A trộn thuốc độc vào lọ thuốc mà B thỉnh thoảng dùng nếu bị đau đầu với mục đích để B uống nhầm thuốc và chết. Tuy nhiên, A không chắc chắn rằng B có uống phải viên thuốc độc đó hay không vì trong lọ có nhiều viên thuốc. Đồng thời, thỉnh thoảng B mới uống thuốc mà không phải ngày nào cũng uống.
– Dạng biểu hiện thứ ba: Trước khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong ý thức của mình người phạm tội tuy không mong muốn, nhưng lại để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A mắc điện trần ở vườn nhà để bẫy chuột. Nhưng A không may giẫm phải dây điện và chết. Như vậy, dù biết đây là hành vi nguy hiểm có thể khiến người khác bị giật chết nhưng vẫn làm nhưng mục đích không phải để giết người mà là bẫy chuột.
Về phía nạn nhân
Nạn nhân của tội phạm giết người, phải là người còn sống trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân. Bởi lẽ, tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người. Nếu một người đã chết, thì không được coi là giết người mà chỉ là hành vi xâm phạm đến xác chết. Tuy nhiên, nếu người phạm tội tưởng nhầm xác chết là người đang còn sống mà thực hiện những hành vi nhằm giết người đó thì vẫn phạm tội giết người. Khoa học luật hình gọi đây là trường hợp là sai lầm về đối tượng.
Giết một đứa trẻ mới ra đời cũng là giết người, nhưng phá thai dù là thai lớn hay nhỏ thì cũng không được coi là giết người. Vì vậy, việc giết một phụ nữ đang có thai không phải là giết nhiều người mà chỉ coi đây là một tình tiết tăng nặng khung hình phạt mà thôi.
>>>Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm giết người, liên hệ ngay 1900.6174
Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh có được giảm nhẹ hình phạt không?
Giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh không được coi là tình tiết giảm nhẹ của tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà là một tội danh khác được quy định tại Điều 125 Bộ luật này. Cụ thể như sau:
– Người nào thực hiện hành vi giết người mà đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nguyên nhân là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người thực hiện hành vi giết người hoặc đối với người thân thích của họ thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh đối với 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
>>>Luật sư tư vấn tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh có được giảm nhẹ hình phạt không? liên hệ ngay 1900.6174
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt như thế nào?
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:
– Người nào thực hiện hành vi giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội đối với 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Nhìn chung, giết người được coi là một trong những tội danh nặng nhất mà Bộ luật Hình sự quy định. Bởi lẽ, giết người là tước đoạt đi mạng sống của người khác, làm chấm dứt toàn bộ quyền lợi mà họ được hưởng khi còn sống. Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội giết người chỉ đứng sau những tội phạm về an ninh quốc gia. Điều này cho thấy, giết người là một hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội và cận phải được trừng trị một cách thích đáng.
>>>Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt như thế nào?liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội giết người”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |