Điều 328 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào về đặt cọc và mẫu hợp đồng đặt cọc?

Điều 328 bộ luật dân sự 2015 quy định rõ những tài sản nào được xem là tài sản đặt cọc?Mẫu hợp đồng đặt cọc? Khi đặt cọc cần lưu ý những gì?Hoạt động đặt cọc được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản đến du lịch và dịch vụ. Số tiền đặt cọc thường dao động từ 10-50% giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ, tùy thuộc vào quy định của từng ngành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đặt cọc cũng tiềm ẩn một số rủi ro.

Để giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng, cần có sự quản lý chặt chẽ và minh bạch về việc đặt cọc. Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 – Đặt cọc” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến luật dân sự, gọi ngay 1900.6174

Anh Hùng ở Nghệ An đặt câu hỏi như sau:
Hiện tại, tôi đang có nhu cầu mua một mảnh đất khoảng 300m2. Tuy nhiên, chủ mảnh đất này vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và đang thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ tại cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, tôi muốn lập hợp đồng đặt cọc đất để chờ đến khi chủ mảnh đất được cấp GCNQSDĐ rồi làm thủ tục sang tên và thanh toán hết số tiền còn lại. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, khi làm hợp đồng đặt cọc đất tôi phải lưu ý những gì? Tài sản đặt cọc có bắt buộc phải là tiền không? Hợp đồng đặt cọc đất có mẫu hay không? Tôi chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Đặt cọc là gì

 

Đặt cọc được hiểu là việc đặt một khoản tiền hoặc tài sản nhất định như một biện pháp bảo đảm/ cam kết thực hiện cho một giao dịch. Thông thường, việc đặt cọc được áp dụng để đảm bảo rằng các bên tham gia hợp đồng sẽ tuân thủ các điều khoản và điều kiện của giao dịch. Nếu bên đặt cọc không tuân thủ, bên nhận cọc có thể giữ lại số tiền hoặc tài sản đó làm bồi thường hoặc phạt và ngược lại. Đặt cọc thường được sử dụng trong các giao dịch bất động sản, thuê nhà, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ, và các hợp đồng kinh doanh khác.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí  về việc đặt cọc được sử dụng trong các giao dịch nào? Gọi ngay 1900.6174

Hợp đồng đặt cọc được thể hiện dưới hình thức nào?

 

Hiện nay, pháp luật Dân sự không có quy định cụ thể về hình thức thể hiện của hợp đồng đặt cọc. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận bằng lời nói, hành vi hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với hợp đồng đặt cọc được thể hiện dưới dạng hành vi là rất ít mà chủ yếu là hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trên thực tế, trường hợp hợp đồng đặt cọc được thể hiện lời nói được thực hiện dựa trên sự tin tưởng, tình cảm giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì khi xảy ra tranh chấp rất khó đưa ra được chứng cứ chứng minh. Vì vậy, hình thức hợp đồng đặt cọc bằng văn bản là loại phổ biến hiện nay. 

dieu-328-bo-luat-dan-su-2015

Mặt khác, các văn bản liên quan như Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc nói chung và đặt cọc bất động sản nói riêng mà chỉ bắt buộc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho bất động sản mà thôi. Tuy nhiên, để hạn chế tối đã các rủi ro pháp lý và tránh phát sinh tranh chấp thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hợp đồng đặt cọc được thể hiện dưới hình thức nào? Gọi ngay 1900.6174

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về đặt cọc

 

Thông thường trong giao dịch dân sự các bên tham gia giao dịch luôn mong muốn hợp động được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, hiện nay, các bên thường thực hiện đặt cọc để đảm bảo hợp đồng được thực hiện trên thực tế theo đúng thỏa thuận và mong muốn của các bên. Tài sản sử dụng để đặt cọc thường là một khoản có giá trị như tiền hoặc tài sản hợp pháp khác của bên yêu cầu giao dịch và bên nhận cọc động ý việc đặt cọc này.

Như trên đã phân tích, mặc dù được pháp luật thừa nhận nhưng hợp đồng đặt cọc bằng lời nói thường có giá trị pháp lý không cao và rất khó chứng minh khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, việc thực hiện đặt cọc giữa các chủ thể giao dịch nên được thành lập qua văn bản hoặc được ghi thành một/ một vài điều khoản trong hợp đồng giao dịch. Đồng thời, hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản sẽ tạo cho giao dịch có tính pháp lý vững chắc, tạo ra sự ràng buộc giữa các bên tham gia giao dịch từ lúc đặt cọc đến lúc chính thức thực hiện hợp đồng.

dieu-328-bo-luat-dan-su-2015

Tài sản được các bên sử dụng để đặt cọc thông thường sẽ là tiền nhưng trong một số trường hợp có thể là những tài sản có giá trị khác. Nhưng, tài sản đó phải đảm bảo rằng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên đặt cọc. Tùy vào từng giao dịch trong từng lĩnh vực cụ thể, tài sản được sử dụng để đặt cọc có thể nhỏ hoặc bằng với giá trị bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế, để tránh rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm sẽ không quá 50% giá trị giao dịch, dưới sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch và sẽ gây ra hậu quả pháp lý cũng như trách nhiệm đối với các bên. 

Trong trường hợp giao dịch ký kết được thực hiện thì theo sự thỏa thuận của các bên phần tài sản đã sử dụng để đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc được hưởng trong quá trình giao dịch được thực hiện.

Trường hợp giao dịch mà các bên ký kết chưa được thực hiện thì xử lý như sau: 

– Giao dịch không được thực hiện do bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì tài sản sử dụng để đặt cọc trong quá trình giao kết sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;

– Giao dịch không được thực hiện do bên nhận đặt cọc có sai sót hoặc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì sẽ phải thực hiện bồi thường cho bên đặt cọc một số tiền ngang với giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về pháp luật quy định như thế nào về việc đặt cọc? Gọi ngay 1900.6174

Có phải mọi tài sản hợp pháp và có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc không?

 

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không trực tiếp quy định về khái niệm tài sản mà thể hiện dưới dạng liệt kê. Theo đó. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản được phân thành động sản và bất động sản hoặc tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. 

Tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản đặt cọc như sau: “Tài sản đặt cọc là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

dieu-328-bo-luat-dan-su-2015

Theo đó, không phải bất cứ loại tài sản hợp pháp nào cũng được phép sử dụng để đặt cọc. Tài sản được dùng để đặt cọc chỉ bao gồm tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn khác có liên quan chưa có quy định giải thích về mật có giá trị khác. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro pháp lý và những tranh chấp không đáng có, các bên nên lựa chọn tài sản đặt cọc là tiền, kim khí quý hoặc đá quý, tránh những loại tài sản mà pháp luật chưa có quy định rõ ràng và tài sản không thể chuyển giao (như nhà ở và đất đai). 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những tài sản có thể được dùng để đặt cọc? Gọi ngay 1900.6174

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn theo quy định

 

Dưới đây là mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay: 

                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                              HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

                                                                   (V/v chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

 

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………. chúng tôi gồm:           

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông:

Sinh năm:

CMND/CCCD số: ………………… do ……………………………….. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………….

Bà: .

Sinh năm: .

CMND/CCCD số: …………………. do ……………………………….. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………..

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: .

Sinh năm: .

CMND/CCCD số: ………………. do …………………………………. cấp ngày ……………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………….

Bà:

Sinh năm:

CMND/CCCD số: ………………. do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………..

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ………………… đồng (Bằng chữ : ………………………………đồng chẵn) mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng thửa đất số…………, tờ bản đồ số ………………..tại địa chỉ……………………………………………………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………………… số ……………..; số vào sổ cấp GCN số ……….. do ……………………………..cấp ngày ……………… mang tên…………………………………………………………………………………

Thông tin cụ thể như sau: 

– Diện tích đất chuyển nhượng: …….. m2 (Bằng chữ: ………………… mét vuông)

– Thửa đất:……………………….. – Tờ bản đồ:………………………………………………….

– Địa chỉ thửa đất:  …………………………………………………………………………………..

– Mục đích sử dụng:…………………………….m2

– Thời hạn sử dụng: ………………………………

– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn đặt cọc và giá chuyển nhượng

2.1. Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: …………….. kể từ ngày ……………………………, hai bên sẽ tới tổ chức công chứng để lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2.2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng thửa đất nêu trên được hai bên thỏa thuận là:…………..(Bằng chữ: …………………………………………….đồng chẵn).

Giá chuyển nhượng này cố định trong mọi trường hợp (sẽ thỏa thuận tăng hoặc giảm nếu được bên còn lại đồng ý).

Điều 3: Mức phạt cọc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể :

– Nếu Bên A từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mất số tiền đặt cọc.

– Nếu Bên B từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trả lại cho Bên A số tiền đặt cọc và chịu phạt cọc với số tiền tương ứng.

Điều 4: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau:

5.1. Bên A cam đoan

– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

– Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc nhà đất nhận chuyển nhượng nêu trên.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

5.2. Bên B cam đoan

– Những thông tin về nhân thân, về quyền sử dụng đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

– Quyền sử dụng đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.

– Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này Bên B cam đoan thửa đất nêu trên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Bên B cam đoan kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực sẽ không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.

– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 6: Điều khoản chung

– Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

– Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản, có xác nhận của người làm chứng và chữ ký của hai bên.

– Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. ….. tờ, …. ……. trang và được lập thành ….…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  ……… bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.

BÊN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên)

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí về cách lập hợp đồng đặt cọc theo chuẩn quy định, gọi ngay 1900.6174

Thời điểm có hiệu lực của đặt cọc theo quy định của BLDS 2015

 

Tại Điều 328 Bộ luật Dân sự quy định về đặt cọc nhưng không có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc. Vì vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (giao dịch) đặt cọc được xác định theo nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự đã được quy định tại điều 401. Theo quy định này, hợp đồng (giao dịch) đặt cọc được coi là có hiệu lực theo các thời điểm sau đây:

(1) Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của giao dịch đặt cọc trong văn bản đặt cọc thì giao dịch đặt cọc có hiệu lực vào thời điểm mà các bên đã thỏa thuận.

(2) Đối với trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của giao dịch đặt cọc mà giao dịch đặt cọc không có công chứng, chứng thực thì giao dịch đặt cọc có hiệu lực kể thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản đặt cọc.

(3) Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của giao dịch đặt cọc mà giao dịch đặt cọc được công chứng, chứng thực thì giao dịch đặt cọc có hiệu lực kể từ khi văn bản đặt cọc được công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Từ thời điểm hợp đồng (giao dịch) đặt cọc có hiệu lực, các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo như thỏa thuận/ cam kết. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, hợp đồng đặt cọc có thể bị sửa đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời điểm có hiệu lực của đặt cọc theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào

 

Việc xử lý tài sản đặt cọc được quy định tại Khoản 2 Điều 328 như sau: 

– Trong trường hợp giao dịch ký kết được thực hiện thì theo sự thỏa thuận của các bên phần tài sản đã sử dụng để đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc được hưởng trong quá trình giao dịch được thực hiện.

– Giao dịch không được thực hiện do bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì tài sản sử dụng để đặt cọc trong quá trình giao kết sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;

– Giao dịch không được thực hiện do bên nhận đặt cọc có sai sót hoặc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì sẽ phải thực hiện bồi thường cho bên đặt cọc một số tiền ngang với giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên và không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc thì còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, đây là giao dịch dân sự, số tiền phạt cọc các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về số tiền phạt cọc mà không bắt buộc theo quy định pháp luật. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết/ thỏa thuận thì sẽ bị phạt tiền, số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí về cách xử lý tài sản đặt cọ, gọi ngay 1900.6174

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì sao?

 

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, hai bên có thể tự thỏa thuận về số tiền phạt cọc mà bên nhận đặt cọc phải chịu (có thể là gấp 2, gấp 3,….) khi từ chối thực hiện hợp đồng.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về việc bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng, gọi ngay 1900.6174

Cẩn trọng những gì khi làm hợp đồng đặt cọc

 

Thứ nhất, nên thỏa thuận rõ ràng về việc phạt cọc. 

Hiện nay, trên thực tế, hầu hết các trường hợp khi bên nhận đặt cọc vi phạm điều khoản của hợp đồng lại chỉ chỉ thực hiện hoàn trả lại tiền đặt cọc cho bên đặt cọc mà không trả số tiền phạt cọc theo quy định pháp luật. Điều này đôi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đặt cọc và không có sự ràng buộc về nghĩa vụ đối với bên nhận đặt cọc. 

Một ví dụ điển hình cho việc này như sau: Sinh viên A đi thuê nhà vào ngày 15/06. Hai bên có thỏa thuận rằng: A sẽ đặt cọc cho chủ nhà tiền thuê nhà 01 tháng để giữ phòng. A sẽ chuyển vào ở từ ngày 01/07 và sẽ ký kết hợp đồng thuê nhà vào ngày đó. Tuy nhiên, sau đó, giá tiền phòng tăng, bên chủ nhà chỉ thông báo và trả lại tiền cọc cho A mà không chịu tiền phạt cọc. Điều này rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của A. Đồng thời việc đặt cọc này hoàn toàn không có sự ràng buộc pháp lý đối với bên chủ nhà. 

Vì vậy, khi thực hiện đặt cọc, các bên nên lập thành văn bản và thỏa thuận rõ ràng về điều khoản phạt cọc để tránh những rủi ro pháp lý và đảm bảo hợp đồng được ký kết và thực hiện theo mong muốn và thỏa thuận giữa các bên. 

dieu-328-bo-luat-dan-su-2015

Thứ hai, kiểm tra kỹ các điều khoản của hợp đồng

Trên thực tế, không ít các trường hợp xảy ra tranh chấp vì một trong các bên không đọc rõ các điều khoản của hợp đồng. Thông thường khi xảy ra trường hợp này, bên không đọc kỹ hợp đồng thường sẽ là người mất quyền lợi vì “bút sa, gà chết”. Thực trạng này thường xuất phát từ việc các bên ngại đọc và tìm hiểu hợp đồng vì ngôn ngữ khó hiểu, hợp đồng quá dài, ….

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, trước khi giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng đặt cọc nói riêng, các bên cần đọc kỹ và tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng. 

Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch (hợp đồng) đặt đọc, các bên cần lưu ý thêm những điểm sau đây: 

– Xác định đối tác tin cậy: Trước khi thực hiện giao dịch đặt cọc, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu và kiểm tra đối tác của mình. Tìm hiểu về danh tiếng, kinh nghiệm và lịch sử hoạt động của họ để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong giao dịch; 

– Kiểm tra pháp lý: Xác định liệu giao dịch và việc đặt cọc có tuân theo các quy định pháp luật hiện hành hay không. Kiểm tra các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, đảm bảo ràng buộc pháp lý và trách nhiệm của cả hai bên được thể hiện rõ ràng; 

– Sử dụng hình thức thanh toán an toàn: Chọn một hình thức thanh toán an toàn để đặt cọc, ví dụ như chuyển khoản ngân hàng hoặc sử dụng dịch vụ bên thứ ba có uy tín. Tránh sử dụng tiền mặt hoặc chuyển khoản không rõ nguồn gốc, vì điều này có thể dẫn đến mất mát tài sản và rủi ro pháp lý; 

– Lưu giữ bằng chứng: Đảm bảo rằng bạn lưu giữ tất cả các bằng chứng liên quan đến giao dịch đặt cọc. Bao gồm các phiếu thu, hóa đơn, email, thông báo hay bất kỳ tài liệu nào khác có liên quan. Điều này sẽ giúp bạn xác minh việc thanh toán và có bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp sau này. 

Nhìn chung, hoạt động đặt cọc là một hoạt động khá phổ biến hiện nay, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc luôn tiềm ẩn những rủi ro khi thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, chủ yếu là bên đặt cọc. Vì vậy, trước khi thực hiện đặt cọc, các bên tham gia cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật, các rủi ro pháp lý có thể gặp phải và cần xây dựng hệ thống các điều khoản hợp động đặt đọc chính xác và chặt chẽ. 

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí về những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 – Đặt cọc”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Tổng đài pháp luật tư vấn hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp