Sử dụng hình ảnh người khác trái phép nhằm mục đích trục lợi, thương mại, hay mục đích lăng mạ, vu khống hiện nay là vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Nhiều người vì thiếu kiến thức pháp lý cho rằng hành vi tự ý sử dụng hình ảnh của người khác là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc người bị đăng ảnh có mong muốn tố cáo thì người đăng hình ảnh trái phép có thể bị xử lý vi phạm theo đúng quy định. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh như thế nào?
Câu hỏi của chị Liên (Hà Nội):
Tôi có sử dụng Facebook, trên trang cá nhân thường xuyên đăng ảnh đi chơi, đi làm. Bình thường mua quần áo mới, phối đồ đẹp tôi cũng đăng ảnh lên cho chị em tham khảo. Bạn bè trên Facebook cua tôi cũng chỉ có người quen. Tuy nhiên gần đây, bạn tôi có gửi cho tôi ảnh chụp trang cá nhân của 1 shop bán quần áo. Trên đó thường xuyên sử dụng hình ảnh của tôi với mục đích bán hàng, bán các mẫu áo váy như ảnh. Tôi chưa đồng ý cho ai lấy ảnh của mình làm mẫu như thế, nhắn tin hỏi shop thì shop bảo thấy ảnh trên mạng của mình đẹp liền lấy về đăng, không nghĩ phải xin phép. Xin hỏi luật sư vậy hiện nay có quy định nào về quyền sở hữu hình ảnh hay thế nào là sử dụng hình ảnh người khác trái phép không?
>> Luật sư tư vấn quyền công dân và hình ảnh, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Từ trước tới nay, con người Việt Nam luôn đề cao phẩm giá, chú trọng nhân cách, cũng thường chú ý đến hình tượng khi người khác nhìn vào mình. Do đó, có thể nói hình ảnh cá nhân được coi là một loại tài sản và cá nhân đó có quyền quyết định hình ảnh của mình. Trên phương diện luật pháp cũng có quy định về điều này. Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh như sau:
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy hiện nay pháp luật đã có quy định về việc bảo hộ quyền của công dân đối với hình ảnh của mình, cấm các hành vi trục lợi trái phép từ hình ảnh của người khác. Việc sử dụng hình ảnh của cá thể khác phải được sự đồng ý của cá nhân đó, dựa trên cơ sở tôn trọng, tự nguyện, không lợi dụng hình ảnh, cố ý bôi xấu hình ảnh người khác.
Hành vi sử dụng hình ảnh người khác trái phép sẽ bị lên án và xử phạt theo đúng quy định. Hành động của shop quần áo trên đã được coi là vi phạm pháp luật, nếu chị không cảm thấy thoải mái, chị có quyền yêu cầu đơn vị này gỡ các hình ảnh xuống ngay hoặc tố cáo với các cơ quan để được xử lý.
Nếu chị còn đang băn khoăn hay thắc mắc về thủ tục tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn luật hình sự.
Các trường hợp nào được coi là sử dụng hình ảnh người khác trái phép
Câu hỏi của chị Hiền (Đà Nẵng):
Tôi có kinh doanh một cửa hàng mỹ phẩm nhỏ, thường xuyên cập nhật các hình ảnh để bán hàng trên mạng. Do khách hàng của tôi rất thích xem ảnh sản phẩm cụ thể nên tôi cũng thường xuyên lên mạng kiếm thêm các hình ảnh đẹp rồi đăng lên. Trong đó, tôi thường lấy ảnh của một bạn thường xuyên review các sản phẩm trên Youtube. Tôi nghĩ bạn làm truyền thông, công khai hình ảnh cá nhân nên cũng không nghĩ ngợi nhiều, hơn nữa nếu tôi đăng ảnh của bạn thì khách hàng của tôi cũng biết và ủng hộ bạn. Cho tới khi bạn có nhắn tin cho tôi yêu cầu tôi gỡ ảnh và nói tôi đang sử dụng trái phép ảnh của bạn ấy. Tôi không biết bản thân mình có làm sai không, xin nhờ luật sư tư vấn.
>> Luật sư tư vấn các quy định về quản lý và sử dụng hình ảnh cá nhân, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Đối với các hành vi trục lợi từ hình ảnh của người khác sẽ bị coi là vi phạm nhân quyền và quy định của pháp luật về bảo hộ hình ảnh. Theo Bộ luật dân sự, những hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người khác cho mục đích thương mại, trục lợi cá nhân mà không xin phép trước là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. Do đó, khi muốn sử dụng hợp pháp, phải được sự đồng ý, cho phép của chủ nhân hình ảnh. Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân vào mục đích thương mại phải trả thù lao cho hình ảnh đó.
Đối với các trường hợp hình ảnh sử dụng là bí mật đời tư cá nhân, đời sống riêng tư, không được tự ý sử dụng, đăng tải khi chưa được phép. Pháp luật bảo hộ bí mật đời tư, quy định đây là điều bất khả xâm phạm khi không có phận sự. Việc công khai, phơi bày hình ảnh riêng tư phải được sự cho phép, nếu không cũng bị coi là phạm pháp.
Như vậy, có 2 trường hợp được coi là sử dụng hình ảnh người khác trái phép như đã nêu ở trên. Việc tự ý sử dụng hình ảnh khi chưa có sự cho phép không chỉ là hành vi không chuẩn mực, mà còn vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật và rất cần chú ý. Trường hợp của chị đã được coi là vi phạm quy định về sử dụng hình ảnh. Khi đó, cá nhân bị sử dụng hình ảnh có quyền yêu cầu tháo gỡ hoặc tố cáo để được các cơ quan chức năng giải quyết. Chị nên đồng ý tháo gỡ hình ảnh ngay để tránh gây rắc rối pháp lý cho đôi bên.
Các trường hợp được sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần xin phép
Chị Thoa (Nghệ An) có câu hỏi:
Do được UBND thành phố nhờ nên tôi có đồng ý thực hiện một phóng sự về tâm lý giới trẻ. Phóng sự này sẽ được đăng lên Facebook nhằm lan tỏa giá trị giáo dục tới các bạn trẻ. Tôi có nghiên cứu và tìm hiểu khá kỹ lưỡng, cũng nhận thấy đây là chủ đề tương đối hay. Tôi định sẽ sử dụng hình ảnh của một số bạn đã chia sẻ trên mạng xã hội đưa vào làm tư liệu. Tuy nhiên tôi lo lắng đây là hành vi không được phép. Xin hỏi luật sư trong trường hợp của tôi thì có bị coi là sử dụng hình ảnh người khác trái phép không?
>> Tổng đài pháp luật tư vấn Luật dân sự, Luật hình sự. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Bên cạnh các trường hợp sử dụng hình ảnh người khác nhằm mục đích trục lợi, cũng có những trường hợp được phép sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần xin phép trước. Theo như Bộ luật dân sự 2015 đề cập, những hình ảnh được sử dụng vì mục đích là lợi ích của quốc gia và dân tộc sẽ không cần hỏi ý kiến trước. Đặc biệt trong những trường hợp vì giá trị cộng đồng, phục vụ tuyên truyền hoặc những trường hợp khẩn cấp sẽ đòi hỏi sử dụng các hình ảnh ngay.
Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng như văn nghệ, thể thao, các hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác không gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm người có hình ảnh sẽ không bị coi là sử dụng hình ảnh người khác trái phép.
Nếu chị vẫn muốn chắc chắn không gây khó xử cho các nhân vật này, anh có thể xin phép họ trước. Nếu chị còn đang băn khoăn về cách xác định các hoạt động sử dụng hình ảnh người khác một cách hợp pháp, chị có thể liên hệ Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ, hướng dẫn thêm.
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép bị xử phạt như thế nào?
Anh Khánh (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi có mâu thuẫn với hàng xóm nên hai bên trước nay không ưa nhau. Tuy nhiên, tôi chưa từng có ý định chơi xấu hay làm gì ảnh hưởng tới danh dự của họ cả. Vậy mà thứ bảy tuần trước, hàng xóm nhà tôi có đăng ảnh tôi chở đồng nghiệp nữ lên mạng. Anh ta nói tôi ngoại tình, phẩm chất không ra gì trong khi sự thật là xe của đồng nghiệp tôi bị hỏng, chúng tôi chỉ coi nhau như anh chị em chứ không có gì hơn. Tôi khá bức xúc và muốn nhờ cơ quan địa phương giải quyết. Vậy trong các trường tố cáo vi phạm pháp luật về sử dụng hình ảnh người khác trái phép và lăng mạ người khác thì sẽ có phương án xử lý như thế nào?
>>Tư vấn tố cáo sử dụng trái phép hình ảnh người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người dân, pháp luật có những cơ chế xử phạt đối cụ thể khác nhau với từng trường hợp vi phạm khác nhau. Trong đó, có 3 hình thức xử phạt gồm phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với sự việc nghiêm trọng và đền bù thiệt hại cho nạn nhân.
Xử phạt hành chính
Cùng với sự phát triển của thông tin liên lạc và mạng Internet, nhiều người lợi dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông để lan truyền hình ảnh cá nhân bất hợp pháp. Những hành vi gây tổn hại đến uy tín và danh dự của người có hình ảnh được coi là đi ngược lại quy định pháp lý. Đối với những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Căn cứ vào Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.“
Như vậy, hành vi sử dụng hình ảnh người khác trái phép trên mạng có thể bị xử phạt lên tới 20 triệu đồng. Đây là mức phạt dành cho các hành vi nghiêm trọng gây tổn hại danh dự và nhân phẩm người có hình ảnh, bị pháp luật xử lý thích đáng và chặt chẽ.
Trách nhiệm hình sự
Bên cạnh những trường hợp bị xử phạt hành chính như trên, có những tình huống nghiêm trọng hơn gây những hậu quả nặng nề đến uy tín và danh dự người có hình ảnh. Đặc biệt, những hành động cố ý lan truyền thông tin, hình ảnh là bí mật cá nhân gây tổn thất uy tín có thể bị coi là cố ý xúc phạm nhân phẩm và danh dự người khác. Thêm vào đó, những trường hợp gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe và tính mạng cũng là trái pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Bộ luật hình sự năm 2015, quy định về xử lý tội danh cố ý làm nhục người khác bao gồm:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy có thể thấy việc sử dụng hình ảnh người khác trái phép, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, thậm chí là phạt tù tối đa đến 5 năm. Đây chính là hình thức xử phạt nghiêm minh nhất và có tính răn đe tốt nhất đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Bên cạnh những quy định xử phạt về hành chính, hình sự như trên, bên vi phạm việc sử dụng hình ảnh người khác trái phép gây tổn thất cũng có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân bị vi phạm. Điều này đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, các trường hợp vi phạm sử dụng trái phép hình ảnh của người khác bị pháp luật nghiêm cấm và xử phạt nghiêm minh. Đối với những tình huống gây tổn thất nặng nề ở mức độ báo động, bên vi phạm có thể chịu mức xử phạt hình sự thích đáng. Việc sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân của người khác là việc làm cần được ngăn chặn và đẩy lùi.
Bị người khác sử dụng hình ảnh trái phép, giải quyết thế nào?
Bạn Nga (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Gần đây, em có được bạn bè gửi các thông tin về việc em bị lợi dụng hình ảnh cá nhân. Cụ thể, có một trang tin cá cược lấy ảnh cá nhân của em làm ảnh minh họa trên website. Banner quảng cáo xuất hiện trên các hội nhóm bị bạn em thấy được. Cá nhân em trước nay chưa từng tham dự vào những chuyện cá cược trái pháp luật như vậy, càng không muốn hình ảnh cá nhân liên quan đến việc này. Xin hỏi luật sư nếu phát hiện bị lợi dụng hình ảnh cá nhân thì em nên xử lý thế nào?
>> Liên hệ luật sư tư vấn xử lý bị lạm dụng hình ảnh, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cùng với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, truyền thông, các cá nhân hiện nay đều có nguy cơ bị lợi dụng hình ảnh, bị các đối tượng xấu sử dụng hình ảnh trái phép nhằm trục lợi. Để giải quyết tình trạng bị lợi dụng hình ảnh, trước hết, luôn cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ bản thân và hình ảnh cá nhân. Khi phát hiện hành vi sử dụng hình ảnh người khác trái phép mà mình là nạn nhân, bạn có thể trực tiếp yêu cầu bên đang sử dụng hình ảnh chấm dứt hành vi ngay này.
Nếu đã yêu cầu mà hành vi vẫn tiếp diễn, không có dấu hiệu dừng lại, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, tố cáo lên công an, viện kiểm sát can thiệp. Những trường hợp lợi dụng hình ảnh cá nhân trục lợi, phát tán bí mật riêng tư, cố ý bôi nhọ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nạn nhân trong trường hợp này có quyền được bảo vệ và bồi thường tổn thất. Nếu bạn cần bất cứ sự trợ giúp pháp lý nào, bạn có thể liên hệ ngay Tổng đài pháp luật để được các luật sư hỗ trợ cụ thể và chi tiết nhất.
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép và các trường hợp cụ thể
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép trên facebook bị xử lý thế nào?
Câu hỏi của chị Ly (Ninh Thuận):
Tôi và một người quen có mâu thuẫn, xích mích từ trước. Do hai bên cùng nhau làm ăn nhưng bên kia không giữ chữ tín khiến quan hệ hai bên ngày càng xấu đi. Hiện tôi ở nhà kinh doanh spa và mỹ phẩm, chuyện sẽ không có gì cho tới khi chị kia cố tình đăng ảnh tin nhắn của tôi lên Facebook và thêu dệt chuyện tôi làm ăn không uy tín. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới danh dự và công việc của tôi. Nếu tôi tố cáo thì có được bảo vệ không và có hành vi xử lý thế nào với đối phương?
>> Luật sư tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay, Facebook là mạng xã hội rất phổ biến có khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng. Việc đối phương tự ý đăng ảnh của chị lên trang cá nhân nhằm mục đích bôi nhọ, thêu dệt câu chuyện không đúng sự thật là hành vi vi phạm luật pháp. Đây được coi là hành vi sử dụng hình ảnh người khác trái phép, cố ý làm tổn hại danh dự cá nhân của người có ảnh.
Nếu nhận thấy sự việc gây thiệt hại lớn và đối phương không có thiện chí hợp tác, chị có thể tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền can thiệp xử lý. Đối với tội danh cố ý bôi nhọ nhân phẩm, danh dự được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trường hợp cố ý đăng ảnh người khác trái phép lên facebook nhằm bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín và tạo câu chuyện không có thật có thể bị xử phạt hành chính, hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng như trên. Chị có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ kịp thời. Trong quá trình tiến hành thủ tục gặp bất cứ khó khăn nào cần hỗ trợ pháp lý, chị cũng có thể liên hệ hotline của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho chị sớm nhất.
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép để mạo danh bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi của chị Thiên Trang (Hà Nội):
Tôi sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên và hoạt động năng nổ. Hình ảnh trên Facebook cũng khá nhiều và tôi luôn đăng hình ảnh chỉn chu, không có hình ảnh nào quá lố lăng. Mới đây tôi khá bất ngờ khi có người lạ nhắn tin nói tôi cố ý nhắn tin lừa tiền 200 triệu đồng, trong khi tôi chưa từng nhắn tin cho người này bao giờ. Sau một hồi nói chuyện thì phát hiện ra có người mạo danh trên Facebook lấy hình ảnh của tôi đi mượn tiền rất nhiều người khác. Những người này lên tiếng tố cáo và tin rằng tôi là hung thủ. Hiện tôi muốn nhờ cơ quan chức năng đứng ra can thiệp và lấy lại công bằng cho tôi và người bị hại. Vậy nếu hung thủ bị bắt thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ, tôi có được đền bù danh dự không?
>> Liên hệ luật sư tư vấn đền bù danh dự, lợi ích cá nhân hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay các hành vi lừa đảo trên mạng vô cùng tinh vi, đòi hỏi người dùng mạng xã hội ngày càng nâng cao cảnh giác. Những trường hợp phạm tội cố ý, sử dụng hình ảnh người khác trái phép nhằm mục đích trục lợi là vi phạm pháp luật. Bộ luật hình sự 2015 có quy định về việc sử dụng trái phép thông tin viễn thông như sau:
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông…”
Các đối tượng phạm tội khi bị bắt giữ sẽ phải chịu các hình thức xử phạt đúng với mức độ nghiêm trọng của sự việc. Xét thấy đây là hành vi phạm tội có chủ đích, có quy mô và gây hậu quả trực tiếp, chị nên nhanh chóng báo công an và cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ kịp thời. Trường hợp truy vết, tìm và bắt giữ được thủ phạm, đối tượng sẽ có nghĩa vụ đền bù kinh tế cũng như đền bù thiệt hại danh dự thích đáng cho người bị hại.
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép để lăng mạ, giải quyết thế nào?
Câu hỏi của chị Kiều (Khánh Hòa):
Do có mâu thuẫn cá nhân lên tôi có bị chị X lợi dụng lấy thông tin, hình ảnh chân dung cá nhân đăng lên mạng. Kèm theo đó là những lời lăng mạ, chửi bới và bịa đặt những chuyện mà tôi chưa từng làm. Hiện tôi không thể nói chuyện đàng hoàng nữa và muốn tố cáo tội vu khống, lăng mạ. Xin hỏi hiện nay pháp luật giải quyết việc này thế nào?
>> Liên hệ luật sư tư vấn giải quyết các trường hợp vu khống, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Trong trường hợp không thể tự giải quyết dẫn đến sự can thiệp của chính quyền, hành vi của chị X có thể được coi là sử dụng hình ảnh người khác trái phép và cố ý lăng mạ, vu khống. Chị hoàn toàn có quyền tố cáo để cơ quan chức năng đảm bảo quyền lợi công bằng cho chị.
Về hành vi sử dụng mạng xã hội với mục đích nhục mạ, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt cụ thể như sau:
“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”
Bên cạnh xử phạt hành chính, pháp luật còn có quy định về hành vi vu khống và nhục mạ người khác cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Như vậy, khi có hành vi cố ý làm nhục người khác, vu khống như trên, chị X có khả năng bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử phạt hình sự như quy định. Chị có quyền tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ cụ thể và kịp thời. Trong trường hợp còn băn khoăn nào khác về vấn đề này, chị có thể gọi tới Tổng đài pháp luật để được trao đổi thêm với các luật sư chị nhé.
Trong bài viết trên đây, Tổng đài pháp luật đã cung cấp một số thông tin cụ thể về chủ đề sử dụng hình ảnh người khác trái phép và các quy định pháp luật. Nếu bạn đang có thắc mắc, nhu cầu được hỗ trợ pháp lý về vấn đề này, bạn đừng ngần ngại liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn, giải đáp sớm nhất với đội ngũ luật sư của chúng tôi.