Tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào? Từ những thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, đã tồn tại những loại thuế đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa tương tự như đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu hoặc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo thời gian, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng quan trọng, trở thành công cụ và cánh tay đắc lực của mỗi quốc gia. Sau khi đã tìm hiểu kỹ về kiến thức pháp luật, Tổng Đài Pháp Luật xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
>>> Tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Hiện nay, định nghĩa thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được quy định một cách cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ được xem là đặc biệt, chúng cần được điều tiết mạnh mẽ nhằm một số mục đích nhất định như hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hơn thế nữa, về bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt được xem là thuế gián thu do người tiêu dùng chịu, tức là đánh trực tiếp vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt được sản xuất, kinh doanh bởi các doanh nghiệp hay nhập khẩu các loại hàng hóa vào Việt Nam theo diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh những dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong tiếng Anh, Thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng với tên gọi là: Special consumption tax.
* Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất, phạm vị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không lớn, khá hẹp. Khác với các loại thuế gián thu khác, chúng có đối tượng chịu thuế rộng, bao quát hầu hết các mặt hàng, dịch vụ được tiêu thụ, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tập trung đánh thuế lên một số mặt hàng và dịch vụ nhất định với mục đích điều tiết chúng một cách mạnh mẽ. Đây là những mặt hàng hoặc dịch vụ không được Nhà nước khuyến khích sử dụng, ví dụ như thuốc lá, bia, rượu, xăng,..
Nói chung đa số là các loại hàng hóa gây hại cho sức khỏe. Tùy theo quan điểm, nhận thức của mỗi quốc gia, mà danh mục những hàng hóa dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu, vì chính sách cũng như chủ trương trong việc hướng dẫn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt.
Thứ hai, thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỷ lệ. Tùy theo quan điểm của hệ thống pháp luật mỗi nước mà thuế suất tỉ lệ hoặc thuế suất cố định được quy định làm căn cứ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Và thuế suất của loại thuế này thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
Dù là quy định căn cứ vào thuế suất tỷ lệ hay thuế suất cố định thì các quốc gia cũng đều quy định thuế suất ở mức cao, thậm chí là rất cao so với thuế suất của các loại thuế khác. Điều này nhằm mục đích hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, đánh thuế ở mức cao để người tiêu dùng ít sử dụng lại vì những mặt hàng này đặc biệt, thường là hàng hóa gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ngoài ra còn giúp điều tiết thu nhập của những đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, từ đó tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được đánh vào một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu. Cùng một mặt hàng đều phải chịu thuế tiêu thụ, ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi chuyển qua khâu lưu thông thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nữa. Đây có thể được xem là một đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt để phân biệt đối với những loại thuế gián thu khác.
* Vai trò của Thuế thu nhập đặc biệt
Một là, Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà nước thực hiện tốt chính sách quản lý đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, góp phần đẩy mạnh, gia tăng quá trình sản xuất, quy mô kinh doanh đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ.
Hai là, Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một trong những công cụ kinh tế của Nhà nước giúp điều tiết, cân bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý.
Ba là, Thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng như một công cụ quan trọng với mục đích ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có phạm vi đánh thuế hẹp hơn nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác, do đó số tiền thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
>>> Xem thêm: Tính thuế thu nhập cá nhân theo năm như thế nào?
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào?
Để tính được thuế tiêu thụ đặc biệt ta cần căn cứ vào giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Trong đó, số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Công thức tính thuế như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt
= Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt X Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. |
Cụ thể, đối với những trường hợp như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Thứ nhất, đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa là xăng, dầu các loại) do những tổ chức, cơ sở kinh doanh nhập khẩu sau đó kinh doanh bán ra và hàng hóa được sản xuất trong nước thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Trong đó:
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Cụ thể:
– Trường hợp cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hàng hóa là xăng các loại), cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh, bán hàng thông qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra quy định. Cơ sở nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu là xăng, dầu các loại), cơ sở sản xuất bán hàng ra thông qua các đại lý bán đúng theo giá quy định của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và chỉ được hưởng thêm hoa hồng thì giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng làm giá căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc.
– Trường hợp cơ sở nhập khẩu hàng hóa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ mặt hàng là ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại), cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ ô tô dưới 24 chỗ) lưu thông hàng hóa cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chính của các cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra nhưng với điều kiện không được thấp hơn 7% so với giá bán ra bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại.
– Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hàng hóa là ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xăng các loại) và giá bán của cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ ô tô dưới 24 chỗ) đã thấp hơn 7% so với giá bán ra bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là giá do cơ quan thuế đã ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Nếu cơ sở kinh doanh thương mại là những cơ sở kinh doanh bé không có quan hệ như công ty mẹ, công ty con hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ với các cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại. Còn đối với quan hệ công ty mẹ, công ty con thì được xác định theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, chuyên lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bán hàng ra cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì:
– Đối với cơ sở nhập khẩu hàng hóa là ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng với điều kiện không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: Tổng Giá tính thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có) và thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ nếu thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
– Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thứ hai, đối với hàng nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định tại khâu nhập khẩu như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu |
Trong đó: Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế sẽ không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Thứ ba, đối với những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế sẽ không loại trừ giá trị của vỏ bao bì, vỏ chai. Đối với loại mặt hàng bia chai nếu có trường hợp đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý thì cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai nhưng số tiền đặt cược phải tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được và phải đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ tư, đối với những hàng hóa gia công thuộc diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá bán loại hàng hóa này là giá bán hàng hóa của cơ sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán.
Thứ năm, đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa những cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc đã sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất hàng hóa. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được coi là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ sáu, đối với hàng hóa được bán ra, kinh doanh theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định là giá bán của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Thứ bảy, đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ bán ra.
– Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng về bán các loại thẻ hội viên, vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp nếu các cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ khác này không cần phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đối với việc kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính là tổng doanh thu từ việc kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng trừ đi số tiền trả thưởng cho khách hàng;
– Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là số doanh thu bán vé đặt cược khi đã trừ đi số tiền trả thưởng;
– Đối với việc kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định là số doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm;
– Đối với kinh doanh xổ số thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ tám, đối với các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng trong nội bộ hay biếu, tặng, cho, khuyến mại thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ này.
Thứ chín, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch bao gồm cả những khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ được quy định cụ thể tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
>>> Tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Những loại hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể kể đến như:
- Bia;
- Bài lá;
- Rượu;
- Xăng;
- Thuốc lá, xì gà;
- Tàu bay, du thuyền;
- Vàng mã, hàng mã;
- Điều hòa có công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Xe mô tô 3 bánh, xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3;
- Xe ô tô vừa chở người, kể cả ô tô dưới 24 chỗ, vừa chở hàng trên 2 hàng ghế, có thiết kế vách ngăn giữa khoang chở người và khoang chở hàng.
Những loại dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể kể đến như:
- Kinh doanh xổ số;
- Massage, karaoke;
- Quán bar, vũ trường;
- Kinh doanh đặt cược;
- Kinh doanh trò chơi điện tử, sòng bài casino;
- Kinh doanh golf bao gồm thẻ hội viên, vé chơi golf.
Có thể thấy, danh sách này có chứa những hàng hóa, dịch vụ gây hại được cho sức khỏe con người hoặc những dịch vụ xa xỉ, đắt đỏ, không cần thiết và không phù hợp với hoàn cảnh chung của xã hội. Do đó bia, rượu cũng là một trong những loại hàng hóa được thêm vào danh sách này.
>>> Những đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Gọi ngay: 1900.6174
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất, Đối tượng là hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán ra, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu, bao gồm:
- Hàng hóa do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả sản phẩm, hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ hàng hóa là ô tô dưới 24 chỗ bán cho doanh nghiệp chế xuất;
- Những cơ sở kinh doanh, sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu tạm xuất tái nhập theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu với trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu thì không bắt buộc phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hóa này phải nộp thuế TTĐB;
- Hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất bán ra hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo đúng quy định, thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế;
- Hàng hóa được sản xuất trong nước mang ra nước ngoài để bán tại những hội chợ triển lãm.
Thứ hai, Đối tượng là hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc các trường hợp sau:
- Loại hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại nhằm khắc phục hậu quả, khó khăn do thiên tại, bệnh dịch…;
- Quà biếu, tặng từ những tổ chức nước ngoài cho tổ chức cơ quan nhà nước hay quà biếu tặng cho các cá nhân tại Việt Nam.
- Hàng nhập khẩu của các nước láng giềng, hoặc nước ngoài mượn lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu. Những hàng hóa được vận chuyển này không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài, chỉ mượn lãnh thổ Việt nam trong một thời gian ngắn để lưu kho, truyền tải.
- Hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào hoặc từ khu đặc biệt của lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, làm thủ tục nhập khẩu sau đó làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó trong thời hạn nếu không cần phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu thì không bắt buộc phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu;
- Hàng tạm nhập khẩu để tham dự các hội chợ hay triển lãm, để giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài phải tái xuất khẩu theo thời gian quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đồ dùng cá nhân, hành lý của tổ chức cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan ngoại giao theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật thì được miễn thuế TTĐB;
- Hàng hóa xách tay, được xách theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu với mục đích bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định pháp luật.
Thứ ba, Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa trong nước bán vào khu chế xuất và chỉ được sử dụng trong khu phi thuế, hàng hóa được mua bán, kinh doanh giữa các khu phi thuế quan với nhau. Nhưng lưu ý trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu chế xuất áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và hàng hóa là xe ô tô chở người dưới 24 chỗ;
Thứ tư, Máy bay, du thuyền có giá trị lớn thường được sử dụng vào mục đích kinh doanh là vận chuyển hàng hóa, hành khách hoặc kinh doanh du lịch; những máy bay sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng của đất nước;
Thứ năm, Về các loại phương tiện di chuyển đặc biệt như: xe ô tô cứu thương, xe chở tội phạm, xe tang lễ, xe có chỗ ngồi và chỗ đứng từ 24 người trở lên và các loại xe trong khu vui chơi, thể thao và các loại xe chuyên dụng không đăng ký lưu hành và tham gia giao thông;
Thứ sáu, Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, được thiết kế theo các nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
>>> Những đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Gọi ngay: 1900.6174
So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt
Tiêu chí so sánh | Thuế tiêu thụ đặc biệt | Thuế giá trị gia tăng |
Mục đích | Nhằm điều tiết thu nhập và hoạt động tiêu dùng của người dân, góp phần tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý chặt chẽ sản xuất kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ không cần thiết, đắt đỏ. | Góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, mở rộng thêm lưu thông và phân phối hàng hóa. |
Phạm vi áp dụng | Phạm vi hạn chế, đánh thuế đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, đắt đỏ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc không được Nhà nước khuyến khích sử dụng, không phù hợp với hoàn cảnh chung của xã hội. | Phạm vi rộng, phát sinh bao quát trong quá trình sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu thụ |
Đối tượng nộp thuế | Các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc danh sách hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt | Các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa, hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ |
Căn cứ tính thuế | Dựa trên hai căn cứ:
• Giá tính thuế: giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu khác. · • Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định. |
Cũng dựa trên hai căn cứ:
• Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT. • Thuế suất: phụ thuộc vào từng phần danh mục hàng hóa nhất định. |
Trong quá trình tính toán các khoản thuế phải nộp, có rất nhiều kế toán và doanh nghiệp nhầm lẫn giữa hai loại thuế là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Do đó, dẫn tới trường hợp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và bị phạt. Chính vì vậy, cần phân biệt rõ ràng được những điểm khác nhau của Thuế Giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt.
>>> Xem thêm: Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là bao giờ?
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |