Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất đúng chuẩn pháp lý 2022.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là văn bản ký kết để đảm bảo việc mua bán nhà đất diễn ra theo đúng cam kết. Việc viết hợp đồng đặt cọc mua bán đất không chuẩn xác sẽ khiến một trong hai bên bị ảnh hưởng về quyền lợi, thậm chí kẻ xấu sẽ lợi dụng kẽ hở pháp lý trong hợp đồng để trục lợi bất chính. Để không xảy ra các tình huống không mong muốn khi làm thủ tục mua bán nhà đất, mời quý độc giả tham khảo các mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mới nhất hiện nay. 

hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất thế nào là hợp pháp?

Anh Vũ Hoàng (Ninh Bình) có câu hỏi:
Thưa luật sư, bố tôi mất và có di chúc để lại cho tôi 2 mảnh đất ở quê. Tôi đi du học Nhật Bản từ năm 2012 và ở lại làm việc. Tôi cũng đã kết hôn với vợ là người ở bên này. Năm nay, bố tôi mất vì Covid-19, tôi về nước để lo chuyện mai táng cho bố rồi lại quay trở lại Nhật Bản. Vì không có ý định ở lại Việt Nam nên tôi muốn bán 2 mảnh đất bố để lại, trích một phần để làm từ thiện. Một vài người bạn cũ đã ngỏ ý muốn mua đất của tôi và bảo tôi làm giấy đặt cọc mua bán đất. Tuy nhiên rời xa quê nhà đã lâu, tôi không hiểu rõ pháp luật Việt Nam nên không biết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thế nào là hợp pháp. Mong luật sư có thể giải đáp. Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn đất đai, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Vũ Hoàng, việc chuyển nhượng quyền sử dụng các tài sản có giá trị lớn như nhà, đất nên có giấy đặt cọc mua bán đất để đảm bảo quá trình chuyển nhượng diễn ra theo đúng cam kết, uy tín và không ảnh hưởng quyền lợi của 2 bên. Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự. Để hợp đồng này có giá trị pháp lý cần đáp ứng các quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

“Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

1. Chủ thể:

Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc phải là những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; bên cạnh đó, bên nhận đặt cọc phải có quyền sử dụng đất.
Các bên tham gia giao dịch đều dựa trên tinh thần tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối khi giao dịch.
 
2. Mục đích:

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc (có thể là tiền, đá quý, kim quý, tài sản có giá trị,..) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Mục đích của ký kết hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo 2 bên sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 
 
3. Nội dung của hợp đồng:

Hợp đồng đặt cọc thường bao gồm các nội dung sau:

– Tài sản đặt cọc ( ví dụ: 200.000.000 đồng)

– Thời hạn đặt cọc (ví dụ: 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng)

– Mục đích đặt cọc: để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Quyền, nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong hợp đồng

– Xử lý tiền đặt cọc khi thực hiện hợp đồng chính: ví dụ: khoản tiền đặt cọc sẽ được trừ cho việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng hoặc trả lại cho người mua khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất…

– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc (ví dụ: nếu người mua từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về người bán; nếu người bán từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho người mua tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.)

– Phương thức giải quyết tranh chấp…
 
4. Hình thức:

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì hợp đồng đặt cọc đã hoàn toàn phát sinh hiệu lực, điều này sẽ giúp cho các bên có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.

Trên đây là những điều kiện, quy định để hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp lý. Trong quá trình làm thủ tục bán đất, nếu anh gặp bất kì khó khăn nào, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật dân sự miễn phí!

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (có người làm chứng) mới nhất hiện nay là gì?

Chị Hoàng Hồng có câu hỏi:
Chào luật sư, lần sinh nhật lần thứ 50 của tôi, tôi được con gái mua tặng một mảnh đất 500m2 ở Đắk Lắk. Cuối năm nay, con trai tôi làm ăn thua lỗ nên cần một khoản tiền lớn để xoay xở, vực lại tài chính công ty. Vì thương con, tôi muốn bán mảnh đất con gái tặng để cho con trai vay tiền làm ăn. Tuy nhiên không muốn con gái biết, con trai lại quá bận để giúp tôi làm các giấy tờ thủ tục nên tôi không biết phải làm hợp đồng đặt cọc mua bán đất như thế nào. Vả lại, tôi đã lớn tuổi, không còn minh mẫn như trước nên tôi muốn quá trình đặt cọc, mua bán đất có người làm chứng. Mong luật sư hướng dẫn. Cảm ơn luật sư.

>>> Bồi thường tiền đặt cọc theo hợp đồng đặt cọc mua đất – Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hoàng Hồng, việc mua bán chuyển nhượng đất là việc hết sức quan trọng vì giá trị tài sản không nhỏ. Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán đất cũng cần chuẩn bị kỹ càng, chi tiết. Sau đây, Tổng đài pháp luật xin giới thiệu mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng, chị có thể tham khảo mẫu dưới đây:

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20 … tại ……………………………, chúng tôi gồm có:

I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): …………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……… cấp ngày ……… tại………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………
……………………………………………………………………………

II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……………… cấp ngày ……… tại………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: …………… cấp ngày ………… tại…………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Ông (Bà): …………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……… cấp ngày ………………tại…………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

III. Cùng người làm chứng:

1.Ông(Bà): ……………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………… cấp ngày ………………tại…………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
………………………………………………………………………………

2.Ông(Bà): …………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………… cấp ngày ………………tại……

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………
………………………………………………………………………………

IV. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………………

Bằng chữ:…………………………………………………………………

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………, kể từ ngày …… tháng ………. năm 20…

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại ……
…………………………………………………………………

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại : ………… với diện tích là ……… m2 giá bán là ……

2. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả:
………………………………………………………………………..
khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, …
…………………………………………………………………
sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2. Bên B có các quyền sau đây:
Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều

3 (mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

Hà nội, ngày …tháng ..… năm 20…..

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

hợp đồng đặt cọc

Trên đây là mẫu giấy đặt cọc mua bán đất có người làm chứng chuẩn nhất về mặt pháp lý. Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu chị có bất kỳ thắc mắc nào hay xảy ra tranh chấp, đừng ngần ngại đặt lịch hẹn trực tiếp với Tổng đài pháp luật để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ!

>>> Xem thêm bài viết: Hợp đồng mua bán đất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư thế nào mới chuẩn pháp lý?

Chị Thùy Chi (Nam Định) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là tiếp viên của một hãng hàng không nội địa. Trong 4 năm đi bay, tôi tích lũy cho mình được một khoản tiền và mua một căn chung cư ở nội thành Hà Nội. Theo dự định, giữa năm nay tôi sẽ kết hôn. Vì vậy, tôi muốn bán căn chung cư kia để cùng chồng góp vốn kinh doanh. Tuy nhiên tôi lại không biết viết hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư như thế nào mới đúng và chuẩn pháp lý. Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn luật sư.

>>> Mua bán đất cần giấy tờ gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Thùy Chi, giấy đặt cọc mua bán căn hộ, chung cư là một giấy tờ quan trọng để đảm bảo uy tín và quyền lợi trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng. Dưới đây là mẫu giấy đặt cọc mua bán căn hộ chung cư chuẩn pháp lý mới nhất 2022:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán căn hộ số: …..)

Hôm nay, ngày …. tháng ….năm …….. tại………………………………., chúng tôi ký tên dưới đây gồm:

I/ BÊN NHẬN ĐẶT CỌC – BÊN BÁN (sau đây gọi tắt là BÊN A):

Ông/bà: …………………………..   Sinh năm: ………………

CMND/CCCD số:…………  Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ……

Thường trú : ……………………………………………………

Địa chỉ liên hệ :……………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………

Bên A đã ký kết với CÔNG TY CỔ PHẦN X Y DỰNG … Hợp đồng mua bán căn hộ số: …..…./ HĐMB/RM kí ngày …./…./…….

II/ BÊN ĐẶT CỌC – BÊN MUA (sau đây gọi tắt là BÊN B):

Ông/bà: …………………………… Sinh năm: …………

CMND/CCCD số: ………  Ngày cấp:……… Nơi cấp:……

Thường trú :…………………………………………………

Địa chỉ liên hệ :…………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………

III/ BÊN LÀM CHỨNG – BÊN MÔI GIỚI (sau đây gọi tắt là BÊN C):

Ông/Bà: ……………………. Sinh năm: ……………………..

CMND/CCCD số:……… Ngày cấp:…… Nơi cấp:…………

Thường trú :…………………………………………………

Số điện thoại : …………………………………

Các bên cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo các thỏa thuận sau đây:   

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1. Bên A đã ký hợp đồng mua bán số: ………../ HĐMB/RM ngày …../…../….. với chủ đầu tư – Công ty cổ phần xây dựng … với thông tin sau:

–    Căn hộ số: ……….    Tầng: …………    Tòa nhà:………….

–    Thuộc dự án: ……………………………………………………………….

–    Địa chỉ: ……………………………………………………………………..

–    Diện tích sàn xây dựng: ……. m2 (bằng chữ: …………….. mét vuông)

–    Diện tích sử dụng căn hộ: ……. m2 (bằng chữ: …………….. mét vuông)

2. Bên A đồng ý nhận đặt cọc, Bên B đồng ý đặt cọc số tiền ……… để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ căn hộ nêu tại khoản 1 Điều này với giá trị chuyển nhượng là ………………….

Giá trị chuyển nhượng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng và 2% kinh phí bảo trì nhà chung cư và các bên tự chịu trách nhiệm đóng các loại phí, thuế… với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

3. Giá trị chuyển nhượng này cố định trong mọi trường hợp, không tăng, không giảm khi giá thị trường biến động (nếu có).

ĐIỀU 2. THỜI GIAN ĐẶT CỌC

1. Bên B sẽ thanh toán số tiền đặt cọc nêu trên cho Bên A vào ngày …/…./2020. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đặt cọc, hai Bên phải ký kết Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Phương thức đặt cọc: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

3. Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào Giá trị chuyển nhượng căn hộ sau khi hai bên ký kết Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ công chứng, chứng thực hợp lệ, hợp pháp.

ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A.

1.1. Nhận đầy đủ, đúng hạn số tiền mà bên B thanh toán theo nội dung của Hợp đồng.

1.2. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp và hợp tác cùng Bên B thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng căn hộ.

1.3. Bảo quản, quản lý căn hộ trên và tài sản gắn liền đúng hiện trạng ban đầu trong suốt quá trình giao dịch.

1.4. Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng này. Nếu vi phạm các cam kết được quy định trong hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất kỳ lý do gì Bên A sẽ phải hoàn trả lại cho Bên B toàn bộ số tiền cọc đã nhận và bồi thường số tiền đúng bằng số tiền cọc nêu trên.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B.

2.1. Thanh toán tiền cho bên A theo nội dung cam kết.

2.2. Thực hiện đúng nội dung cam kết theo hợp đồng này. Nếu Bên B vi phạm nội dung cam kết hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì Bên B sẽ mất số tiền đã đặt cọc cho Bên A.

ĐIỀU 4. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Các Bên cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

2. Những thông tin về nhân thân, tài sản là đúng.

3. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

4. Việc giao nhận tiền đặt cọc được lập thành Biên bản giao nhận tiền đặt cọc đính kèm Hợp đồng này.

5. Bên A đảm bảo căn hộ trên hợp pháp và có pháp lý rõ ràng như: không bị tranh chấp; không thuộc tài sản bị nhà nước kê biên, tịch thu; chưa hứa bán cho người thứ ba;

ĐIỀU 5. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, cùng nhau ký kết và thực hiện đúng cam kết ghi trong hợp đồng trước sự có mặt của người làm chứng.

2. Biên bản đặt cọc này sẽ mặc nhiên không còn hiệu lực khi các bên đã hoàn tất thủ tục ký hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao đầy đủ giấy tờ.3. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký, được lập thành 3 bản có pháp lý ngang nhau. Bên A giữ 1 (một) bản, Bên B giữ 1 (một) bản, Bên C giữ 1 (một) bản.

Bên A (BÊN BÁN)

(Ký và ghi rõ họ tên )

Bên làm chứng

(Ký và ghi rõ họ tên )

Bên B (BÊN MUA)

(Ký và ghi rõ họ tên )

Thực tế, thủ tục chuyển nhượng mua bán đất thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc cần có những nội dung nào?

Anh Đặng Phước có câu hỏi:
Chào luật sư, em gái tôi nhờ tôi đứng tên 1 mảnh đất ở Buôn Mê Thuột. Nay em tôi cần bán mảnh đất này nhưng lại đang định cư ở nước ngoài nên tôi là người thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, bán đất. Vì không thường xuyên làm các biên bản giao dịch nên tôi khá lúng túng. Tôi và người mua đã ký hợp đồng đặt cọc và tuần tới người mua sẽ giao tiền cọc cho tôi. Tuy nhiên, bên mua lại yêu cầu phải có biên bản giao nhận tiền đặt cọc. Luật sư cho tôi hỏi giấy nhận tiền đặt cọc mua bán đất cần có những nội dung gì, viết như thế nào mới có giá trị pháp lý? Cảm ơn luật sư.

>>> Làm thủ tục ủy quyền sử dụng đất như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Đặng Phước, Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, các bên cần hoàn thiện biên bản giao nhận tiền đặt cọc. Giấy nhận cọc mua bán đất sẽ là tài liệu pháp lý quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Sau đây là mẫu giấy nhận tiền đặt cọc mua bán đất mới nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

 

Hôm nay, vào hồi …. giờ …….. phút ngày …. tháng ….năm …….. tại ………. , chúng tôi gồm:

I/ BÊN NHẬN ĐẶT CỌC – BÊN BÁN (sau đây gọi tắt là BÊN A):

Ông/bà: ………………………….. Sinh năm: ………

CMND/CCCD số:………… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ……

Thường trú : ……………………………………………

Địa chỉ liên hệ :……………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………

II/ BÊN ĐẶT CỌC – BÊN MUA (sau đây gọi tắt là BÊN B):

Ông/bà: ……………………… Sinh năm: ………………… 

CMND/CCCD số: ………… Ngày cấp:…… Nơi cấp:………

Thường trú :…………………………………………………

Địa chỉ liên hệ :…………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………..

III/ BÊN LÀM CHỨNG – BÊN MÔI GIỚI (sau đây gọi tắt là BÊN C):

Ông/Bà: …………………… Sinh năm: ……

CMND/CCCD số:………… Ngày cấp:…… Nơi cấp:………

Thường trú :…………………………………

Số điện thoại : …………………………………

Hai bên cùng thống nhất và ký kết các nội dung dưới đây:

1. Bên A đã nhận đầy đủ số tiền đặt cọc là ……………. theo Hợp đồng đặt cọc ký ngày ……/……./2020 mà hai bên đã ký kết.

2. Lý do đặt cọc: thực hiện theo đúng quy định tại Điều 1 của Hợp đồng đặt cọc.

3. Số tiền đặt cọc sẽ được trừ vào Giá trị chuyển nhượng theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng đặt cọc.

4. Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên A (BÊN BÁN)

(Ký và ghi rõ họ tên )

Bên làm chứng

(Ký và ghi rõ họ tên )

Bên B (BÊN MUA)

(Ký và ghi rõ họ tên )

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất vô hiệu trong trường hợp nào?

Chị Phạm Ánh (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, gia đình tôi đang rất hoang mang và lo lắng vì bố tôi vừa bị kẻ xấu lừa đảo. Cụ thể là bố tôi có một mảnh đất sau nhà rất rộng, có rất nhiều người hỏi mua nhưng gia đình tôi không đồng ý bán. Bố tôi đã già, không còn minh mẫn, lúc nào cũng cần người ở bên chăm sóc. Vì lý do đột xuất nên chiều thứ 7 tuần trước, bố tôi ở nhà 1 mình. Ngày hôm qua có 1 người lạ mặt mang hợp đồng đến, bảo rằng bố tôi đã đồng ý bán mảnh đất sau nhà và đưa hợp đồng đặt cọc có chữ ký của bố tôi ra, trong đó có cam kết phá vỡ hợp đồng phải đền 4 lần tiền đặt cọc. Bố tôi đã lú lẫn, lúc bảo là đã ký vào giấy cọc tiền bán đất, lúc lại bảo chưa ký hợp đồng gì cả. Giờ bên kia yêu cầu gia đình tôi phải đền bù hợp đồng. Chúng tôi phải làm sao thưa luật sư?

>>> Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ – Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Phạm Ánh, Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch đặt cọc vô hiệu khi rơi vào những các trường hợp sau:

“Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chẳng hạn như người tâm thần…

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự trong trường hợp bị lừa dối, cưỡng bức, ép buộc…

Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của luật hoặc/và trái đạo đức xã hội. Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự/hợp đồng đặt cọc vô hiệu được quy định tại Điều 131 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.”

hợp đồng đặt cọc

Trong trường hợp của gia đình chị, bố chị đã lớn tuổi, không còn minh mẫn, không nhận thức được hành vi đã làm của mình. Hợp đồng đặt cọc được ký kết khi bố chị  mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vì vậy theo quy định trên, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ không có hiệu lực. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, bố chị sẽ hoàn trả số tiền đặt cọc đã nhận cho bên mua. Nếu bên mua vẫn không đồng ý và khởi kiện, chị hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ pháp lý.

Mức phạt cọc khi các bên không có thỏa thuận

Anh Lê Hùng có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và hàng xóm có kí kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất và tôi đã nhận tiền đặt cọc. Tuy nhiên vì dịch bệnh, chúng tôi chưa tiến hành ra văn phòng công chứng để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mới đây, hàng xóm lại nói với tôi rằng không muốn mua mảnh đất của nhà tôi nữa, yêu cầu tôi trả tiền đặt cọc là 200 triệu. Trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất tôi không ghi rõ mức thỏa thuận phạt cọc, vậy liệu khi hợp đồng bị vô hiệu tôi có quyền đòi tiền phạt cọc và giữ lại tiền cọc đã nhận không thưa luật sư?

>>> Cách làm hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Lê Hùng, theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì mức phạt cọc cũng được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Như vậy, theo quy định trên thì anh hoàn toàn có thể giữ lại tiền đã nhận cọc, đồng thời có quyền yêu cầu hàng xóm trả tiền phạt cọc khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất. Cụ thể, số tiền đặt cọc là 200.000.000 đồng nên hàng xóm anh ngoài việc mất số tiền đặt cọc còn phải trả cho anh thêm 200.000.000 đồng tiền phạt cọc. 
 
Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan về hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Nếu quý độc giả còn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến hợp đồng đặt cọc chuyển đổi quyền sở hữu đất, đừng ngần ngại gọi ngay hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm và tận tâm của Tổng đài pháp luật hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.