Điều 32 bộ luật dân sự 2015 quy định quyền đối với hình ảnh của cá nhân

Điều 32 bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó đại diện cho sự tự do và độc lập của mỗi người, cho phép chúng ta tự quyết định và hành động theo ý muốn của mình. Vậy, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật dân sự quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật – 1900 6174 sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc dành cho bạn đọc.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174

Chị Hồng ở Đà Nẵng đặt câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư, mong Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề sau:

Cách đây hơn một năm, trong thời gian yêu nhau, tôi có gửi cho bạn trai của mình vài tấm hình và clip nhạy cảm của bản thân. Hiện tại, chúng tôi đã chia tay, bạn trai tôi lại dùng những tấm hình và clip nhạy cảm của tôi để tạo một tài khoản facebook mạo danh tôi và đăng những tấm hình đó lên các trang mạng xã hội (hầu hết là những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh).

Sau khi biết chuyện, tôi có gọi điện yêu cầu bạn trai cũ của tôi gỡ những tấm ảnh đó xuống thì anh ta nói rằng: đây là những hình ảnh mà tôi đã gửi cho anh ta nên anh ta hoàn toàn có quyền sử dụng hình ảnh đó. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, anh ta nói như vậy có đúng hay không? Tôi phải làm như thế nào để bảo vệ bản thân mình?

Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 

Theo quy định pháp luật dân sự nước ta hiện nay, hình ảnh của mỗi cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân của cá nhân tại điều 32 BLDS năm 2015. Tại quy định này cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

dieu-32-bo-luat-dan-su-2015-quy-dinh-nhu-the-nao

Tuy nhiên, dựa trên cách hiểu thống nhất, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Do đó, cá nhân có quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 quyền cá nhân đối với hình ảnh. Gọi ngay 1900.6174

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh với những nội dung như sau:

Thứ nhất, mỗi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc người khác sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nếu sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích thương mại thì có trách nhiệm trả thù lao cho người có hình ảnh (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Thứ hai, những trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần thiết có sự đồng ý của họ (hoặc người đại diện theo pháp luật):

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm: biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thi đấu thể thao, hội nghị, hội thảo và những hoạt động công cộng khác. Nhưng việc sử dụng hình ảnh này phải đảm bảo không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Thứ ba, biện pháp xử lý đối với việc sử dụng hình ảnh trái với quy định tại Điều luật này:

– Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm và những chủ thể có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Quy định về trách nhiệm dân sự?

Trường hợp sử dụng ảnh cá nhân phải xin phép

 

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Do đó, trong hầu hết tất cả trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được chính cá nhân đó hoặc người đại diện của họ cho phép sử dụng.

Ngoài ra, nếu chủ thể nào dùng hình ảnh của cá nhân nhằm mục đích thương mại, ngoài việc xin phép thì phải trả thù lao tương xứng cho cá nhân đó (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

>> Liên hệ luật sư tư vấn trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân phải xin phép. Gọi ngay 1900.6174

Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép

 

Dựa trên quy định pháp luật tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo về quyền hình ảnh của cá nhân nhưng có 02 trường hợp đặc biệt mà khi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không nhất thiết cần có sự đồng ý của người đó. Tức là, dù cá nhân được sử dụng hình ảnh có đồng ý hay không thì hình ảnh của họ vẫn được sử dụng. Cụ thể như sau:

dieu-32-bo-luat-dan-su-2015-quy-dinh-nhu-the-nao-2

– Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm: biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thi đấu thể thao, hội nghị, hội thảo và những hoạt động công cộng khác. Nhưng việc sử dụng hình ảnh này phải đảm bảo không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

>> Liên hệ luật sư tư vấn trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không phải xin phép. Gọi ngay 1900.6174

Các hình thức xử phạt đối với hành vi đăng hình ảnh người khác không xin phép:

 

– Việc xử phạt đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác mà không xin phép là một trong những chế tài nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền của hình ảnh đối với cá nhân mà pháp luật công nhận.

Đối với hành vi đăng hình ảnh của người khác mà không xin phép người đó có thể bị xử lý thông qua trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tương đương với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

>> Liên hệ luật sư tư vấn trường hợp xử phạt hành vi đăng hình ảnh cá nhân không xin phép. Gọi ngay 1900.6174

Biện pháp xử phạt hành chính:

 

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi sử dụng hình ảnh của người khác mà không xin phép bị xử lý như sau: Người nào có hành vi đưa hình ảnh thể hiện thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hình ảnh trái phép của cá nhân khác bị xử lý như sau: Người có hành vi đăng tải hình ảnh của người khác khi không được cho phép mà không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong cả 02 trường hợp, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (các thiết bị, công cụ thực hiện hành vi vi phạm như: điện thoại, máy tính, …). Đồng thời người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật đã đăng tải.

>> Liên hệ luật sư tư vấn biện phạt xử phạt hành chính khi sử dụng hình ảnh cá nhân không xin phép. Gọi ngay 1900.6174

Biện pháp xử lý hình sự:

 

Theo Điều 155 Bộ Luật hình sự, việc sử dụng trái phép hình ảnh của người khác và xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Đối với người phạm tội này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, hình phạt mà họ phải chịu có thể như sau:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

– Phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 02 năm;

– Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Tóm lại, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đăng ảnh người khác mà không xin phép, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù tối đa là 02 năm.

>> Liên hệ luật sư tư vấn biện phạt xử phạt hình sự khi sử dụng hình ảnh cá nhân không xin phép. Gọi ngay 1900.6174

Bị đăng ảnh không xin phép, nạn nhân phải làm gì?

 

(1) Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015, người nào đó bị lấy thông tin cá nhân của mình(trong đó có hình ảnh) làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, họ hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong đó, mức bồi thường sẽ gồm: Chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thiệt hại về tinh thần; thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất…

Hiện tại, pháp luật dân sự cho phép các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại cụ thể. Nếu các bên không tự thoả thuận được thì căn cứ vào thiệt hại thực tế để tính (người bị thiệt hại có trách nhiệm chứng minh thiệt hại của mình). Riêng thiệt hại về tinh thần thì mức bồi thường tối đa sẽ không quá 10 lần mức lương cơ sở được áp dụng tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.

dieu-32-bo-luat-dan-su-2015-quy-dinh-nhu-the-nao-3

(2) Tố cáo với cơ quan công an

Khi bị người khác đăng ảnh mà không xin phép, nạn nhân hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo với cơ quan công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Việc tố cáo có thể được thực hiện qua việc trình bày trực tiếp tại cơ quan công an hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Trong đó, đơn tố cáo cần nêu rõ các nội dung:

– Họ và tên người tố cáo.

– Nội dung tố cáo về việc bị xâm phạm quyền của các nhân đối với hình ảnh, bao gồm các cử chỉ, lời nói, bài viết, … thể hiện hành vi xâm phạm.

– Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo.

– Các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm… từ việc bị sử dụng hình ảnh không xin phép.

(3) Khởi kiện ra Toà án nhân dân

Khi bị xâm phạm quyền về hình ảnh, cá nhân hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vi phạm cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú) để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi này gây ra. Nếu lựa chọn biện pháp này, nạn nhân (hoặc người được ủy quyền) phải làm đơn khởi kiện nêu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng thế nào khi quyền hình ảnh của mình bị xâm phạm.

Cùng với đơn khởi kiện, người khởi kiện phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh những thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tài sản, công việc,… của mình khi bị người khác sử dụng hình ảnh trái phép để đảm bảo tòa án thụ lý vụ án và chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Như vậy, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tức là, mỗi cá nhân có quyền có quyền tự do quyết định chia sẻ hình ảnh cá nhân của mình và bảo vệ nó khỏi việc xâm phạm trái phép. Đối với những hành vi xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh đều bị xử lý chế tài tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi.

>> Liên hệ luật sư tư vấn nạn nhân cần làm gì khi đối tượng xấu đăng hình ảnh cá nhân . Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 – Quyền đối với hình ảnh của cá nhân”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp