Điều 105 bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như thế nào?

Điều 105 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào? Tài sản là yếu tố quan trọng trong xã hội từ thời xa xưa cho đến nay. Vậy, tài sản được Bộ luật Dân sự quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại tài sản? Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 – Tài sản” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về tài sản

 

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản theo phương thức liệt kê như sau:

Thứ nhất, tài sản được phân thành 04 loại bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Thứ hai, căn cứ vào tính dịch chuyển của tài sản, tài sản được phân thành 02 loại bao gồm: động sản (nhưng tài sản có thể di chuyển được) và bất động sản (những tài sản cố định và không di chuyển được).

Thứ ba, căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản, tài sản được phân thành 02 loại bao gồm: tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

>>Xem thêm: Điều 357 bộ luật dân sự 2015 quy định gì?

Các loại tài sản theo bộ luật dân sự 2015

 

(1) Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

Thứ nhất, tài sản là vật

Vật là bộ phận cấu thành của thế giới vật chất. Đây là loại tài sản tồn tại một cách khách quan mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Tuy nhiên không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật trong phạm trù pháp lý. Ví dụ như khí Nitơ khi còn ở dạng không khí không được coi là vật vì chưa trở thành đối tượng của giao dịch dân sự.

Nhưng đối với Nitơ hóa lỏng được nén vào bình mà còn người có thể nắm giữ và được đưa vào giao dịch dân sự mới được coi là vật. Vì vậy, một vật chất trong tự nhiên chỉ được pháp luật dân sự coi là vật khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bộ phận của thế giới vật chất;

– Con người chiếm hữu được;

– Mang lại lợi ích cho chủ thể;

– Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

Tùy thuộc vào đặc tính thì vật được phân loại thành các nhóm khác nhau. Cụ thể như sau:

* Dựa vào mối liên hệ, phục thuộc về công dụng của vật với nhau:

– Vật chính: đây là loại vật độc lập có thể khai thác theo tính năng. Ví dụ: quạt, máy ảnh,…

– Vật phụ: đây là loại vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính. Vật này là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ: khiển quạt, phim máy ảnh, …

dieu-105-bo-luat-dan-su-2015-quy-dinh-ve-tai-san

* Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia ra thành nhiều phần nhỏ, có 02 cách chia như sau:

– Vật chia được và vật không chia được;

– Vật tiêu hao và vật không tiêu hao.

* Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật:

– Vật cùng loại: Đây là những vật có cùng hình dáng, tính chất, công năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.

– Vật đặc định: Đây là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí mà không thể thay thế bởi những vật khác. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì có trách nhiệm giao đúng vật đó.

Thứ hai, tài sản là tiền

Tiền ở đây là chỉ loại tiền đang được lưu hành trên thực tế được pháp luật thừa nhận và có giá trị thanh toán đa năng. Tiền là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị của những loại tài sản khác.

Đối với những loại tiền cổ không còn được lưu hành thì được coi là tài sản dưới dạng vật mà không phải là tiền.
Thứ ba, tài sản là giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong các giao dịch dân sự. Hiện nay, pháp luật nước ta công nhận rất nhiều loại giấy tờ có giá như: công phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ….

Thông thường, giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá (thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…) với người sở hữu giấy tờ có giá (ví dụ người mua trái phiếu, người chứng khoán, …) trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này.

Theo đó, những loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, … không phải là giấy tờ có giá mà đây chỉ là những loại giấy tờ ghi nhận quyền của chủ thể.

Thứ tư, tài sản là quyền tài sản

Quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền. Đối tượng của quyền tài sản bao gồm: quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền là quyền năng dân sự của chủ thể và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ và được bảo đảm thực hiện. Ngoài ra, quyền sở hữu cũng được coi là quyền tài sản.

(2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản:

Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là dựa vào tính di dời và không di dời được của tài sản. Về cơ bản, bất động sản là những loại tài sản không di dời được, cố tình tại một vị trí. Theo quy định tại Điều 107, bất động sản bao gồm những loại tài sản sau đây:

– Đất đai: đất đai trong giao dịch dân sự được xác định bằng diện tích đất cùng vị trí của mảnh đất đó. Điều này được thể hiện thông qua bản đồ địa chính, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông qua các loại giấy tờ như quyết định giao đất, cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ….

– Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai : Nhà ở và công trình trên đất cũng được coi là một dạng bất động sản vì đặc tính tự nhiên nếu nó được xây dựng gắn liền với đất bằng một kết cấu chặt chẽ mà khó có thể di chuyển được. Chính vì vậy những loại nhà ở tạm bợ như lều hoặc những loại nhà di chuyển được thì không coi là bất động sản.

– Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất : Đây là những loại tài sản được coi là bất động sản khi chưa được khai thác. Tuy nhiên, khi đã được khai thác và tách chúng ra khỏi mặt đất thì lại trở thành động sản.

– Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng tài sản đó: Trên thực tế, có những trường hợp đồng sản có thể trở thành bất động sản khi nó được gắn liền với bất động sản tạo thành một thể thống nhất. Đồng thời, việc gắn liền này phải mang tính chất kiên cố, không thể tách rời với bất động sản.

Ví dụ: cửa của nhà, bức tượng, bức tranh được gắn liền vào nhà, hệ thống điện nước của nhà,..

(3) Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

Việc phân loại này được căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu

– Tài sản hiện có được hiểu là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó. Ví dụ: nhà hoặc công trình khác trên đất đã được xây, tiền đang có, …

– Tài sản hình thành trong tương lai là loại tài sản chưa tồn tại hoặc chưa được hoàn thiện tại thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai, Ví dụ: nhà đang xây, khoản tiền cho vay sắp được trả,…

Ngoài ra, trong một số trường hợp tài sản hình thành trong tương lai có thể là tài sản đã được hình thành tại thời điểm các bên giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên. Ví dụ: mua bán tài sản nhưng chưa chuyển giao, bàn giao tài sản cho các bên.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các loại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 quy định. Gọi ngay 1900.6174

Quyền tài sản

 

Tài sản được pháp luật dân sự quy định gồm 04 loại tài sản là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản là một loại tài sản đặc biệt vì đây là tài sản vô hình, tức là không thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự, quyền tài sản là quyền được trí giá được bằng tiền, quyền tài sản bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo quy định này, nhà làm luật muốn nói tới quyền đối nhân, khi quyền này có thể được đổi từ chủ này sang chủ khác và trị giá được bằng tiền.

Ví dụ: quyền yêu cầu trả nợ, quyền sử dụng đất, …

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quyền tài sản. Gọi ngay 1900.6174

Phân biệt giữa động sản và bất động sản

 

Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu rõ những tài sản được cho là bất động sản bao gồm:

– Đất đai.

– Nhà và công trình gắn với đất đai.

– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà và công trình.

– Tài sản khác được nêu trong quy định pháp luật.

– Một số tài sản vô hình như: quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,…

dieu-105-bo-luat-dan-su-2015-quy-dinh-ve-tai-san-2

Theo đó, động sản là những loại tài sản không thuộc một trong những loại tài sản trên. Về mặt khái niệm, động sản là những loại tài sản có thể di chuyển được, ngược lại, động sản là những tài sản không có khả năng di chuyển được. Ngoài ra, quyền sở hữu quyền sử dụng và một số quyền khác đối với bất động sản buộc phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, đa số quyền đối với động sản thì không phải đăng ký (trừ một số trường hợp)

>>Xem thêm: Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì? Mục đích của biên bản?

Phân biệt tài sản hữu hình, vô hình và tài chính

 

Thứ nhất, tài sản hữu hình

Tài sản hữu hình là những tài sản mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan của mình như: cầm, nắm, tiếp xúc, …
Ngoài ra, tài sản hữu hình có những đặc điểm sau:

– Có các đặc tính vật lý.

– Được sở hữu bởi chủ tài sản.

– Sử dụng để trao đổi được.

– Đem đến giá trị vật chất hoặc tinh thần.

Thứ hai, tài sản vô hình

Đây là những loại tài sản không có hình thái vật chất. Tài sản này có khả năng tạo ra quyền và lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình chủ yếu tồn tại dưới hình thức sau đây:

– Tài sản trí tuệ: người sở hữu sáng chế, người sở hữu bài hát, …

– Quyền kinh doanh, chuyển nhượng.

– Các mối quan hệ phi hợp đồng.

– Các tài sản vô hình khác trong quy định.

Thứ ba, tài sản tài chính

Tài sản tài chính có thể là tiền mặt, hợp đồng hoặc những hình thức khác. Tài sản tài chính thường được thể hiện dưới những hình thức sau đây:

– Trái phiếu chính phủ.

– Trái phiếu kho bạc.

– Hối phiếu.

– Kỳ phiếu.

– Chứng chỉ tiền gửi.

– Các loại giấy tờ có giá trị khác…

Nhìn chung, Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản là một trong những cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ thể có tài sản. Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định về tài sản giúp quản lý và phân phối tài sản một cách công bằng và hiệu quả. Nó định rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến tài sản, như quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng, và quyền kiểm soát.

> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 – Tài sản”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên ở Tổng đài Pháp luật tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp