Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không? – Tư vấn BHYT 24/7

Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không? Khi khám chữa bệnh trong trường hợp này cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được thanh toán chi phí BHYT nhanh nhất? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bảo hiểm y tế khám chữa bệnh khác tỉnh. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng chính xác nhất!

bao-hiem-y-te-co-duoc-kham-khac-tinh-khong-2022

Bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không?

 

Chị Phương Lan (Hải phòng) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Tôi là sinh viên tham gia bảo hiểm y tế có nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh Giao thông vận tải, quận Đống Đa, Hà Nội. Gần đây, vì được nghỉ hè nên tôi đã về quy tại Hải Phòng. Do tình hình sức khỏe có một số vấn đề nên tôi muốn đến cơ sở y tế để khám bệnh. Tôi có thắc mắc là bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, nếu tôi đi khám ở Hải Phòng thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?”

 

>> Giải đáp bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Với câu hỏi bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không? Chúng tôi có giải đáp như sau :

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không nhằm mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bởi vì nhiều lí do khác nhau nên không phải lúc nào bệnh nhân cũng đi khám ở đúng tuyến cơ sở y tế ban đầu đã đăng ký. Do đó, câu hỏi bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Khám bảo hiểm y tế khác tỉnh có thể hiểu là khám trái tuyến, không khám tại nơi đã đăng ký trước đó. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh khác tỉnh vẫn có thể được hưởng quyền lợi theo chế độ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ giảm đi so với trường hợp khám đúng tuyến (Trừ một số đối tượng theo quy định của pháp luật). Cụ thể:

Trường hợp người bệnh đi khám bệnh không đúng tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 với tỉ lệ:

Người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú. Còn với trường hợp điều trị ngoại trú sẽ không được bảo hiểm y tế thanh toán.

Người bệnh khám và điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú, quy định này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 01/01/2021 sẽ được hưởng 100% chi phí khi điều trị nội trú, được áp dụng trong phạm vi cả nước.

Đối với người bệnh khám và điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến huyện sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 70% chi phí khám chữa bệnh, quy định này có hiệu lực đến 31/12/2015. Kể từ 01/01/2016 người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh. Do đó, hiện nay nếu như đi khám bảo hiểm y tế khác tỉnh ở tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc bệnh nhân vẫn được hưởng 100% quyền lợi như đi khám đúng tuyến.

Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như khi đi khám đúng tuyến, đó là:

Trường hợp bệnh của người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh thì cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đó có trách nhiệm đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh khác có đủ khả năng chuyên môn kỹ thuật. Trường hợp này, bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ về chế độ bảo hiểm y tế mặc dù khác tỉnh.

Đối với trường hợp người bệnh bệnh là người dân tộc thiểu số và thuộc gia đình hộ nghèo tham gia bảo hiểm đang sinh sống tại những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống ở các huyện, đảo, nếu như đi khám chữa bệnh không đúng tuyến vẫn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với tuyến huyện, điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh và trung ương như khi khám đúng tuyến.

Mọi thắc mắc về vấn đề bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Những mục bảo hiểm y tế không chi trả bao gồm những gì?

 

tu-van-bao-hiem-y-te-co-duoc-kham-khac-tinh-khong

Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

 

Chị Hoàng Lan (Bắc Ninh) có câu hỏi sau:
“Thưa Luật sư, tôi là công nhân nhà máy có tham gia bảo hiểm y tế, tôi mới phát hiện mình có thai. Tôi có thắc mắc rằng khi đi khám thai định kì tôi có được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí không?”

 

>> Tư vấn phạm vi được hưởng của người BHYT, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi theo khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí dưới đây:

+ Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con;

+ Vận chuyển bệnh nhân từ tuyến huyện lên tuyến trên với những đối tượng quy định tại điểm a, d, e, g, h, i khoản 3 Điều 12 của Luật Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 trong trường hợp cấp cứu hay khi đang điều trị nội trú phải chuyển tới tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì và phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan quy định danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, với quy định trên, chi phí khám thai định kì của chị sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán .

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT hoặc bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi bằng cách liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm y tế miễn phí Hotline hỗ trợ và tư vấn miễn phí

Điều kiện để hưởng bảo hiểm y tế

 

Anh Huy Hoàng ở Vĩnh Long có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư! Tôi là lao động tự do mới tham gia bảo hiểm y tế. Tôi có thắc mắc rằng, khi đi khám chữa bệnh, để được hưởng bảo hiểm y tế, tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong Luật sư giải đáp chi tiết giúp tôi ạ. Tôi cảm ơn!”

 

>> Tư vấn điều kiện hưởng BHYT theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế người bệnh khi đi khám, chữa bệnh cần xuất trình được các giấy tờ là thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì chỉ cần thẻ xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.

Đối với trường hợp người bệnh cấp cứu được tiếp nhận ở bất kì cơ sở khám, chữa bệnh nào và sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh nhân thân hợp lệ và thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng trước khi ra viện.

Đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị theo quy định trong trường hợp vượt khả năng chuyên môn tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bệnh nhân phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân hợp lệ cùng với giấy chuyển viện của cơ sở khám, chữa bệnh chuyển tuyến.

Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Người bệnh chuyển tuyến kỹ thuật sẽ được quỹ bảo hiểm thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều nếu thuộc các đối tượng như: người được nhận hưởng bảo trợ hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi; sĩ quan và hạ sĩ quan; người làm công tác cơ yếu; người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng.

Trong trường hợp người bệnh đi khám lại theo yêu cầu điều trị của bác sĩ, nếu muốn hưởng bảo hiểm y tế, bệnh nhân cần xuất trình được giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám, chữa bệnh. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ được sử dụng cho 1 lần khám chữa bệnh.

Như vậy, để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh anh cần xuất trình được các giấy tờ là thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc anh còn câu hỏi khác cần Luật sư giải đáp về điều kiện hưởng BHYT hoặc bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, hãy nhanh tay đặt câu hỏi cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối với Luật sư và lắng nghe tư vấn cụ thể nhất!

>> Xem thêm: Điều kiện hưởng BHXH 1 lần Chế độ lãnh BHXH theo quy định

Thủ tục khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

 

Anh Hải Đăng (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Kính chào các anh/chị Luật sư cúa Tổng Đài Pháp Luật! Vợ tôi mới sinh con được ba ngày. Con gái tôi sinh thiếu tháng cần phải điều trị và hỗ trợ tích cực ngay sau khi sinh nhưng cháu chưa có giấy chứng sinh. Tôi phải thực hiện những thủ tục gì để cháu được hưởng bảo hiểm y tế? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục khi khám chữa bệnh BHYT nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Đăng! Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐCP thủ tục khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi tới khám, chữa bệnh phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; nếu thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh thì phải có giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc là Giấy xác nhận của Công an cấp xã hay giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục ở nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ khác.

Trẻ em dưới 6 tuổi khi khám, chữa bệnh thì chỉ cần phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải cung cấp bản sao giấy chứng sinh hoặc là bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh nhưng chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc là mẹ hay người giám hộ của trẻ phải ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án làm căn cứ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐCP và phải chịu trách nhiệm đối với việc xác nhận này.

Người tham gia bảo hiểm y tế đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ khi đến khám, chữa bệnh phải xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc là tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cấp theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐCP cùng với một loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.

Người mà đã hiến bộ phận cơ thể khi đi khám, chữa bệnh cần phải cung cấp các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc là khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐCP. Trường hợp mà phải điều trị ngay sau khi hiến thì người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh nơi lấy bộ phận của cơ thể và người bệnh hoặc là thân nhân của bệnh nhân ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ cho việc thanh toán theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐCP và chịu trách nhiệm đối với việc xác nhận này.

Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải cung cấp hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh cùng với giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐCP. Trường hợp giấy chuyển tuyến chỉ có giá trị sử dụng cho đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị đó chưa kết thúc thì người bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến đó cho đến hết đợt điều trị.

Trường hợp đi khám lại theo yêu cầu của việc điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải cung cấp giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh theo Mẫu số 5 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐCP.

Trường hợp đi cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình được các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 hoặc là khoản 2 hay khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐCP trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân được cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục để chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi và điều trị hoặc là chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì sẽ được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh.

Cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho bệnh nhân khi ra viện các giấy tờ và chứng từ hợp lệ liên quan đến các khoản chi phí khám, chữa bệnh để bệnh nhân có thể thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 28, 29, 30 Nghị định 146/2018/NĐCP.

Người tham gia bảo hiểm y tế đang trong thời gian đi công tác, làm các công việc lưu động, đi học tập trung theo các hình thức, chương trình đào tạo, tạm trú được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc là tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc là khoản 2 hay khoản 3 Điều 15 cùng với một trong số các giấy tờ sau đây (bản chính hay bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy chuyển trường, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.

Cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm các thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nào khác ngoài các thủ tục quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐCP. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải sao chụp thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan đến khám, chữa bệnh của bệnh nhân để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự mình sao chụp, không được yêu cầu bệnh nhân phải sao chụp hay chi trả cho khoản chi phí này.

Như vậy, trường hợp con gái anh phải điều trị ngay sau khi sinh nhưng chưa có giấy chứng sinh thì cần thực hiện thủ tục là thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc là mẹ hay người giám hộ của bé phải ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán.

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thủ tục khi đi khám chữa bệnh BHYT hoặc bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi bằng cách liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút BHXH 1 lần nhanh chóng, hiệu quả

giai-dap-bao-hiem-y-te-co-duoc-kham-khac-tinh-khong

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không?

 

Quy định thông tuyến có áp dụng cho riêng mã thẻ BHYT nào không?

 

Ông Dũng (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư! Tôi là người lao động tự do mới tham gia bảo hiểm y tế. Gần đây, tôi có tới thăm gia đình con trai ở Hà Nội. Hiện tôi đang muốn đi khám bệnh ở Hà Nội. Tôi có câu hỏi là quy định thông tuyến có áp dụng đối với người nào động tự do như tôi không hay chỉ áp dụng cho riêng một hoặc một số mã thẻ BHYT? Hy vọng sớm được Luật sư phản hồi. Tôi cảm ơn!”

 

>> Tư vấn quy định thông tuyến áp dụng cho người tham gia BHYT, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào ông Dũng! Cảm ơn ông đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của ông chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh vẫn được hưởng quyền lợi theo chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ giảm đi so với trường hợp khám đúng tuyến (Trừ một số đối tượng theo quy định của Pháp luật).

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, từ ngày 01/01/2016, người tham gia bảo hiểm y tế có nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc là phòng khám đa khoa hay bệnh viện tuyến huyện sẽ được khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc là phòng khám đa khoa hay bệnh viện tuyến huyện tại cùng địa bàn tỉnh sẽ được hưởng quyền lợi như nhau.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về thông tuyến bảo hiểm y tế áp dụng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế chứ không chỉ áp dụng cho riêng một hoặc một số mã thẻ BHYT nên trường hợp của ông có thể được áp dụng quy định thông tuyến BHYT.

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quy định thông tuyến áp dụng cho thẻ BHYT hoặc bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi bằng cách liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Người bệnh đi khám trái tuyến mà có chỉ định phải nhập viện thì có được BHYT thanh toán không?

 

Chị Khánh Ngân (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật, tôi có một vấn đề này mong được Luật sư trợ giúp:
Bác tôi bị đau bụng dữ dội, gia đình đã đưa bác đến bệnh viện tỉnh để khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán bác tôi bị viêm ruột thừa và phải nhập viện điều trị. Tôi có thắc mắc bác tôi đi khám trái tuyến mà có chỉ định phải nhập viện thì có được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán chi phí không vậy Luật sư? Luật sư giải đáp sớm cho tôi với ạ! Tôi cảm ơn!”

 

>> Tư vấn người bệnh phải nhập viện khi khám trái tuyến có được BHYT chi trả không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Ngân! Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Người bệnh đi khám bệnh không đúng tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 với tỉ lệ:

Người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú. Còn với trường hợp điều trị ngoại trú sẽ không được bảo hiểm y tế thanh toán.

Người bệnh khám và điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú, quy định này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 01/01/2021 sẽ được hưởng 100% chi phí khi điều trị nội trú, được áp dụng trong phạm vi cả nước.

Đối với người bệnh khám và điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến huyện sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 70% chi phí khám chữa bệnh, quy định này có hiệu lực đến 31/12/2015. Kể từ 01/01/2016 người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh. Do đó, hiện nay nếu như đi khám bảo hiểm y tế khác tỉnh ở tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc bệnh nhân vẫn được hưởng 100% quyền lợi như đi khám đúng tuyến.

Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như khi đi khám đúng tuyến, đó là:

Trường hợp bệnh của người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh thì cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đó có trách nhiệm đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh khác có đủ khả năng chuyên môn kỹ thuật. Trường hợp này, bệnh nhân vẫn được hưởng đầy đủ về chế độ bảo hiểm y tế mặc dù khác tỉnh.

Đối với trường hợp người bệnh bệnh là người dân tộc thiểu số và thuộc gia đình hộ nghèo tham gia bảo hiểm đang sinh sống tại những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống ở các huyện, đảo, nếu như đi khám chữa bệnh không đúng tuyến vẫn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với tuyến huyện, điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh và trung ương như khi khám đúng tuyến.

Như vậy, theo quy định trên, người bệnh đi khám trái tuyến mà có chỉ định phải nhập viện thì vẫn sẽ được BHYT thanh toán.

>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần – Tư vấn mức hưởng BHXH 1 lần

Những lưu ý khi khám chữa bệnh BHYT khác tỉnh

 

Anh Quốc Vinh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi:
Nơi đăng kí nơi khám chữa bệnh trong thẻ bảo hiểm y tế của tôi là tại Bệnh viện Quân Y 354, quận Ba Đình, Hà Nội. Gần đây, tôi đang đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi nếu tôi đi khám bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải lưu ý những gì để được hưởng bảo hiểm y tế? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo giấy tờ để được hưởng BHYT nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Vinh! Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Để thuận tiện khi đi khám chữa bệnh BHYT ở tỉnh khác, cần phải lưu ý, mang theo và xuất trình được các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp và thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì chỉ cần xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị.

Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu thì cần phải cung cấp giấy tờ tùy thân chứng minh nhân thân cùng với thẻ bảo hiểm y tế trước khi xuất viện.

Đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị, bệnh nhân phải cung cấp thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân hợp lệ cùng với giấy chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh chuyển tuyến.

Trong trường hợp bệnh nhân đi khám lại theo yêu cầu điều trị của bác sĩ, cần phải cung cấp được giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh. Cần lưu ý rằng giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng cho một lần khám chữa bệnh.

Như vậy, khi khám chữa bệnh BHYT khác tỉnh, bạn cần phải lưu ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để được hưởng bảo hiểm y tế.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư chia sẻ về vấn đề bảo hiểm y tế có được khám khác tỉnh không? Hy vọng thông tin hữu ích sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào trường hợp thực tế của mình. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn còn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được Luật sư tư vấn cho dù là những vướng mắc nhỏ nhất!

  19006174