Thuế nhập khẩu vải từ trung quốc là bao nhiêu? Hồ sơ nhập khẩu

Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc nhận được nhiều sự quan tâm của dân buôn hoặc sản xuất vải, quần áo. Bởi vải là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều hiện nay, đặt biệt là vải nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây cũng là mặt hàng, phải chịu thuế khi nhập khẩu, vì vậy, khi cá nhân, tổ chức nhập khẩu vải, phải đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và mới nhất về thuế nhập khẩu vải từ Trung quốc. Trong quá trình tìm hiểu thông tin về vấn đề trên, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 6174, để được tư vấn giải đáp. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định về mức thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc. Gọi ngay: 1900.6174

Mã HS nhập khẩu vải từ trung quốc

 

Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc có mã HS code cho từng loại vải khác nhau và có mức thuế khác nhau, và mỗi loại vải chia thành nhiều loại vải khác nhau: vải cotton, vải polyester; dệt kim… mỗi một loại vải sẽ có mức thuế khác nhau. Dưới đây là các mã HS thường được sử dụng cho từng loại vải nhập khẩu phổ biến:

1. Các mã HS thường được áp dụng cho vải cotton bao gồm:

– Mã HS cho sợi bông (Cotton Yarn): 5205

– Mã HS cho vải dệt từ sợi bông (Cotton Fabrics): 5206

2. Đối với vải polyester, các mã HS thường áp dụng:

– Mã HS cho sợi tổng hợp từ polyester (Synthetic Filament Yarn): 5402

– Mã HS cho sợi staple tổng hợp (Synthetic Staple Fibers): 5407

3. Vải jean thường được phân loại dưới các mã HS:

– Mã HS cho vải dệt từ sợi bông (Woven Fabric of Cotton): 5209

– Mã HS cho vải dệt từ sợi tổng hợp (Woven Fabric of Synthetic Fibers): 5210

4. Vải lụa được áp dụng mã HS:

– Mã HS cho sợi lụa và phế liệu lụa (Silk Yarn and Silk Waste): 5007

5. Vải công nghệ cao thường sử dụng các mã HS:

– Mã HS cho sợi staple tổng hợp (Synthetic Staple Fibers): 5407

– Mã HS cho Vải pile, bao gồm cả vải “pile dài” và vải terry (Pile Fabrics, Including “Long Pile” Fabrics and Terry Fabrics): 6001

Ngoài các loại vải phổ biến kể trên, một số loại vải khác cũng có mã HS cụ thể kèm theo mức thuế nhập khẩu:

– Mã HS cho vải len (95% wool và 5% polyester): 51121100.

– Mã HS cho vải sợi polyester 100%: 54023300.

– Mã HS cho vải dệt thoi khổ hẹp 100% bông hoặc tơ tằm: Mã HS là 58061020 hoặc 58061010.

– Mã HS cho thảm và dệt trải sàn: 5702.

– Mã HS cho vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa: 51130000.

– Mã HS cho vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m²: 52081100.

– Mã HS cho vải dệt khác: 52082900.

– Mã HS cho vải Ikat: 52084110.

thue-nhap-khau-vai-tu-trung-quoc-5

Việc xác định đúng mã HS cho từng loại vải nhập khẩu từ Trung Quốc không chỉ giúp tuân thủ quy định hải quan mà còn xác định đúng mức thuế nhập khẩu và VAT cần thiết. Mỗi loại vải có mã HS riêng, đi kèm với mức thuế khác nhau, yêu cầu người nhập khẩu phải hiểu rõ và áp dụng chính xác để đảm bảo các thủ tục hải quan được thực hiện một cách suôn sẻ.

>>> Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc là bao nhiêu? Luật sư giải đáp miễn phí thuế nhập khẩu là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thuế nhập khẩu vải từ Trung quốc

 

Thuế nhập khẩu là loại thuế áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm bảo vệ thị trường nội địa, khuyến khích sản xuất trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Khi nhập khẩu vải từ Trung Quốc, có ba loại thuế chính mà bạn cần lưu ý:

– Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT): Thuế VAT đối với vải may mặc thường dao động từ 5% đến 10%. Mức thuế cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại vải và mã HS (Harmonized System) tương ứng.

– Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi: Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành đối với vải may mặc dao động từ 5% đến 20%, tùy thuộc vào mã HS của từng loại vải. Mã HS là mã phân loại hàng hóa theo hệ thống quốc tế, giúp xác định mức thuế nhập khẩu chính xác cho từng loại sản phẩm.

– Thuế Ưu Đãi Đặc Biệt: Một số loại vải có thể được áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí và điều kiện nhất định theo các hiệp định thương mại với Việt Nam

Vải may mặc không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, việc nhập khẩu vải không cần giấy phép đặc biệt nào mà chỉ cần tuân thủ các thủ tục nhập khẩu thông thường. Đặc biệt, đối với vải nhập khẩu từ Trung Quốc, mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% nếu cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hưởng ưu đãi thuế.

>>> Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc là bao nhiêu? Luật sư giải đáp miễn phí về thủ tục nhập khẩu vải từ Trung Quốc. Gọi ngay: 1900.6174

Cách tính thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc

 

Hiểu rõ cách tính thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc là điều cần thiết để có thể dự trù chi phí một cách chính xác và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Dựa vào Luật thuế xuất nhập khẩu, có ba phương pháp chính để tính thuế nhập khẩu, bao gồm tính theo tỷ lệ phần trăm, tính theo thuế tuyệt đối và tính thuế hỗn hợp.

thue-nhap-khau-vai-tu-trung-quoc-7

1. Tính Thuế Nhập Khẩu Theo Tỷ Lệ Phần Trăm

Phương pháp tính thuế này dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa nhập khẩu. Công thức cụ thể như sau:

Thuế NK = (Số lượng hàng hóa NK x Giá tính thuế của mỗi đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế NK

2. Tính Thuế Nhập Khẩu Theo Thuế Tuyệt Đối

Phương pháp này áp dụng một mức thuế cố định cho mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Công thức tính như sau:

Thuế NK = Số lượng hàng hóa NK x Giá trị thuế NK mà cơ quan hải quan ấn định

3. Tính Thuế Nhập Khẩu Theo Phương Pháp Hỗn Hợp

Phương pháp hỗn hợp kết hợp cả hai phương pháp trên, nghĩa là tổng số thuế nhập khẩu phải nộp được tính bằng cách cộng cả thuế theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Công thức tính như sau:

Thuế NK = (Số lượng hàng hóa NK x Giá tính thuế của mỗi đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế NK) + (Số lượng hàng hóa NK x Giá trị thuế NK mà cơ quan hải quan ấn định)

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các quy định và công thức tính thuế để đảm bảo tuân thủ đúng luật và tối ưu hóa chi phí nhập khẩu.

>>> Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc là bao nhiêu? Luật sư giải đáp miễn phí về mã HS code nhập khẩu vải? Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ hải quan nhập khẩu nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc

 

Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, bao gồm vải từ Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ và chính xác để đăng ký giấy phép nhập khẩu. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

Đơn Đăng Ký Nhập Khẩu: Đơn đăng ký nhập khẩu là tài liệu cơ bản đầu tiên mà doanh nghiệp cần chuẩn bị. Đơn này phải bao gồm các thông tin chi tiết sau:

– Thông tin về công ty nhập khẩu (tên, địa chỉ, mã số thuế, v.v.)

– Mô tả chi tiết hàng hóa (loại vải, chất liệu, màu sắc, v.v.)

– Số lượng và giá trị hàng hóa

– Xuất xứ hàng hóa

– Mã HS (Harmonized System) của hàng hóa

– Các thông tin liên quan khác như điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng.

Hợp Đồng Mua Bán: Hợp đồng mua bán là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó nêu rõ các điều khoản và điều kiện thương mại của giao dịch. Các nội dung chính trong hợp đồng bao gồm:

– Thông tin về bên bán và bên mua

– Mô tả hàng hóa và điều kiện giao hàng

– Giá trị hợp đồng và điều kiện thanh toán

– Thời gian và địa điểm giao nhận hàng

– Các điều khoản về bảo hành, khiếu nại và giải quyết tranh chấp.

Giấy Chứng Nhận Nguồn Gốc Hàng Hóa: Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa xác nhận xuất xứ của hàng hóa và thường do cơ quan chứng nhận trong nước hoặc quốc tế cấp. Chứng nhận này rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa được hưởng các ưu đãi thuế quan nếu có. Nội dung cần có:

– Tên và địa chỉ nhà sản xuất

– Mô tả hàng hóa

– Nước xuất xứ

– Thông tin về nhà nhập khẩu

Chứng Từ Vận Chuyển: Chứng từ vận chuyển là loại chứng từ nêu rõ thông tin về hàng hoá được vận chuyển. Các chứng từ cần thiết bao gồm:

– Hóa đơn vận chuyển (Commercial Invoice): Ghi nhận thông tin hàng hoá

– Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill): Chứng từ xác nhận việc vận chuyển hàng hóa qua đường biển hoặc đường hàng không.

– Chứng từ vận chuyển đa phương thức (Multimodal Transport Document): Chứng từ cho các phương thức vận chuyển kết hợp.

– Chứng từ vận chuyển đường sắt (Railway Consignment Note): Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.

Ngoài các giấy tờ trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các giấy tờ pháp lý khác như:

– Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giấy phép đăng ký doanh nghiệp: Chứng nhận doanh nghiệp đã được đăng ký hợp pháp.

– Giấy phép đầu tư nước ngoài: Nếu có yếu tố đầu tư nước ngoài, cần có giấy phép đầu tư tương ứng.

– Các giấy tờ liên quan khác: Theo yêu cầu của cơ quan chức năng, tùy thuộc vào loại hàng hóa và quy định hiện hành.

>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu túi xách hiện nay là bao nhiêu?

Thời điểm tính và nộp thuế nhập khẩu

 

Thời điểm tính thuế nhập khẩu

 

Thời điểm tính thuế nhập khẩu là được xác định vào khoảng thời gian khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký tờ khai hải quan. 

Cụ thể, doanh nghiệp cần đăng ký tờ khai hải quan trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Việc đăng ký này là bắt buộc để xác định trị giá và thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu.

Thời điểm nộp thuế nhập khẩu

 

Thời điểm nộp thuế nhập khẩu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

– Trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa: Đây là thời điểm chuẩn mực để nộp thuế nhập khẩu, nhằm đảm bảo hàng hóa được thông quan hoặc giải phóng kịp thời.

– Sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa: Áp dụng cho những doanh nghiệp được ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan. Hạn chót để nộp thuế trong trường hợp này là ngày thứ 10 của tháng kế tiếp.

– Được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng: Nếu doanh nghiệp được bảo lãnh số thuế phải nộp, có thể nộp thuế sau thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp thêm tiền chậm nộp. Thời gian bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Có những trường hợp đặc biệt liên quan đến phân tích, giám định hoặc xác định giá chính thức của hàng hóa mà thời điểm nộp thuế có thể bị ảnh hưởng:

– Tạm nộp thuế theo giá khai báo: Khi cần giám định hoặc phân tích để xác định chính xác số thuế phải nộp, doanh nghiệp sẽ tạm nộp thuế theo giá khai báo ban đầu.

– Giá trị hàng hóa sau khi giám định cao hơn giá trị hàng hóa nộp thuế trước đó: Nếu kết quả giám định hoặc phân tích…  cho thấy giá trị hàng hóa cao hơn giá trị được tính để nộp thuế ban đầu, số tiền thuế phải nộp sẽ tăng lên. Thời hạn nộp số tiền thuế bổ sung là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan.

– Giá trị hàng hóa sau khi giám định thấp hơn giá trị hàng hóa nộp thuế trước đó: Nếu kết quả cho thấy giá trị hàng hóa thấp hơn, doanh nghiệp sẽ nộp thừa tiền thuế. Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ thông báo để doanh nghiệp kê khai bổ sung. Khoản tiền thuế nộp thừa có thể được xin hoàn hoặc bù trừ vào các lần nhập khẩu tiếp theo.

Việc nắm rõ thời điểm tính và nộp thuế nhập khẩu giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh những rủi ro pháp lý. Doanh nghiệp nên liên tục cập nhật các quy định mới nhất và thực hiện đúng quy trình để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả.

thue-nhap-khau-vai-tu-trung-quoc-3

>>> Luật sư giải đáp miễn phí về thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc? Gọi ngay: 1900.6174

Lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc

 

Để đảm bảo quá trình nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc về Việt Nam diễn ra một cách thuận tiện. Doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điều sau  đây: 

Trước khi bắt đầu quá trình nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc, bao gồm:

– Quy định về mã HS: Mỗi loại vải có một mã HS khác nhau, quyết định mức thuế và các quy định hải quan áp dụng. Đảm bảo xác định đúng mã HS cho từng loại vải mà bạn nhập khẩu

– Thuế nhập khẩu: Xác định rõ mức thuế nhập khẩu đối với từng loại vải để tính toán chi phí một cách chính xác.

– Yêu cầu về chứng từ và quy trình hải quan: Đảm bảo hiểu rõ các giấy tờ cần thiết và quy trình thủ tục hải quan để tránh các rắc rối không cần thiết.

– Hiểu rõ quy định pháp lý: Đảm bảo hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc nhập khẩu vải may mặc trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu để tránh xảy ra những rủi ro pháp lý. 

– Nắm rõ về thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ vải may mặc tại Việt Nam để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

– Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp: Hiểu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi

Mã HS (Hệ thống Mã số Hải quan) là yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu. Đảm bảo rằng bạn đã:

– Xác định chính xác mã HS: Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế và quy định hải quan áp dụng.

– Kiểm tra và đối chiếu với quy định hiện hành: Đảm bảo mã HS bạn sử dụng phù hợp với quy định của cả Trung Quốc và Việt Nam.

*Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng các chứng từ cần thiết cho quá trình nhập khẩu, bao gồm:

– Hợp đồng mua bán: Chi tiết về điều khoản thương mại giữa bạn và nhà cung cấp.

– Hóa đơn xuất khẩu: Thể hiện giá trị hàng hóa và điều kiện thanh toán.

– Danh mục hàng hóa: Liệt kê chi tiết các loại vải và số lượng nhập khẩu.

– Chứng từ xuất xứ: Xác nhận nguồn gốc của hàng hóa.

– Giấy tờ hải quan: Đảm bảo các giấy tờ này đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật.

Trước khi tiến hành nhập khẩu, bạn nên:

– Thực hiện kiểm tra chất lượng: Đảm bảo vải may mặc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường Việt Nam.

– Kiểm tra xuất xứ: Xác định rõ nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các quy định về xuất xứ và tránh các vấn đề pháp lý.

– Đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng: Kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng may mặc để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

tham gia thị trường để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật.

Việc nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý. Bằng cách kiểm tra kỹ càng các quy định pháp lý, xác định mã HS chính xác, chuẩn bị đầy đủ chứng từ, kiểm tra chất lượng và xuất xứ sản phẩm, tuân thủ quy định an toàn và chất lượng, cũng như nắm rõ thị trường, bạn có thể đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.

Nhập khẩu vải từ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam, giúp duy trì và phát triển sản xuất trong nước. Với sự đa dạng về chủng loại và giá cả cạnh tranh, vải từ Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý, chuẩn bị đầy đủ chứng từ, và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các quy định sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế từ nguồn cung này, đồng thời tránh được những rủi ro không đáng có, góp phần nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh.

>>>Xem thêm: Tính thuế nhập khẩu quần áo như thế nào?

Trên đây, là toàn bộ thông tin, quy định về thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc. Vải là mặt hàng được nhập khẩu nhiều và phổ biến, nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc của mọi người. Vải được chia thành nhiều loại khác nhau, và mỗi loại vải sẽ có mức thuế khác nhau. Khi nhập khẩu vải, người nhập khẩu cũng cần quan tâm đến một số tiêu chí tên loại hàng hoá, chất liệu loại vải; để xác định thông tin mã HS code; công dụng của vải.

Mong rằng những thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các quy định về thuế nhập khẩu vải. Nếu có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được tư vấn giải đáp. 

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp