Đất TSN là gì? Đặc điểm, bảng khung giá đất TSN mới nhất

Ký hiệu đất TSN là gì? Ký hiệu TSN nghĩa là gì? Đặc điểm, bảng khung giá đất TSN như thế nào? Đất TSN có được quyền chuyển mục đích sử dụng đất được không?….Có rất nhiều câu hỏi được quý bạn đọc của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 đặt ra về chủ đề đất TSN. Với mong muốn giúp bạn đọc có thể giải quyết được các thắc mắc trên về loại đất này thì đội ngũ luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp các thông tin cần thiết một cách chính xác nhất để cung cấp cho bạn đọc.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí đất TSN là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Ký hiệu đất TSN là gì?

 

Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT, ký hiệu TSN được dùng để nói về đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt thuộc loại đất nông nghiệp (Trừ đất nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ)

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật thủy sản 2003, đất nuôi trồng thủy sản bao gồm tất cả các loại đất có mặt nước nội địa (ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch, đất bãi bồi ven biển; bãi cát và cồn cát ven biển); đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản. 

Như vậy, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt (TSN) là loại đất có mặt nước nội địa là nước ngọt bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch với mục đích nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

>>>Đất TSN là gì? Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Hạn mức của đất nuôi trồng thủy sản

 

dat-tsn-la-gi-1

 

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai 2013, hạn mức đất nuôi trồng thủy sản như sau:

(1) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất:

+ Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long: tối đa 03 héc ta cho mỗi loại đất.

+ Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác: tối đa 02 héc ta cho mỗi loại đất.

(2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao sử dụng nhiều loại đất khác nhau như đất trồng cây hằng năm, đất TSN, đất làm muối thì hạn mức tối đa không qua 05 héc ta

(3) Trường hợp Hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để nuôi trồng thủy sản không quá hạn mức giao đất quy định tại (1) và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại (1) của Điều 129 Luật đất đai 2013

(4) Trường hợp giao đất thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng bao gồm vùng đệm bên ngoài và vùng đệm bên trong của rừng đặc dụng thì áp dụng theo quy định (1), (2) và (3) của Điều 129 Luật đất đai 2013

Như vậy, hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho mỗi gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất rất cụ thể và tùy thuộc vào khu vực sinh sống và tuỳ thuộc vào trường hợp được giao, sử dụng đất mà có mức hạn khác nhau. Tuy nhiên, việc phân biệt các nhóm trưởng hợp của mức gia hạn vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết cao để có thể xác định đúng. Vậy nên, để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được các chuyên gia có lĩnh vực chuyên môn trong ngành tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất. 

>>>Xem thêm: Ký hiệu đất SKX là gì? Đất SKX có lên được thổ cư không?

Trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất TSN

 

Khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, giao, thuê đất với mục đích nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt thì phải có sự chấp nhận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Tuy nhiên, Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ dựa vào 2 điều kiện sau để duyệt đơn xin giao đất, thuê đất của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

– Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

– Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện rõ ràng trong đơn xin giao, thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Như vậy, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được Cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê đất khi được Cơ quan nhà nước phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện rõ ràng qua đơn xin chuyển giao đất, thuê đất.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hạn mức của đất nuôi trồng thủy sản. Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn cho thuê, giao đất TSN

 

Đất TSN là loại đất được dùng để nói về đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Là nơi cung cấp nguồn thu nhập chính cho những gia đình nuôi trồng thuỷ hải sản. Vì vậy không ít quan tâm, thắc mắc đến việc đất TSN hết hạn thì có được tiếp tục gia hạn để canh tác, sản xuất không. Theo quy định pháp luật, khi hết hạn thuê đất hoặc giao đất thì người dân có thể tiếp tục gia hạn với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục sản xuất và canh tác.

Cụ thể, Căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 126 Luật đất đai năm 2013 thời hạn cho thuê đất TSN là 50 năm thời gian tính bắt đầu từ ngày Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho thuê hoặc giao đất cho cá nhân, hộ gia đình đăng ký thuê.  Sau khi hết thời hạn thuê đất TSN, cá nhân, hộ gia đình nếu có nhu cầu tiếp tục canh tác, sản xuất thì được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục xem xét tiếp tục cho thuê đất trong 50 năm tiếp theo.

>>>Xem thêm: Đất NKH là gì? Đất NKH có lên thổ cư được không?

Bảng khung giá đất TSN mới nhất

 

Căn cứ quy định tại Phụ lục IV kèm Nghị định số 96/2019/NĐ-CP, khung giá đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt cụ thể như sau:

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 22.000 đồng/ m2; giá tối đa 60.000 đồng/m2

+ Đối với xã trung du: giá tối thiểu là 20.000 đồng/ m2; giá tối đa 85.000 đồng/m2

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là 8.000 đồng/ m2; giá tối đa 70.000 đồng/m2

Vùng đồng bằng Sông Hồng

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 30.000 đồng/ m2; giá tối đa 212.000 đồng/m2

+ Đối với xã trung du: giá tối thiểu là 28.000 đồng/ m2; giá tối đa 165.000 đồng/m2

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là 21.000 đồng/ m2; giá tối đa 95.000 đồng/m2

Vùng Bắc Trung Bộ

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 6.000 đồng/ m2; giá tối đa 115.000 đồng/m2

+ Đối với xã trung du: giá tối thiểu là 4.000 đồng/ m2; giá tối đa 95.000 đồng/m2

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là 3.000 đồng/ m2; giá tối đa 70.000 đồng/m2

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 7.000 đồng/ m2; giá tối đa 120.000 đồng/m2

+ Đối với xã trung du: giá tối thiểu là 6.000 đồng/ m2; giá tối đa 85.000 đồng/m2

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là -4.000 đồng/ m2; giá tối đa 70.000 đồng/m2

Vùng Tây Nguyên

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là 4.000 đồng/ m2; giá tối đa 60.000 đồng/m2

Vùng đồng bằng Nam Bộ

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 10.000 đồng/ m2; giá tối đa 250.000 đồng/m2

+ Đối với xã trung du: giá tối thiểu là 9.000 đồng/ m2; giá tối đa 110.000 đồng/m2

+ Đối với xã miền núi: giá tối thiểu là 8.000 đồng/ m2; giá tối đa 160.000 đồng/m2

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

+ Đối với xã đồng bằng: giá tối thiểu là 12.000 đồng/ m2; giá tối đa 250.000 đồng/m2

Như vậy, ở mỗi vùng và khu vực khác nhau sẽ có giá tối thiểu và tối đa khác nhau, phù hợp với điều kiện sống tại cùng, khu vực đó.

dat-tsn-la-gi-2

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về khung bảng giá TSN ở các vùng. Gọi ngay: 1900.6174

Quy định về giá đền bù, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thủy sản

 

Khi Nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thủy sản vì mục đích công cộng, quốc gia, phát triển kinh tế xã hội khi còn thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thuỷ hải sản thì nhà nước sẽ bồi thường cho người sử dụng đất. Giá trị bồi thường sẽ được quy định như sau:

Bồi thường về đất

 

Khi Nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thủy sản, Nhà nước sẽ bồi thường người sử dụng đất bị thu hồi bằng cách:

+ Trường hợp có đất bồi thường, giao đất có mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản cho người bị thu hồi

+ Trường hợp không có đất bồi thường, bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của đất nuôi trồng thủy sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bị thu hồi quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

 

Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại

 

Khi Nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước sẽ bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, với các đối tượng gồm:

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản được Nhà nước cho thuê có trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả một thời gian thuê và được miễn tiền thuê đất, ngoại trừ hộ gia đình, cá nhân là  những người có công với cách mạng được sử dụng đất thuê.

+ Đất nhận khoán để nuôi trồng thủy sản.

+ Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản vượt hạn mức.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường về đất cùng mục đích sử dụng hoặc tiền bồi thường theo bảng giá đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thủy sản.

dat-tsn-la-gi-3

>>>Xem thêm: Ký hiệu đất theo quy định nhà nước Việt Nam đầy đủ nhất

Đất TSN có được quyền chuyển mục đích sử dụng đất được không?

 

Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt thuộc loại đất nông nghiệp, là loại đất trong đất nuôi trồng thủy sản, kí hiệu là TSN..

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, quy định về mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp như sau: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Vì vậy, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thuỷ hải sản TSN sang đất phi nông nghiệp nhưng phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Như vậy, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt (TSN) được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp nhưng cần đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề chuyển mục đích sử dụng của đất TSN. Gọi ngay: 1900.6174

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

 

Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013, Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 

Đối với trường hợp quyền sử dụng đất của tổ chức: Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi có đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 

Đối với trường hợp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi có đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất cần chuyển.

Như vậy, cá nhân hay hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền là cơ quan cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với tổ chức thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền là cơ quan cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

>>>Xem thêm: Đất son là gì? những vấn đề cần làm rõ bạn nên biết

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Tổng Đài Pháp Luật về chủ đề liên quan đến “đất TSN là gì?”. Trong trường hợp bạn cần tìm kiếm thông tin và muốn được hỗ trợ ngay lập tức, có thể gọi ngay đến số hotline 1900 6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng, chi tiết nhất!

Chúng tôi đã cung cấp thông tin pháp lý rất hữu ích các quy định mới nhất trong bài viết trên để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đất TSN. Nếu bạn cần hỗ trợ và hỗ trợ pháp lý toàn diện liên quan đến các dịch vụ tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật luôn có mặt để giải quyết bất kỳ câu hỏi nào của bạn và mang đến sự hỗ trợ nhanh chóng và tận tình!

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp