An toàn giao thông đường thủy cần đảm bảo những yêu cầu nào? Điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, dẫn đến các phương tiện di chuyển cũng trở nên đa dạng. Các phương tiện di chuyển đường thủy đang được mọi người qua tâm rất nhiều và vì thế, mọi người cũng muốn biết an toàn giao thông trên đường thủy như thế nào.
Sau đây, Tổng đài Pháp luật sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về các phương án bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy, trường hợp hạn chế giao thông đường thủy nội địa, xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông trên đường thủy,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
>>> An toàn giao thông đường thủy cần đảm bảo những yêu cầu nào? Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?
Các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng các công trình, khu vực hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy nội địa buộc phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Theo đó, khoản 5 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội bộ gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 kèm theo Nghị định trên;
- Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông;
- Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.
Vậy, trước khi xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, các chủ đầu tư, nhà thầu cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp nhận phương án bảo đảm an toàn giao thông như trên.
>>> Xem thêm: Đường 1 chiều là gì? Mức xử phạt hành vi đi ngược đường một chiều
Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, các công trình, khu vực hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy nội bộ bắt buộc phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong toàn bộ thời gian thi công, tổ chức hoạt động bao gồm các loại công trình, khu vực hoạt động tại khoản 2, 3 Điều 36 Nghị định này.
– Về trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án: Chủ đầu tư và nhà thầu thi công công trình và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy nội bộ sẽ có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án.
– Về thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông: Được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP. Các cơ quan có thẩm quyền gồm: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Chi cục đường thủy nội địa khu vực; Sở Giao thông Vận tải; Cảng vụ.
Thẩm quyền chấp thuận của từng cơ quan sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại phương án bảo đảm an toàn giao thông.
– Về nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông: Gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
- Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
– Về trình tự chấp thuận: Được quy định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định trên.
Các bước cơ bản gồm gửi 01 bộ hồ sơ (cụ thể tại mục 1 Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông) trực tiếp hoặc các cách khác đến cơ quan có thẩm quyền tại khoản 3 nêu trên. Tiếp đến, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông.
– Lưu ý: Khoản 7, 8 Điều 41 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP nêu hai trường hợp đặc biệt:
- Nếu xảy ra tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa vì lý do khách quan: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải, các tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng phải nhanh chóng, kịp thời tổ chức và thực hiện phương án bảo đảm giao thông tại khu vực đó.
- Với hoạt động nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu: việc bảo đảm an toàn giao thông sẽ thực hiện theo các quy định của Chính phủ về nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.
>>> Phương án đảm bảo an toàn giao thông trên đường thủy là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa bảo đảm an toàn như thế nào?
Đối với một số trường hợp đặc thù khi giao thông đường thủy nội địa bị hạn chế, việc bảo đảm an toàn giao thông khi ấy cũng sẽ khó khăn hơn.
Các trường hợp được xem là hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2021/NĐ-CP. Khi rơi vào các trường hợp này, các công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa cần được công bố hạn chế giao thông. Tùy vào từng loại mục đích, đặc điểm của từng công trình, khu vực hoạt động mà từng cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế khác nhau được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định trên.
Đồng thời, Nghị định 08/2021/NĐ-CP cũng quy định thủ tục, quy trình cụ thể đối với việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa tại khoản 2 Điều 40.
Vậy, với các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa, việc bảo đảm an toàn của các công trình, khu vực xây dựng cần phải được công bố hạn chế bởi các cơ quan có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Vượt đèn đỏ theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008
Xử phạt vi phạm về an toàn giao thông đường thủy
Điều 5 Nghị định Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về các hình phạt đối với các hành vi phạm an toàn giao thông đường thủy khác nhau gồm:
- Phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 20 đến 35 triệu đồng.
Từng mức hình phạt sẽ tương ứng với mức độ nghiêm trọng của từng hành vi được quy định cụ thể tại từng khung mức phạt tại Điều 5 nêu trên.
>>> Xử phạt vi phạm về an toàn giao thông trên đường thủy? Gọi ngay: 1900.6174
Qua bài viết vừa rồi, Tổng đài Pháp Luật đã cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy gồm việc nộp Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn, trường hợp bị hạn chế giao thông đường thủy sẽ xử lý như thế nào cũng như hình phạt khi vi phạm. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ hotline của chúng tôi 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |