Biện pháp xử lý hành chính nhà nước luôn cố gắng trong công tác quản lý khi vi phạm hành chính và xử lý hành chính ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng diễn biến phức tạp. Bài viết này Tổng Đài Pháp Luật sẽ phân tích cụ thể về những biện pháp xử lý để nâng cao kiểm soát lĩnh vực này của Nhà nước được hiệu quả hơn.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về biện pháp để xử lý hành chính. Gọi ngay 1900.6174
Biện pháp xử lý hành chính là gì?
Tại Khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về định nghĩa của biện pháp xử lý hành chính như sau:
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng không phải là tội phạm, sẽ bao gồm những biện pháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng là biện pháp tước hoặc hạn chế quyền tự do quyết định áp dụng bởi cơ quan hành chính đối với cá nhân chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm mục đích giáo dục, trừng phạt.
>>> Xem thêm: Điều tra hình sự là gì? Các biện pháp điều tra hình sự 2022
Các biện pháp xử lý hành chính và đối tượng áp dụng
Có 04 biện pháp xử lý được áp dụng hiện nay được quy định từ Điều 89 đến Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
Theo Điểm a khoản 2 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân chỉ bị chịu xử lý hành chính nếu là một trong các đối tượng được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật này.
Những đối tượng được áp dụng cho từng biện pháp được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:
“Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định,rõ ràng.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
“Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
“Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn các biện pháp xử lý hành chính và đối tượng áp dụng. Gọi ngay 1900.6174
Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu liên quan đến một trong các vấn đề quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của luật này, đã nêu trên.
– Việc áp dụng biện pháp xử lý phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
– Việc quyết định thời hạn áp dụng xử lý hành chính căn cứ dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý có trách nhiệm chứng minh tính vi phạm hành chính. Người bị xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không có hành vi vi phạm hành chính.
>>> Xem thêm: Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính là bao lâu?
Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
– Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi cư trú:
+ Thời hiệu 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Thời hiệu 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Thời hiệu 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm được quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Thời hiệu 03 tháng, kể từ ngày lần cuối cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý đưa vào trường giáo dưỡng:
+ Thời hiệu 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Thời hiệu 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
+ Thời hiệu 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Lưu ý: Trong các thời hạn trên mà cá nhân có dầu hiệu cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử lý hành chính. Điều này được quy định trong Khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm b, c khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
>>> Xem thêm: Thời hạn khiếu nại lần 2 là bao lâu? Sau khi thực hiện khiếu nại lần đầu
Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối và người đó không có nơi cư trú ổn định.
– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc thực hiện các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và quyết định, quyết định về một vấn đề.
Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng và trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của cơ quan, tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trong các vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt thuộc về các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Vi phạm liên tỉnh hoặc có quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng cao thuộc trách nhiệm của các sở, ban, ngành quản lý. ở địa phương có ủy ban nhân dân các cấp, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Các quy định về thẩm quyền xét xử thường thuộc chương về cuối nghị định, trong đó sẽ quy định rõ ai có thẩm quyền và đánh giá thẩm quyền đối với từng hành vi quy định trong nghị định đó. Vấn đề trách nhiệm thi hành sẽ được quy định cụ thể tại chương quy định áp dụng, điều cuối cùng của nghị định.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Gọi ngay 1900.6174
Cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính
– Khi người vi phạm đã chấp hành xong việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho người thân người đó.
– Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong quyết định và gửi một bản cho người thân;
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành đó cư trú.
– Đối tượng không có nơi cư trú và là người chưa thành niên hoặc bị ốm đau không còn khả năng lao động, khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn nơi cơ sở giáo huấn, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn mễn phí giấy chứng nhận cho người chấp hành xong quyết đinh. Gọi ngay 1900.6174
Biện pháp xử lý hành chính là một công việc giúp Nhà nước quản lý một cách hiệu quả. Nếu bạn đọc có bất kỳ vấn đề pháp lý cần được tư vấn hãy liên lạc đến đường dây tư vấn: 1900 6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ kịp thời
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |