Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích là tội mà rất nhiều người mắc phải. Nhiều người vì nóng giận, không kìm chế được bản thân đã gây ra hành vi cố ý gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Vậy pháp luật quy định xử phạt hành vi này như thế nào? Những hành vi nào được xem là cố ý gây thương tích? Tội này khác gì với tội giết người? Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả các vấn đề trên, hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé!

tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích là gì?

Anh Hoài Anh (Hải Phòng) có câu hỏi: Thưa luật sư, tôi và hàng xóm có một số xích mích. Anh ta thường xuyên hát karaoke đến tận khuya khiến các nhà xung quanh bị ảnh hưởng. Nhà anh ta có 1 con chó, buổi tối anh ta cho chó đi dạo và để nó đi vệ sinh bừa bãi, gây ô uế con ngõ nhà tôi. Tôi và các hộ gia đình xung quanh đã nhiều lần nhắc nhở nhưng anh ta không thay đổi. Vì quá tức giận, sau một lần chúng tôi to tiếng mà tôi đã đánh anh ta. Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi đánh anh ta thì có tính là cố ý gây thương tích không? Tội cố ý gây thương tích là gì? Cảm ơn luật sư.

>> Đánh người gây thương tích bị xử phạt như nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hoài Anh, cố ý gây thương tích là hành vi cố tình gây ra vết thương, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác bằng cách sử dụng vũ lực, vũ khí để làm đau người khác. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm bởi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng, bảo vệ sức khỏe con người.

Thân thể là một trong những vấn đề được pháp luật nước ta rất quan tâm và bảo vệ. Không ai có quyền được gây tổn hại đến cơ thể, sức khỏe của người khác. Có rất nhiều vụ việc chỉ vì nóng giận, mất kiểm soát mà xảy ra ẩu đả, đánh chém nhau, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác.  Tội cố ý gây thương tích sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm theo quy định. 

Nếu anh và hàng xóm có xích mích, dù đã phản ánh nhiều lần với anh ta nhưng không có kết quả, anh hãy nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Anh có thể trình báo lên công an nơi anh đang sinh sống để nhờ họ xử lý thay vì sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Đây là điều không nên làm, vừa ảnh hưởng sức khỏe của bản thân anh và người khác, vừa gây nguy hiểm cho xã hội. Nếu anh đánh anh ta, anh sẽ phạm tội cố ý gây thương tích và sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn khi tìm hiểu tội cố ý gây thương tích, anh hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, giải đáp và tư vấn luật hình sự.

Tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào?

Chị Biện Trang (Bắc Ninh) có câu hỏi: Thưa luật sư, con trai tôi có xích mích với một vài người và bị đánh dẫn đến nhập viện. Cháu bị gãy tay trái và xây xát nhiều nơi trên cơ thể. Luật sư cho tôi hỏi tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào? Những người đánh con tôi sẽ vi phạm tội danh nào? Tôi có nên báo công an không? Cảm ơn luật sư.

>> Khởi kiện tội cố ý gây thương tích, hỗ trợ nhanh tại: 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Biện Trang, theo quy định của pháp luật hiện hành tội cố ý gây thương tích phổ biến được chia thành các tội danh như sau:

–  Tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (Điều 135 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) 

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

-Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Như vậy, hành vi cố tình gây thương tích của những người đánh con trai chị đã vi phạm tội cố ý gây thương tích khoản 2 được quy định tại điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi này gây tổn hại đến sức khỏe của con trai chị, khiến cháu bị ảnh hưởng học tập, sinh hoạt. Nếu không tiến hành xử lý nghiêm, hành vi này có thể sẽ tiếp tục tái diễn và hậu quả càng nghiêm trọng hơn. Chị hãy để pháp luật vào cuộc xử lý để những người vi phạm phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, tránh vi phạm lần 2.

>> Xem thêm: Tạm giam là gì? Các trường hợp bị tạm giam theo quy định

Tội cố ý gây thương tích và tội giết người khác nhau như thế nào?

Anh Vũ Hoàng (Hà Giang) có câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi có 3 người con trai. Bố tôi có 3 mảnh đất để dành. Cách đây 2 tháng, bố tôi mất đột ngột.  Anh cả và em tôi đòi chia phần đất để lại của bố. Trước đây bố có nói rằng sẽ cho anh cả 1 mảnh đất 500m2, còn 2 mảnh kia mỗi mảnh 300m2 thì để cho 2 con còn lại. Bố mất không để lại di chúc, cũng không có văn bản chứng minh điều đấy nên em út của tôi đòi chia đều 3 mảnh cho cả 3 anh em. Anh cả không đồng ý, 2 anh em cãi nhau rất lớn. Cuộc ẩu đả diễn ra, cả 2 người đánh nhau, anh trai tôi xô ngã em út và làm gáy em út đập vào góc tủ nhọn. Gia đình tôi cố gắng đưa đi cấp cứu nhưng không kịp nên qua đời. Nay em dâu tôi đòi kiện anh cả vì tội cố ý giết người. Luật sư cho tôi hỏi tội cố ý gây thương tích và tội giết người khác nhau như thế nào? Anh tôi không thực sự muốn giết em trai thì có tính là tội giết người không? Cảm ơn luật sư.

>> Đánh nhau, người bị hại tổn thương 12% bị xử lý như nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời: 

Chào anh Vũ Hoàng, để phân biệt tội cố ý gây thương tích và tội giết người, cần xem xét các dấu hiệu như sau:

1. Thái độ tâm lý và nhận thức của người phạm tội:

– Đối với tội giết người: người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

– Đối với tội cố ý gây thương tích: người phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, họ chỉ cố ý làm cho nạn nhân bị thương hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, không mong muốn cho nạn nhân bị chết, cũng không bỏ mặc cho nạn nhân chết; nạn nhân bị chết là ngoài ý muốn của người phạm tội.

2. Mục đích phạm tội:

– Tội cố ý gây thương tích: người phạm tội không có mục đích tước đoạt tính mạng của người khác mà chỉ có mục đích làm người khác bị thương, bị tổn hại về sức khỏe.

– Tội giết người: người phạm tội có mục đích rõ ràng là tước đoạt tính mạng con người.

3. Mức độ quyết liệt của hành vi gây thương tích:

– Tội cố ý gây thương tích: người phạm tội tấn công nạn nhân không quyết liệt, nếu có quyết liệt thì cũng chỉ tấn công vào những nơi khó gây ra cái chết cho nạn nhân như: Chân, tay, mông, nếu có tấn công vào nơi xung yếu của cơ thể của nạn nhân thì cũng chỉ tấn công vào nơi đã định như mắt, mũi, tai, miệng.

– Tội giết người: hành vi tấn công của người phạm tội quyết liệt, cường độ tấn công mạnh hơn, nhằm vào những nơi xung yếu của cơ thể như: Vùng đầu (sọ não, gáy), ngực, ổ bụng…

Trong trường hợp của anh, anh trai anh chỉ cố ý làm cho em út bị thương hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhưng không mong muốn em trai chết. Khi sự việc xảy ra, anh trai anh cũng cố gắng đưa em đi cấp cứu nhưng không cứu được. Anh trai anh không hề có mục đích tước đoạt tính mạng của em trai, cái chết của em trai là do vô tình chứ không phải cố ý. Như vậy, xét về thái độ tâm lý, mục đích cũng như hành vi, anh trai anh phạm tội cố ý gây thương tích chứ không phải giết người.

>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? Quy định chính xác nhất

tội cố ý gây thương tích

Đây là một vụ việc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây chết người và sẽ bị pháp luật xử lí nghiêm theo quy định. Anh nên tìm luật sư để hỗ trợ pháp lý cho mình trong vụ việc này, anh có thể đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư của chúng tôi hoặc liên hệ qua hotline 1900.6174 để được giải đáp trực tiếp. Trân trọng!

Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Anh Hoàng Hải (Kiên Giang) có câu hỏi: Thưa luật sư, tôi kết hôn với vợ được 5 năm và có với nhau 2 người con. Trong quá trình đi công tác xa nhà ở TPHCM, tôi có quen một người phụ nữ tên H và nảy sinh tình cảm. Sau khi hoàn thành chuyến công tác, tôi về nhà với vợ nhưng vẫn giữ mối quan hệ với H. Cứ 1 tháng một lần, tôi lại lên TPHCM để gặp H. Có 1 lần, H đi du lịch ở gần quê tôi nên đã hẹn tôi ra gặp mặt. Vợ tôi vô tình biết được nên đã đi theo và phát hiện ra tôi ngoại tình. Sau đó vợ tôi thuê thám tử theo dõi tôi và lần ra địa chỉ của H. Ngày 15/2/2022, vợ tôi đến địa chỉ của H và tạt axit làm H bị bỏng 20% diện tích cơ thể. Nay vợ tôi bị bắt để làm rõ và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi tội cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt như thế nào? Vợ tôi có bị ngồi tù không? Cảm ơn luật sư.

>> Luật sư hỗ trợ kiện tụng tội cố ý gây thương tích – Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hoàng Hải, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
 
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
 
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
 
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
 
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
 
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Trong trường hợp của vợ anh, vợ anh đã dùng a-xít nguy hiểm để gây hại cho chị H. Đây là hành vi cố ý gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Theo quy định trên, vợ anh đã vi phạm hành vi cố ý gây thương tích khoản 2: việc sử dụng axit nguy hiểm và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Chị H bị tổn thương cơ thể 20%, điều đó có nghĩa vợ anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích khoản 2 của mình và có thể ngồi tù từ 02 năm đến 05 năm. 

Tội cố ý gây thương tích của vợ anh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, sự góp mặt của luật sư bào chữa sẽ khai thác tối đa các tình tiết, giúp giảm nhẹ hình phạt của vợ anh. Nếu anh cần tư vấn cũng như muốn được luật sư hỗ trợ, bào chữa trong quá trình xử phạt, anh hãy đặt lịch hẹn trực tiếp qua hotline 1900.6174 để được gặp trực tiếp các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật và nhận tư vấn.

Tội cố ý gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Chị Hồ Hồng (Bình Dương) có câu hỏi: Thưa luật sư, chồng tôi và bạn góp vốn để đầu tư vào một dự án, mỗi người góp 2 tỷ đồng. Vì tin tưởng là bạn bè lâu năm, chồng tôi để bạn xử lý mọi giấy tờ thủ tục và chỉ đưa tiền chứ không làm biên bản làm chứng. Nào ngờ người bạn đó lại lấy tiền của chồng tôi rồi chạy trốn. Vợ chồng tôi tìm kiếm rất lâu nhưng không tìm được bất cứ thông tin nào về anh ta. Tháng 2 năm nay, nghe tin mẹ anh ta mất, chồng tôi đã thuê người canh ở gần nhà anh ta và bắt được. Vì muốn đòi lại tiền, chồng tôi đã cho người đánh và khiến anh ta bị thương. Người nhà anh ta gọi công an và chồng tôi bị bắt để xử phạt tội cố ý gây thương tích cho người khác. Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

>> Tội cố ý gây thương tích có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hồ Hồng, điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi cố ý gây thương tích như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
….

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
….”

Trong trường hợp này, chồng chị đã vi phạm hành vi cố ý gây thương tích tại điểm i, khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Vì vậy, chồng chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu mức độ tổn thương của nạn nhân dưới 11%. Tuy nhiên, nếu mức độ tổn thương từ 11% đến 30%, chồng chị sẽ bị xử phạt vì vi phạm tội cố ý gây thương tích khoản 2 của điều luật này.

Tuy nhiên trong quá trình xét xử, sự góp mặt của luật sư bào chữa sẽ giúp giảm nhẹ hình phạt của chồng chị. Nếu chị cần tư vấn cũng như muốn được luật sư hỗ trợ, bào chữa trong quá trình xét xử, chị có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật giải đáp và hỗ trợ.

Tội cố ý gây thương tích, mức xử phạt hành chính như thế nào?

Anh Nhật Huy (Hà Nội) có câu hỏi: Thưa luật sư, cháu năm nay 20 tuổi. Hội bạn cháu có xích mích với một hội khác. Bọn cháu hẹn gặp nhau và xảy ra ẩu đả. Trong quá trình đánh nhau, cháu có dùng tuýp sắt nhưng cả 2 bên đều không bị thương nặng, chỉ bị bầm và trầy xước nhẹ. Bọn cháu bị bắt về đồn để lập biên bản và xử lý. Cháu sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?

>> Tội cố ý gây thương tích có xử phạt hành chính được không? Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào bạn, bạn cố ý gây thương tích cho người khác nhưng mức độ phạm tội nhẹ. Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
…”

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Vì bạn gây rối trật tự công cộng và có mang theo tuýp sắt là vũ khí thô sơ nên có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên nếu có sự giúp đỡ luật sư bào chữa sẽ giúp giảm nhẹ hình phạt. Nếu bạn cần sự có mặt của luật sư bào chữa, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

Người dưới 18 tuổi, tội cố ý gây thương tích xử lý như thế nào?

Chị Đặng Quỳnh (TPHCM) có câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có 2 người con sinh đôi, 1 trai 1 gái. 2 cháu hiện đang học lớp 11. Con gái tôi thuộc đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố nên thường xuyên ở lại trường để học kèm với giáo viên. Tuy nhiên, thầy giáo dạy con tôi hay có những cử chỉ đi quá giới hạn, xâm phạm đến thân thể con bé. Vì sợ sệt nên con bé không dám kể cho ai. Có 1 lần, con bé vì quá mệt mỏi nên đã kể cho anh trai. Con trai tôi quá tức giận nên đã đến gặp giáo viên đấy, đấm và lấy ghế phang vào đầu khiến anh ta bị thương. Con trai tôi sẽ bị xử phạt như thế nào về hành vi của mình thưa luật sư? Con tôi vẫn chưa đủ 18 tuổi liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mong luật sư giải đáp.

>> Người dưới 18 tuổi có bị chịu tội cố ý gây thương tích không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Đặng Quỳnh, Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác…”

tội cố ý gây thương tích

Con chị năm nay đã 17 tuổi, có nghĩa là cháu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích của mình.  Cháu sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% . Con trai chị có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, xét thêm một số tình tiết giảm nhẹ, bản án này có thể sẽ được giảm xuống nếu có sự góp mặt của luật sư. 

Nếu chị có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định

Chị Hoài Thương (TPHCM) có câu hỏi: Thưa luật sư, em trai tôi mới lên đại học thì bị một tên côn đồ trong trường bắt nạt. Hắn yêu cầu em trai tôi phải đánh một bạn cùng lớp em tôi, nếu không thì hắn sẽ đánh em tôi từ giờ cho tới lúc ra trường. Vì sợ quá, em tôi đã dùng gậy đánh bạn trước sự chứng kiến của tên côn đồ. Trong đó, 1 gậy đánh vào đầu khiến bạn kia chảy máu và ngất đi. Khi thấy hậu quả mình gây ra nghiêm trọng, em trai liền chạy khỏi chỗ đấy và đến cơ quan công an trình báo. Biết rằng em tôi đã phạm tội cố tình gây thương tích nhưng vì do bị dồn đến đường cùng nên thằng bé mới phải làm vậy. Em tôi có được giảm nhẹ tội không ạ? Cảm ơn luật sư.

>> Giảm nhẹ tội cố ý gây thương tích – Luật sư hỗ trợ: 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hoài Thương, Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, các tình tiết giảm nhẹ luật định được quy định tại điều 51 BLHS:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.” 

Em trai chị vì bị côn đồ uy hiếp nên đã phạm tội. Sau khi nhận ra mức độ nghiêm trọng của hành vi mình gây ra, em chị đã nhanh chóng đi tự thú với cơ quan công an, thành khẩn khai báo. Như vậy, dựa vào quy định trên, em trai chị sẽ được giảm án vì các tình tiết giảm nhẹ: Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Tùy vào tình trạng sức khỏe của nạn nhân, sau khi xem xét hành vi phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, em trai chị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là lời giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tội cố ý gây thương tích. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thêm về vấn đề này hay có nhu cầu thuê luật sư bào chữa tội cố ý gây thương tích, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất.