Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? Xử lý hành vi trốn thuế như thế nào?

Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế đều sẽ bị xử lý bằng những chế tài mà pháp luật quy định tùy theo mức độ của hành vi trốn thuế. Đối với hành vi vi phạm này, chủ thể vi phạm có thể là cá nhân, tổ chức hay các doanh nghiệp. Vậy, câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp doanh nghiệp trốn thuế thì ai là người chịu trách nhiệm? Những hành vi nào của doanh nghiệp được coi là hành vi trốn thuế? …

Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? Gọi ngay: 1900.6174

Thế nào là hành vi trốn thuế?

 

Trốn thuế được hiểu là việc không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Hành vi trốn thuế được thực hiện thông quá các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế. 

tron-cong-ty-tron-thue-ai-chiu-trach-nhiem

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi trốn thuế. Một trong số đó là lòng tham lợi ích cá nhân, khi người ta muốn giữ lại một phần lớn thu nhập của mình mà không chịu trách nhiệm công dân. Họ có thể sử dụng các biện pháp gian lận, bao gồm khai báo thông tin sai lệch, che giấu thu nhập hoặc chuyển tiền qua các quốc gia có thuế thấp để tránh sự kiểm tra từ cơ quan thuế. 

Hành vi trốn thuế gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Đầu tiên, nó làm giảm nguồn lực tài chính của nhà nước, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ công và phát triển kinh tế. Thứ hai, sự bất công xã hội gia tăng khi một số người không chịu trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Cuối cùng, trốn thuế là một dạng vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của luật pháp.

>>> Xem thêm: Trốn thuế có đi tù không? Hình phạt đối với hành vi trốn thuế

Công ty trốn thuế ai là người phải chịu trách nhiệm?

 

Như trên đã phân tích, chủ thể của hành vi trốn thuế có thể là cá nhân, tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự mà BLHS quy định.

Căn cứ luật Doanh nghiệp năm 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người có quyền và nghĩa vụ thay mặt doanh nghiệp thưc hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp.

Do đó, khi có vấn đề xảy ra thì người đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác.

Theo quy định pháp luật hiện nay, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau :

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách nghiêm chỉnh, cẩn trọng, trung thực, đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp;

– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp mà mình đại điện, không được phép lạm dụng chức vụ, quyền hạn và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để trục lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp những thông tin về doanh nghiệp mình, người có liên quan đến mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp.

– Phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế.

Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp kế toán và các cá nhân khác trong doanh nghiệp có trách nhiệm với nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp cũng có thể phải liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm chính vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Do đó, khi hành vi trốn thuế thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những cá nhân bị truy tố có thể là bất kỳ ai trong doanh nghiệp có liên quan đến hành vi trốn thuế, kể cả: kế toán, kế toán trưởng, chuyên viên xuất nhập khẩu, đại diện pháp lý của công ty trong việc ký hợp đồng, các giám đốc hay cũng có thể là các thành viên trong hội đồng thành viên, cổ đông. Những cá nhân bị truy tố không nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện hành vi trốn thuế mà có thể bị truy tố về tội đồng phạm.

>>> Công ty trốn thuế ai là người phải chịu trách nhiệm? Gọi ngay: 1900.6174

Các hành vi bị coi là trốn thuế

 

Như trên đã phân tích, trốn thuế được hiểu là việc người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc thực hiện không đầy đủ. Trốn thuế được thể hiện dưới những hành vi cụ thể sau: 

–  Doanh nghiệp không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn so với giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán đó và bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế;

– Sử dụng những loại hàng hoá được xét miễn thuế, miễn thuế không phù hợp với mục đích quy định mà không thực hiện việc khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế đối với hàng hóa đó với cơ quan quản lý thuế;

– Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán, sổ kế toán của doanh nghiệp nhằm mục đích giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm theo quy định pháp luật;

cach-cong-ty-tron-thue-ai-chiu-trach-nhiem

– Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, miễn, giảm;

– Sử dụng những chứng từ, tài liệu, hoá đơn không phù hợp với quy định pháp luật trong các trường hợp khác nhằm mục đích xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn, khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận; 

– Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh;

– Hàng hoá được vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

>>> Xem thêm: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân để làm gì?

Hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào?

 

Theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Thứ nhất, trách nhiệm hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020. 

Theo đó, mức xử phạt hành chính cụ thể đối với hành vi trốn thuế như sau:

– Phạt tiền bằng với số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế;

– Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi thực hiện hành vi trốn thuế;

– Phạt tiền bằng 02 lần số thuế tiền trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế thực hiện một hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng;

– Phạt tiền bằng 2,5 lần số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng;

– Phạt tiền bằng 03 lần số thuế trốn đối với ncá nhân nộp thuế thực hiện một hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng trở lên;

Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc cá nhân phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định pháp luật;

– Nếu hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt theo quy định pháp luật thì cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế không bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đủ số tiền thuế trốn không nộp, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn;

– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ khai thuế (nếu có)…

Thứ hai, trách nhiệm hình sự

Mức phạt đối với tội trốn thuế quy định tại Điều 200 BLHS. Theo đó, pháp luật hình sự quy định hai hệ thống khung hình phạt tùy theo chủ thể phạm tội là cá nhân hay tổ chức. Cụ thể như sau: 

(1) Với cá nhân

* Khung 01: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đồng hoặc phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm khi thực hiện hành vi trốn thuế mà thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị phạt tù về một trong các tội theo được quy định tại Khoản 1 Điều 200 BLHS mà chưa được xóa án tích.

* Khung 02: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm áp dụng đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Thực hiện hành vi trốn thuế một cách có tổ chức;

– Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội;

– Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 03: Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm: Áp dụng đối với hành vi trốn thuế mà số tiền trốn thuế từ 1.000.000.000 đồng trở lên. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau: 

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 đến 05 năm;

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(2) Với pháp nhân thương mại

* Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: 

Áp dụng đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong những trường hợp sau đây: 

– Số tiền trốn nộp thuế từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Số tiền trốn nộp thuế 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 nhưng trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về những tội phạm được quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 200 BLHS chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

* Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng: 

Áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Thực hiện hành vi trốn thuế một cách có tổ chức;

– Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

mau-cong-ty-tron-thue-ai-chiu-trach-nhiem

* Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm: 

Áp dụng đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội mà số tiền trốn từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: 

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; 

– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm

Lưu ý: Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị áp dụng hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi trốn thuế là hành vi bất hợp pháp. Đối với doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, người chịu trách nhiệm về hành vi này có thể là bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp có liên quan đến hành vi trốn thuế. Ví dụ như: người đại diện theo pháp luật, kế toán, giám đốc công ty, … hoặc bất kỳ người nào có liên quan. Người bị truy cứu trách nhiệm pháp luật về hành vi trốn thuế không nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện mà có thể là người giúp sức, hỗ trợ trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm.  

>>> Hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài Pháp luật về vấn đề Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp