Mẫu giấy ủy quyền khởi kiện dân sự như thế nào?… Ủy quyền là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Ủy quyền được hiểu là quá trình chuyển giao quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm từ một người hoặc tổ chức cho người hoặc tổ chức khác. Trong quá trình ủy quyền, người ủy quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền lực và trách nhiệm cho người được ủy quyền.
Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Giấy ủy quyền khởi kiện dân sự đòi nợ” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về giấy ủy quyền khởi kiện đòi nợ? Gọi ngay: 1900.6174
Ủy quyền khởi kiện dân sự là gì?
Ủy quyền khởi kiện dân sự là quá trình một người (người ủy quyền) cho phép một người khác (người được ủy quyền) đại diện và khởi kiện thay mình trong một vụ việc dân sự. Điều này có thể xảy ra khi người ủy quyền không thể hoặc không muốn tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng. Người được ủy quyền sẽ đại diện cho người ủy quyền trong việc khởi kiện, tham gia phiên tòa và thực hiện các hành động pháp lý khác liên quan đến vụ việc.
Việc ủy quyền khởi kiện dân sự thường được thể hiện thông qua việc ký kết một văn bản/ hợp đồng ủy quyền, theo đó người ủy quyền chính thức ủy quyền cho người được ủy quyền. Văn bản này cần tuân thủ các quy định pháp luật và có thể được chứng thực hoặc công chứng theo yêu cầu của các bên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ủy quyền khởi kiện dân sự không có nghĩa là người ủy quyền mất đi quyền kiểm soát hoặc tham gia vào quá trình pháp lý. Người ủy quyền vẫn có quyền theo dõi và can thiệp vào vụ kiện theo ý muốn của mình.
>>> Xem thêm: Đơn khởi kiện dân sự đòi nợ là gì? Mẫu đơn đòi nợ mới nhất
Có được ủy quyền khởi kiện dân sự không?
Theo quy định về quyền khởi kiện tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện khởi kiện vụ án dân sự tại TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc làm đơn khởi kiện của cá nhân như sau:
– Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm giúp (hộ) đơn khởi kiện vụ án dân sự. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn khởi kiện cần phải ghi rõ thông tin của người nhờ làm đơn khởi kiện (họ tên, địa chỉ nơi cư trú). Ở phần cuối đơn, cá nhân nhờ người làm hộ đơn phải ký tên hoặc điểm chỉ;
– Đối với cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm giúp (hộ) đơn khởi kiện vụ án dân sự. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn khởi kiện cần phải ghi rõ thông tin của người đại diện hợp pháp (họ tên, địa chỉ nơi cư trú). Ở phần cuối đơn khởi kiện, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Như vậy, theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án và người đại diện hợp pháp của mình (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) để thực hiện khởi kiện dân sự. Đồng thời, người đại diện hoàn toàn có quyền trực tiếp ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện mà không cần người khởi kiện (người ủy quyền) ký tên hoặc điểm chỉ.
Điều này đồng nghĩa với việc, người nào đó bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện và tham gia tố tụng từ giai đoạn làm đơn khởi kiện để nộp đến TAND đến khi vụ án được giải quyết thông qua hợp đồng ủy quyền/ giấy ủy quyền.
Lưu ý: Đối với trường hợp nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện, người khởi kiện vẫn phải tự mình (hoặc người đại diện theo pháp luật nếu không thể tự mình thực hiện) ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Đồng thời, người trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng là chính họ mà không phải là người làm hộ đơn khởi kiện. Trường hợp này có thể hiểu việc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện giống như nhờ người khác viết hộ, đánh máy hộ đơn khởi kiện mà không phải là ủy quyền.
>>> Có được ủy quyền khởi kiện dân sự không? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu giấy ủy quyền khởi kiện dân sự mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên;
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
- BÊN ỦY QUYỀN (Bên A) :
Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………….
Số CMND: ………………. Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:………………………………..
Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………
- BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Bên B):
Họ tên:…………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………
Số CMND: ………………………. Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:……………………….
Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………….
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên A ủy quyền cho bên B được thực hiện các công việc sau đây:
- Được đại diện cho bên A tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan tới tố tụng đối với các vụ việc dân sự tranh chấp mà bên A là đương sự; ký vào các văn bản, giấy tờ nộp tiền án phí, tạm ứng án phí hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí dân sự.
- Đại diện cho bên A thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thi hành án dân sự: Ký Đơn yêu cầu thi hành án, khiếu nại về việc thi hành án dân sự; nộp tiền tạm ứng hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí thi hành án dân sự.
- THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Văn bản ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi được thay thế văn bản ủy quyền khác.
- CAM KẾT
Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
>>> Mẫu giấy ủy quyền khởi kiện dân sự mới nhất? Gọi ngay: 1900.6174
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền khởi kiện dân sự
(1) Ghi thời gian, địa điểm làm hợp đồng/ giấy ủy quyền (ví dụ như: Hải Phòng, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi rõ thông tin của bên ủy quyền (người khởi kiện)- bên A, như sau:
– Đối với bên ủy quyền là cá nhân thì ghi rõ họ tên;
– Đối với bên ủy quyền là người chưa thành niên, người mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì cần ghi rõ họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;
– Đối với bên ủy quyền là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức và ghi họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(3) Ghi rõ nơi cư trú của bên ủy quyền tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
– Đối với bên ủy quyền là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú. Ví dụ: Lê Thị M. Địa chỉ cư trú tại thôn A, xã B, huyện C, thành phố D;
– Đối với bên ủy quyền là cơ quan, tổ chức, thì ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Ví dụ: Công ty cổ phần HKA. Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 đường M, phường H, quận M thành phố Hà Nội.
(4) Ghi rõ thông tin người được ủy quyền – bên B (tương tự phần trên).
(5) Trình bày rõ ràng, cụ thể nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, công việc được ủy quyền và thời hạn ủy quyền theo thỏa thuận của 02 bên (có thể thay đổi những nội dung này trong đơn mẫu cho phù hợp với nhu cầu của các bên).
(6) Ký tên
– Đối với bên ủy quyền là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân ủy quyền đó;
– Đối với bên ủy quyền là người chưa thành niên, người mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì phải có chữ ký và điểm chỉ của người đại diện hợp pháp đó;
– Nếu người ủy quyền, người đại diện hợp pháp của họ không nhìn được, không biết chữ, không thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc không thể tự mình ký tên/ điểm chỉ thì người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự làm chứng và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì con dấu được sử dụng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Trường hợp người ủy quyền không biết chữ thì phải có xác nhận và chữ ký của người làm chứng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Khởi kiện dân sự ở đâu? Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất
Một số trường hợp không được ủy quyền khởi kiện dân sự
(1) Ly hôn: Đối với việc ly hôn, đương sự không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trong trường hợp cha, mẹ hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì không được coi là ủy quyền mà họ là người đại diện theo quy định khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
(2) Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Trong trường hợp người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ án/việc dân sự với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau thì không được phép thực hiện ủy quyền cho nhau theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
(2) Đang là người đại diện theo pháp luật của một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án/ việc dân sự thì không được phép thực hiện ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ngoài ra, có một số trường hợp không được ủy quyền dân sự khác như sau:
– Đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ buộc phải có mặt tại nơi đăng ký kết hôn mà không được ủy quyền cho người khác.
– Công chứng di chúc của mình theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014.
– Gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp người khởi kiện có thể ủy quyền cho người khác về việc khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên cũng như tính minh bạch trong hoạt động ủy quyền, khởi kiện và tố tụng, pháp luật đã quy định một số trường hợp mà các chủ thể không được phép ủy quyền khởi kiện dân sự.
Thông thường, việc khởi kiện dân sự sẽ được lập thành văn bản và gửi kèm theo đơn khởi kiện để Tòa án biết về việc khởi kiện này. Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà thực hiện theo yêu cầu của các bên.
>>> Một số trường hợp không được ủy quyền khởi kiện dân sự? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Giấy ủy quyền khởi kiện dân sự đòi nợ” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |