10% thuế VAT là bao nhiêu? Cách tính thuế VAT 10%? cách tính thuế vat 10% khi đi ăn? Trên các hóa đơn mua hàng chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp thuế VAT bởi vì đây là một loại thuế quan trọng trong việc cân bằng ngân sách nhà nước. Loại thuế này hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuế VAT. Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp thông tin chính xác và giải đáp mọi vướng mắc của quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất!
>>> Liên hệ luật sư tư vấn 10% thuế VAT là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174
Thuế VAT là gì?
VAT là viết tắt của Value Addex Tax là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Cụ thể hơn đây một loại thuế gián thu và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quy trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới được tay người tiêu dùng. (Căn cứ pháp lý tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008)
Thuế VAT được áp dụng đầu tiên vào năm 1954 do nước Pháp ban hành. Cho đến hiện nay, thuế VAT được áp dụng rộng rãi trên thế giới với 130 quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế VAT. Trong đó, nước Việt Nam đã chính thức thi hành thuế VAT vào ngày 1/1/1999.
Thuế VAT không những góp phần to lớn vào nền kinh tế của Nhà nước, tạo ra nguồn thu nhập cho Nhà nước mà nó còn giúp cho giá cả hàng hoá trở nên hợp lý, chính xác hơn, thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu.
>>> Xem thêm: Tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào? Đối tượng chịu thuế
10% thuế VAT là bao nhiêu?
Qua các ví dụ cụ thể dưới đây, chúng ta có thể biết thuế VAT là bao nhiêu.
Ví dụ 1: Khi mua một chiếc điện thoại giá 30 triệu đồng nhưng trong hóa đơn có dòng “Thuế VAT” đi kèm đó là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. 10% VAT là bao nhiêu tiền?
Vậy, khi chiếc tivi giá 30 triệu đồng thì 10% VAT của chiếc tivi 3 triệu đồng. Nghĩa là bạn sẽ phải thanh toán 33.000.000 (ba mươi ba triệu) đồng.
Ví dụ 2: Cách tính thuế VAT khi đi ăn
Việc đi ăn ở nhà hàng, khi thanh toán, khách hàng vẫn thường xuyên bắt gặp trên hoá đơn có ghi Thuế VAT 10%. Nghĩa là ngoài số tiền gốc phải trả cho bữa ăn, khách hàng phải thanh toán thêm 10% giá trị gia tăng.
Tổng tiền phải trả = Giá thanh toán : (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (10%))
Trường hợp hóa đơn bữa ăn là 2 triệu đồng thì khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền là 2,2 triệu đồng thêm 10% VAT.
Ví dụ 3: Cách tính thuế VAT cho hàng may mặc
Hàng may mặc khi áp dụng thuế suất là 15% thì khi nhập khẩu, sản xuất, gia công hoặc kinh doanh mặt hàng may mặc đề áp dụng thuế suất 15%
Như vậy, các cơ sở, tổ chức kinh doanh có nhiều hàng hoá, dịch vụ có mức thuế VAT khác nhau thì phải khai thuế VAT của từng hàng hoá riêng với mức thuế theo quy định của loại hàng hoá đó. Trong trường hợp cơ sở, tổ chức kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất tối đa cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở, tổ chức kinh doanh, sản xuất.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn 10% thuế VAT là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174
Ai phải nộp thuế VAT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT ( người nhập khẩu), cụ thể:
Tổ chức kinh doanh đã đăng ký kinh doanh: Một là, các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
Các tổ chức kinh tế: Hai là, các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác…
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Ba là, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm kinh doanh độc lập: Bốn là, cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam: Năm là, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (bao gồm mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế TNDN và pháp luật về thuế TNCN.
Chi nhánh của doanh nghiệp: Sáu là, chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được sáng lập nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động mua bán và các hoạt động liên quan đến việc mua bán hàng hoá trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ: Công ty TNHH Linda là doanh nghiệp chế xuất. Bên cạnh việc hoạt động chính là sản xuất để xuất khẩu thì Công ty Linda còn được cấp phép để thực hiện hoạt động nhập khẩu bán ra hoặc để xuất khẩu. Như vậy, công ty Linda phải thành lập thêm chi nhánh để phục vụ cho hoạt động này theo quy định của pháp luật. Chi nhánh này phải hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế VAT riêng đối với hoạt động này.
Khi nhập khẩu hàng hoá để bán ra, Chi nhánh công ty Linda phải thực hiện nghĩa vụ tài chính kê khai, nộp thuế VAT nhập khẩu và thuế VAT xuất khẩu và sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn 10% vat la bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174
10% VAT áp dụng cho loại mặt hàng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì 10% VAT là mức thuế suất được áp dụng với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Cụ thể, thuế suất 10% được áp dụng với các mặt hàng không nằm trong các trường hợp như: các mặt hàng phải chịu thuế VAT 0% và mặt hàng phải chịu thuế suất VAT 5% hoặc đối tượng không phải chịu thuế GTGT
Các mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất cho khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh cho từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên với mặt hàng phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái sản xuất, sử dụng lại thì khi nhập khẩu (bán ra) sẽ áp dụng thuế suất GTGT theo mức thuế suất bán ra của mặt hàng phế liệu, phế phẩm
>>> Xem thêm: Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu tra cứu như thế nào?
Cách tính thuế VAT 10%
1. Cách tính thuế VAT xuôi
Thuế VAT xuôi = Giá trị hàng hoá chưa chịu thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Ví dụ: Hàng hoá chưa chịu thuế GTGT có giá trị là 2.000.000, thuế suất thuế GTGT là 10% thì số thuế giá trị gia tăng sẽ được tính như sau
Thuế VAT = 2.000.000 X 10% = 200.000 đồng
2. Cách tính thuế VAT ngược
Nếu người mua đã thanh toán số tiền bao gồm thuế VAT hay còn gọi thuế giá trị gia tăng thì nếu muốn biết mức thuế VAT phải đóng cho hàng hoá là bao nhiêu thì phải tính theo công thức VAT ngược, cụ thể công thức được tính như sau:
Số tiền trước thuế = Giá trị hàng hóa đã tính thuế GTGT : (1 + thuế suất)
Số tiền thuế phải đóng = Số tiền trước thuế x thuế suất
Ví dụ: Hàng hoá đã chịu thuế GTGT (10%) có giá trị là 165.000.000 thì số tiền trước thuế và số tiền thuế phải đóng được tính theo công thức như sau:
– Số tiền trước thuế = 165.000.000 đồng : (1 + 10%) = 150.000.000 đồng.
– Số tiền thuế phải đóng = 150.000.000 đồng x 10% = 15.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn cách tính thuế vat 10 khi đi ăn? Gọi ngay: 1900.6174
Cảm ơn bạn đã tìm hiểu về vấn đề về 10% thuế VAT là bao nhiêu. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và chi tiết nhất. Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc và cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề của bạn!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |