Chuyển khẩu cần những giấy tờ gì? Chuyển khẩu đến Hà Nội và TP HCM có gì khác so với những tỉnh thành còn lại? Với kinh nghiệm gần 10 năm hỗ trợ các vấn đề về chuyển hộ khẩu cư trú, Tổng đài pháp luật xin chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý và các trường hợp được chuyển hộ khẩu
Căn cứ vào Luật cư trú 2013, cụ thể là ở khoản 2 Điều 28 các trường hợp được chuyển hộ khẩu là:
– Các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
– Các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố thuộc Trung ương; thị xã hay thành phố thuộc tỉnh.
Tóm lại, các trường hợp có quyền chuyển hộ khẩu là các trường hợp chuyển hộ khẩu ra ngoài khỏi phạm vi xã, phường nơi đang có hộ khẩu.
Các trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu
Khi chuyển hộ khẩu, những người muốn chuyển phải làm hồ sơ chuyển khẩu đầy đủ giấy tờ kèm giấy cho phép chuyển hộ khẩu được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số những trường hợp ngoại lệ không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu như:
– Chuyển hộ khẩu trong cùng một xã, huyện, phường, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh mà có hộ khẩu từ trước;
– Đối tượng là các học sinh, sinh viên học tại trường và các cơ sở giáo dục
– Đối tượng người đi nghĩa vụ, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
– Đối tượng được chuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong các doanh trại hoặc nhà tập thể;
– Đối tượng phải chấp hành hình phạt tù; các quy định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh hay cơ sở cai nghiện mai túy bắt buộc.
Tham khảo ngay bài viết: Làm tạm trú cần giấy tờ gì?
Chuyển khẩu cần những giấy tờ gì?
Chị H.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
Thưa luật sư, gia đình tôi trước ở quận Đống Đa thành phố Hà Nội, nay vì công việc đột xuất nên gia đình tôi đã chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống làm việc và có ý định đăng ký hộ khẩu ở đây luôn. Luật sư cho tôi hỏi hồ sơ chuyển khẩu cần những giấy tờ gì?
>>> Tư vấn làm hồ sơ chuyển khẩu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:
Thực tế, hồ sơ để làm thủ tục chuyển khẩu khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:
– Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Kể từ lúc bắt đầu nhận hồ sơ của bạn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề chuyển khẩu cho bạn có thời hạn 03 ngày làm việc phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho gia đình bạn. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi bạn chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện thuộc quận Đống Đa phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ quản lý hộ khẩu đến quận mới gia đình bạn định cư trú.
Thủ tục nhập hộ khẩu ở Hà Nội, TP HCM
Dành cho những cư dân có nhu cầu chuyển hộ khẩu đến Hà Nội hay TP HCM, bạn cần lưu ý một số giấy tờ cần chuẩn bị như sau
– Hồ sơ:
– Trường hợp công dân sở hữu nhà tại Hà Nội, TP HCM: văn bản tờ khai thay đổi thông tin cư trú, các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
– Trường hợp chuyển khẩu về ở cùng người thân: văn bản tờ khai thay đổi thông tin cư trú viết rõ ý kiến đồng ý cư trú của chủ sở hữu nơi ở hợp pháp; các văn bản giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với chủ hộ (trừ các thông tin thể hiện quan hệ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư); các văn bản giấy tờ chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, không có hành vi tự làm chủ (nếu có)
– Trường hợp đi thuê, mượn, ở nhờ: văn bản tờ khai thay đổi thông tin cư trú viết rõ ý kiến đồng ý cư trú của chủ sở hữu nơi ở hợp pháp; hợp đồng cho thuê, mượn, ở nhờ hoặc văn bản chứng minh đã được công chứng theo đúng quy định; giấy tờ chứng minh diện tích nhà ở đủ để đăng ký thường trú
– Thủ tục đăng ký thường trú:
– Nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan công an nơi mình cư trú
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người dân, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận;
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, cơ quan đăng ký cư trú có tối đa 7 ngày để cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu cư trú và thông báo cho họ biết về việc cập nhật thông tin này; nếu từ chối đăng ký thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
– Lệ phí: mức phí cho 1 lần đăng ký cư trú tại Hà Nội và TP HCM giao động từ 10.000 đến 25.000 VND.
>>> Tư vấn hỗ trợ thủ tục nhập hộ khẩu ở Hà Nội, TP HCM. Gọi 1900.6174
Một số câu hỏi liên quan
Thủ tục chuyển hộ khẩu mất bao lâu?
Thủ tục chuyển hộ khẩu sẽ kéo dài tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cho cư dân đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Trong trường hợp quá hạn mà cơ quan vẫn chưa cấp giấy chuyển hộ khẩu thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản và tùy vào mức độ mà công an quận/ huyện sẽ ra quyết định xử phạt hành chính.
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ chuyển hộ khẩu?
Tùy thuộc vào từng nơi ở mới mà bạn chọn định cư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển khẩu sẽ không giống nhau:
– Nếu bạn chuyển khẩu đến các tỉnh thì Công an xã, thị xã, thị trấn thuộc huyện, thành phố thuộc tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ.
– Nếu bạn chuyển khẩu tới các thành phố trực thuộc Trung ương thì Công an huyện, quân, thị xã sẽ tiếp nhận hồ sơ.
Trên đây là một số thông tin lưu ý cho những ai có chưa nắm rõ chuyển khẩu cần những giấy tờ gì? và những lưu ý cần nhớ. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Tổng đài pháp luật xin chúc bạn có một nơi cư trú mới thật tốt và nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn ngay.