Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng thì phải làm thế nào? Ngày nay, với sự thuận lợi, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến mới. Không thể phủ nhận được rằng, sự tiến bộ vượt trội đã đem lại những tiện ích cho cuộc sống con người, giúp cho mọi quá trình xử lý trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Với những hành vi lừa đảo tinh vi như hiện nay, có rất nhiều người dân đã bị mất một số tiền vô cùng lớn đối với bản thân. Hiểu được nỗi lo lắng từ những người bị hại,Tổng Đài Pháp Luật sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin xoay quanh vấn đề “Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng” như cách xử lý, cách trinh báo cơ quan chức năng…
Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại mà hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.
>>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng thì phải xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Tổng hợp các chiêu thức lừa đảo chuyển tiền qua mạng bạn nên tránh
Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo mà các tội phạm có thể áp dụng để lấy lòng tin hòng chiếm đoạt tài sản của người dân. Sau đây là một số hình thức phổ biến mà các đối tượng xấu này thường xuyên sử dụng. Cụ thể:
Giả mạo làm nhân viên ngân hàng
Đây được xem là phương thức lừa đảo phổ biến mà được tội phạm sử dụng nhiều nhất. Nhóm tội phạm sẽ dựng lên kịch bản và tự xưng mình là nhân viên của ngân hàng. Chúng sẽ thông báo rằng bạn đang có một số tiền nào đó ở trên hệ thống ngân hàng hoặc bạn đã trúng thưởng một khoản tiền, các vật khác có giá trị và cần được xác nhận.
Để có thể nhận được số tiền đó, bạn cần phải cung cấp số căn cước công dân và mã OTP để ngân hàng có thể hoàn tất thủ tục và nhận được số tiền đó. Trên thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ yêu cầu bạn phải cung cấp mã OTP. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo bạn nên thật cẩn thận và tuyệt đối không được cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả là bên ngân hàng.
>>Xem thêm: Báo công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu? Thủ tục trình báo với công an như thế nào
Giả mạo làm cơ quan chức năng
Nhóm tội phạm sẽ giả danh và xưng mình là công an hoặc là cơ quan công an. Sau đó, báo với bạn rằng tài khoản của bạn đang bị truy nhập trái phép. Để tiến hành ngăn chặn hành vi đó thì bạn sẽ cần cung cấp số tài khoản, mật khẩu cùng mã OTP cho chúng để điều tra và xử lý nhằm ngăn chặn hành vi trái pháp luật kịp thời.
Kẻ lừa đảo muốn lấy mã OTP của bạn nhằm mục đích thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc đổi mật khẩu tài khoản ngân hàng của bạn. Do đa số trường hợp này, bằng các thủ thuật nào đó mà các đối tượng đã trộm được thông tin ngân hàng của bạn. Nếu bạn cung cấp mã OTP thì ngay lập tức, có thể bạn sẽ bị các đối tượng này chuyển hết tiền từ tài khoản bạn sang tài khoản của chúng.
>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng thì phải làm sao? Gọi ngay: 1900.6174
Giả mạo làm bạn bè, người thân
Tội phạm lừa đảo sẽ tạo tài khoản facebook giả, mạo danh bạn bè của bạn hoặc hack tài khoản facebook của bạn bè hoặc người thân của bạn. Sau đó chúng sẽ nhắn tin cho bạn để mượn tiền, nhờ chuyển tiền trong nước hay ra nước ngoài.
>> Cần làm gì để không bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài
Với hình thức lừa đảo này, tội phạm sẽ tạo tài khoản giả mạo từ nước ngoài. Chúng sẽ bắt đầu làm quen, tạo mối quan hệ, kết bạn và đề nghị tặng quà cho bạn. Món quà có thể là bất kì vật phẩm giá trị nào hay thậm chí là tiền. Nếu đồng ý nhận quà, chúng sẽ giả danh và tự xưng mình là hải quan. Sau đó chúng sẽ bắt bạn phải nộp thuế cho món hàng được gọi là quà tặng vận chuyển về Việt Nam cho bạn.
Trong trường hợp nếu bạn từ chối thì chúng sẽ đe dọa rằng chúng tố cáo bạn với công an với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhằm gây hoang mang cũng như ép buộc bạn phải chuyển tiền cho chúng ngay lập tức.
Ngoài ra, còn các kiểu lừa đảo khác như chúng sẽ nhờ bạn nhận hộ hành lí mà chúng gửi về Việt Nam. Và để nhận hành lý dùm bọn chúng, bạn sẽ phải trả trước một khoản chi phí và tất nhiên là chúng hứa sẽ trả lại.
>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng thì tố cáo ở đâu? Gọi ngay: 1900.6174
Lừa đảo nhận trúng thưởng
Thông qua việc gửi tin nhắn, emai hay sử dụng các trang web giả, tội phạm lừa đảo sẽ tạo nên một cuộc trúng thưởng giả với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc là lừa đảo qua mạng. Sau đó chúng sẽ thông báo bạn đã được trúng thưởng và yêu cầu bạn sẽ cần phải thanh toán trước để có thể nhận giải thưởng. Hoặc chúng sẽ yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân nhạy cảm
>> Luật sư tư vấn cách xử lý khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Lừa đảo qua hình thức vay tiền online
Hình thức vay tiền này xảy ra khá phổ biến, nó đánh vào tâm lý của những người có nhu cầu vay tiêu dùng để trang trải. Chúng thường sẽ lừa bạn truy cập vào một trang web theo liên kết chúng gửi. Sau đó yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân đầy đủ với số tài khoản của bạn để có thể nhận được khoản vay.
Tiếp theo, chúng sẽ yêu cầu người vay tiền sẽ đòi người vay chuyển khoản tiền phí, bao gồm các loại chi phí như phí làm hồ sơ, phí hỗ trợ, phí bảo hiểm tiền gửi… với số tiền từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng và hứa rằng sẽ trả tiền ngày sau khi khoản vay được giải ngân.
>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng thì cần làm gì? Gọi ngay: 1900.6174
Lừa đảo qua kỹ thuật giả mạo DeepFake
Lừa đảo thông qua kỹ thuật giả mạo DeepFake được sử dụng một cách vô cùng tinh vi để thực hiện lừa đảo như sau:
Tội phạm sẽ thu thập những hình ảnh và giọng nói của mục tiêu từ các hình ảnh, video mạng xã hội của họ. Sau đó chúng sẽ sử dụng công nghệ DeepFake áp dụng thuật toán để xử lý dữ liệu. Từ đó tái tạo lại khuôn mặt cũng như giọng nói của mục tiêu.
Tiếp theo, các đối tượng này sẽ sử dụng dữ liệu đã qua xử lý để tạo ra video giả mạo mục tiêu. Người giả mạo trên video sẽ nói và thực hiện những hành động mà được lập trình thông qua phần mềm.
Các đối tượng lừa đảo có thể iên hệ trực tiếp với người mục tiêu để thực hiện hành vi lừa đảo. Khi đó chung sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo. Sau khi đạt được mục đích chúng sẽ biến mất.
>> Tư vấn cách giải quyết khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Lừa đảo làm nhiệm vụ hoa hồng
Đây có thể coi là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất. Lừa đảo qua hình thức “làm nhiệm vụ nhận quà” thường sẽ diễn ra theo quy trình sau:
Đầu tiên, chúng tạo ra các quảng cáo giả trên mạng xã hội để lôi kéo sự thu hút của người dùng về việc được nhận quà miễn phí. Khi người dùng quan tâm, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu họ tham gia vào các nhiệm vụ như trả lời câu hỏi, chia sẻ bài viết, và sau đó khi đến các vòng trong họ sẽ cần nạp tiền vào tài khoản;
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản đầu tiên, người dùng sẽ được nhận lợi nhuận ban đầu. Ví dụ: nhận được một khoản tiền nhỏ hoặc quà tặng nhỏ đáng giá vài chục hay vài trăm.
Khi đã chiếm được lòng tin của người dùng, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu họ hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo với yêu cầu cần số tiền nạp lớn hơn để lợi nhuận họ nhận lại sẽ cao hơn. Kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục yêu cầu người dùng thực hiện các nhiệm vụ ngày càng tăng cao độ khó và phải đòi hỏi số tiền nạp ngày càng lớn hơn và kéo dài thời gian để duy trì sự tham gia và hy vọng nhận lại được lợi nhuận;
Khi người dùng đã bị lừa và nạp vào trò chơi một số tiền lớn, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra lí do hệ thống bị trục trặc, bảo trì hệ thống, yêu cầu thêm nhiệm vụ tăng ca để tiếp tục nhận được lợi nhuận hoặc hoàn lại số tiền đã nạp. Những yêu cầu này có thể kéo dài thời gian khá lâu, khiến cho người tham gia trò chơi bị mất kiên nhẫn và cứ tiếp tục nạp tiền. Sau đó chuỗi lừa đảo tiếp tục lặp đi lặp lại đến khi nạn nhân nhận ra mình bị lừa.
>>>Xem thêm: Lừa đảo 500k có báo công an không? Trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo ?
Cách bảo vệ bản thân khỏi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng
Với hành vi lừa đảo tinh vi như bây giờ thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị cho mình những cách tự bảo vệ bản thân khỏi hành vi lừa đảo chuyển tiền qua mạng. Dưới đây là một số cách thức để bạn tự bảo vệ bản thân:
– Không nên truy cập vào các đường link lạ, đặc biệt là những đường link nói rằng bạn sẽ nhận được giải thưởng hay đường link mượn tiền
– Không cung cấp thông tin cá nhân bảo mật như: số chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số tài khoản ngân hang, mật khẩu truy cập tài khoản, mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên của ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào và cảnh giác với các yêu cầu truy cập đường link website lạ, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân…
– Không kết bạn với những người mà bạn không quen biết, không nghe điện thoại khi thấy số điện thoại có đầu số lạ, đặc biệt là số nước ngoài
– Không thực hiện yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Telegram, Instagram…kể cả là của người thân, bạn bè, bạn cần phải xác minh lại tính chân thực và uy tín trước khi tiến hành chuyển tiền
– Nếu bạn bất ngờ nhận được bất kì số tiền bất ngờ nào từ số tài khoản lạ, nên tránh sử dụng tùy tiện vào mục đích cá nhân, nên ra ngay ngân hàng gần nhất để tiến hành kiểm tra và xác minh để tránh vướng vào những rắc rối pháp lý không đáng có
>>> Cách giải quyết khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Phải làm gì khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng?
Với tình hình hiện nay, con số nạn nhân bị lừa đảo ngày càng có dấu hiệu tăng với số tài sản bị mất không hề nhỏ. Nếu gặp phải lừa đảo, nạn nhân cần có những hành động nhanh chóng sau để giảm thiểu hạn chế rủi ro:
– Làm việc và báo cáo ngay với ngân hàng cấp thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ về hành vi lừa đảo. Sau đó hãy yêu cầu ngân hàng dừng mọi giao dịch đối với tài khoản của bạn lại
– Liên hệ ngay với Công ty đã phát hành thẻ quà tặng nếu được đối tượng gửi thẻ này và chiếm đoạt tài sản
– Trường hợp là chuyển tiền ngân hàng: Nếu sự việc vừa mới xảy ra thì hãy liên hệ và báo với công ty chuyển khoản ngân hàng hoặc ngân hàng mà bạn đang sử dụng để thu hồi lại lệnh chuyển tiền hoặc yêu cầu phong tỏa tài khoản mà số tiền chuyển đến
– Cần liên hệ và báo cáo với nhà cung cấp ứng dụng chuyển tiền nếu chuyển tiền qua ứng dụng của bên thứ 3
– Trong trường hợp bạn chuyển tiền qua ví điện tử, hãy báo cáo cho nhà cung cấp nền tảng hoặc công ty bạn đã sử dụng để gửi tiền điện tử vì tiền điện tử là không thể thu hồi được
– Trong trường hợp bạn chuyển tiền mặt, hãy liên hệ ngay với Bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát để yêu cầu họ dừng việc chuyển gói hàng chứa tiền đi.
– Chuyển khoản trái phép: Nếu kẻ lừa đảo chuyển tiền từ tài khoản mà không có sự chấp thuận của bạn, việc bạn cần làm là báo cáo ngay cho ngân hàng mà bạn sử dụng, để kiểm tra và đóng băng tài khoản, báo cáo giao dịch của bạn đến công an
– Thu thập hình ảnh, số điện thoại, video hoặc các vật có giá trị tương tự hữu ích khác, lưu lại bằng chứng, tiến hành làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an
>>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng và cách xử lý? Gọi ngay: 1900.6174
Mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng?
Tùy thuộc vào các mức độ nghiệm trọng của hành vi vi phạm mà tội phạm lừa đảo sẽ phải nhận mức xử phạt tương ứng.
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thì hành vi lừa đảo qua mạng nhằm mục đích chiếm tài sản của nạn nhân có thể bị xử phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu đồng.
>>> Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay để được luật sư tư vấn: 1900.6174
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi lừa đảo qua mạng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các trường hợp:
* Đối với trường hợp lừa đảo qua mạng dưới 2 triệu:
Đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu, tội phạm lừa đảo vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau:
– Tội phạm tiếp tục vi phạm mặc dù trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
– Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Tài sản bị tội phạm chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
– Tội phạm đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
+ Tội cướp tài sản
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
+ Tội cưỡng đoạt tài sản
+ Tội cướp giật tài sản
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
+ Tội trộm cắp tài sản
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
* Đối với trường hợp lừa đảo qua mạng trên 2 triệu
Tùy thuộc vào tính chất sự kiện và mức độ vi phạm của tội phạm lừa đảo mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau. Hình phạt đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu sẽ bao gồm:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi số tiền lừa đảo có giá trị từ 2 triệu – dưới 50 triệu:
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu tội phạm lừa đảo:
+ Có tổ chức
+ Có tính chất chuyên nghiệp
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu – dưới 200 triệu
+ Tái phạm nguy hiểm
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu tội phạm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu – dưới 500 triệu đồng.
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa gạt người khác.
– Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản có trị giá 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo người bị hại.
– Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>> Tư vấn chi tiết cách giải quyết khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Làm cách nào để có thể lấy lại tiền khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng?
Với sự tinh vi và nguy hiểm của tội phạm lừa đảo như bây giờ thì việc nạn nhân có thể tự lấy lại tiền quả là một vấn đề khó nhằn. Vậy nên, đối với trường hợp bị lừa tiền qua mạng thì người bị hại nên trình báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để nhận được phương hướng giải quyết nhanh chóng.
Để có thể hỗ trợ cho phía bên công án thực hiện điều tra một cách nhanh chóng, thì người bị hại cần phải thu thập các thông tin giúp ích cho việc phá án như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… và các thông tin hữu ích khác.
Sau khi có đủ thông tin, bạn hãy làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đó, nạn nhân cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
– Đơn trình báo công an.
– Bản sao công chứng căn cước công dân của bị hại
– Chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo: Video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…
>>> Những điều cần biết khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng?
Nếu bạn gặp phải những hành vi lừa đảo và bị chiếm đoạt tài sản, hãy liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền để có thể nhận được sự hỗ trợ tối ưu nhất từ họ. Khi đó, bạn cần phải thu thập bằng chứng cũng như chuẩn bị hồ sơ để tố giác, trình báo về hành vi vi phạm.
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhận tin báo, tố giác tội phạm bao gồm:
– Cơ quan điều tra
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra
– Viện kiểm sát các cấp
– Tòa án các cấp
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm công an
– Cơ quan báo chí
– Các cơ quan, tổ chức khác theo quy định pháp luật
>>> Cách tố cáo khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng? Gọi ngay: 1900.6174
Các cách trình báo khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng?
Khi bạn gặp lừa đảo chuyển tiền qua mạng, bạn nên liên hệ đến cơ quan chức năng gần nhất để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng:
Người bị hại tố cáo trực tiếp cần mang theo Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin
Ngoài ra, người bị hại còn có thể trình báo về hành vu lừa đảo chuyển tiền qua mạng qua các đường dây nóng của cơ quan Công an:
* Trường hợp người dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội:
– Đường dây nóng: 113
– Facebook Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo
– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053
– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/
* Trường hợp người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh:
– Đường dây nóng thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng: 08.3864.0508
>>>Xem thêm: Lừa đảo qua mạng xã hội Facebook có khởi kiện được không?
Ngoài những nội dung tư vấn về “Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng” trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp. Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.