Bồi thường tài sản trên đất và tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất? Cách tính bồi thường tài sản trên đất như thế nào? Các phương án xử lý tài sản trên đất theo pháp luật ra sao? Các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
Và có những trường hợp nào không được bồi thường tài sản trên đất? Sau đây bài viết sẽ đi vào giải đáp những vấn đề trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ với Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Điều kiện được bồi thường về đất, tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất
>> Điều kiện được bồi thường về đất, tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp
Không phải trường hợp nào cũng nhận được bồi thường về đất, tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi. Vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể được bồi thường?
Đối với việc bồi thường đất, theo khoản 1 Điều 75 Luật đất đai 2013, điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân là:
Qua đó, có thể thấy, để được bồi thường đất thì cá nhân, hộ gia đình cần phải đáp ứng các điều kiện:
- Đất bị thu hồi không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
- Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai mà chưa được cấp.
Ngoài ra, điều kiện bồi thường đất dành cho các đối tượng là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được quy định cụ thể tại Điều 75 Luật đất đai 2013.
Đối với việc bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, Điều 88 Luật Đất đai 2013, hai điều kiện cần phải đáp ứng để được bồi thường tài sản gắn liền với đất là:
1) Chủ sở hữu bị thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, chủ sở hữu chỉ được bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại cho tài sản đó, Những thiệt hại này khá dễ thấy, ví dụ như: nhà, công trình bị dỡ bỏ, cây trồng bị chặt đốn,…
2) Tài sản này phải là tài sản hợp pháp.
Điều 88 Luật Đất đai 2013 đã quy định về việc tài sản phải là tài sản hợp pháp. Vậy “tài sản hợp pháp” được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu được xác lập trong trường hợp tài sản đó là do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, được thừa kế, chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, các trường hợp khác do luật quy định,…
Theo Điều 95 Luật Đất đai 2013 về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký đất đai là bắt buộc với người sử dụng đất; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Như vậy, để xác định quyền sử dụng đất bắt buộc phải đăng ký đất đai. Và quyền này được chứng nhận bằng Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất.
Đối với nhà ở và tài sản khác gắn với đất, việc đăng ký quyền sở hữu là không bắt buộc. Quyền sở hữu nhà ở được công nhận ở Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014, theo đó thì các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở hợp pháp tại Điều 8.
Cụ thể, nhà ở hợp pháp là nhà ở có được thông qua các hình thức như đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế,…
Qua đó, có thể hiểu tài sản hợp pháp là tài sản có được thông qua các cách thức, nguồn gốc phù hợp với quy định của pháp luật và phải có đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụnag đất.
Đối với nhà ở là tài sản không bắt buộc phải đăng ký thì phải đáp ứng các điều kiện để công nhận quyền sở hữu nhà được quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014.
Như vậy, để có thể được bồi thường tài sản gắn liền với đất cần phải đáp ứng 2 điều kiện: Là tài sản hợp pháp và tài sản đó bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
>> Xem thêm: Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
Cách tính bồi thường tài sản trên đất
>> Cách tính bồi thường tài sản trên đất. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013, đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp trên Điều này.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ. Vậy Chính phủ quy định về cách tính bồi thường như thế nào?
Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP có quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
– Mức bồi thường nhà, công trình là tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
– Công thức tính giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại như là: TgT = G1 –G1TT1
Trong đó: Tgt là giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại.
G1 là giá trị xây mới của nhà, công trình bị thiệt hại tính theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành.
T là thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;
T1 là thời gian đã qua sử dụng của nhà, công trình bị thiệt hại.
– Với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì sẽ được bồi thường toàn bộ nhà, công trình.
Trong trường hợp phần còn lại không bị phá dỡ vẫn còn sử dụng được thì mức bồi thường sẽ là tính theo phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
– Trường hợp nhà, công trình không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành thì UBND tỉnh sẽ quy định mức bồi thường cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Trên đây là các quy định về cách tính mức bồi thường đối với nhà ở, công trình xây trên đất không thuộc trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Các phương án xử lý tài sản trên đất theo quy định của pháp luật
>> Các phương án xử lý tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp
Pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về phương án để chủ đầu tư có thể xử lý tài sản trên đất.
Cụ thể, đối với việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư 2020, sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (đã được bổ sung theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP). Theo đó:
– Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền, cho thuê đất thu tiền một lần thì chủ đầu tư được quyền sử dụng tiếp đất được giao trong 24 tháng kể từ ngày dự án bị chấm dứt hoạt động.
Trong khoảng thời gian này, chủ đầu tư được quyền thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp trên đất cho đầu tư khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đến thời hạn mà chủ đầu tư không thực hiện được việc chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm thì chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động đầu tư.
Trong thời hạn này, chủ đầu tư được bán tài sản trên đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Khi đó, Nhà nước sẽ thu hồi đất để cho người mua tài sản trên đất thuê.
Khi hết thời hạn 24 tháng mà chủ đầu tư không bán được tài sản hợp pháp của mình trên đất thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
– Nếu trong hai trường hợp trên, người sử dụng đất mà không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không có tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất.
Việc bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thu đất hàng năm được thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 189 Luật Đất đai 2013.
Trên đây là những phương án mà pháp luật đã đưa ra để xử lý tài sản trên đất nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư.
>> Xem thêm: Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nào?
Các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi
>> Các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp
Các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi là những khoản nào? Bài viết sau đây sẽ đi vào phân tích chi tiết vấn đề trên.
Đối với nhà ở, công trình xây dựng trên đất, bồi thường được quy định tại Điều 89 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
– Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.
– Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp trên Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ. Cách tính đã được bài viết phân tích ở trên.
– Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc 2 trường hợp trên thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với cây trồng, vật nuôi, việc bồi thường được quy định tại Điều 90 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Mức bồi thường với cây hàng năm được tính theo giá trị sản lượng của vụ thu hoạch cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
– Mức bồi thường với cây lâu năm là giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị của quyền sử dụng đất.
– Cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến chỗ khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển.
– Cây rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, chăm sóc,.. được bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế, tiền bồi thường sẽ được chia cho những người quản lý, chăm sóc, bảo vệ những cây rừng này theo quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
– Đối với thủy sản, thời kỳ thu hoạch nếu vào thời điểm thu hồi đất thì không phải bồi thường.
– Thủy sản mà chưa đến kỳ thu hoạch tại thời điểm thu hồi thì được bồi thường thiệt hại thực tế, nếu có thể di chuyển được sẽ được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
Điều 91 Luật Đất đai quy định cụ thể về việc bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt,…
Trường hợp phải di chuyển máy móc, dây chuyền sản xuất được bồi thường thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Và mức bồi thường sẽ được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định.
Tựu trung, pháp luật có các quy định liên quan đến khoản bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất, bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi và việc bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất.
Những trường hợp thu hồi đất nhưng không bồi thường tài sản trên đất
>> Những trường hợp thu hồi đất nhưng không bồi thường tài sản trên đất Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp
Ngoài những điều kiện phải đáp ứng để có thể được bồi thường tài sản gắn liền với đất đã được nêu tại bài viết này, pháp luật còn quy định về một số trường hợp thu hồi đất nhưng không bồi thường tài sản trên đất.
Cụ thể, căn cứ Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất như sau:
Tài sản gắn liền với đất đó thuộc trường hợp thu hồi đất khi do vi phạm Luật Đất đai:
- Sử dụng đất không đúng mục đích
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất
- Đất được nhận chuyển nhượng, tặng cho không phù hợp với quy định của Luật đất đai (thuộc đất không được chuyển nhượng, tặng cho)
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm
- Đất không được chuyển quyền sử dụng theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm mà để bị lấn, chiếm.
- Đất được giao để thực hiện đầu tư mà không được sử dụng theo quy định của pháp luật (tại điểm i khoản 1 Điều 64)
Trường hợp tài sản gắn liền với đất bị thu hồi do chấm dứt sử dụng theo quy định của pháp luật:
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
Trường hợp:
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái pháp luật hoặc tạo lập sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Trên đây là một số trường hợp pháp luật quy định sẽ không được bồi thường tài sản trên đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
Trên đây là bài viết tư vấn về quan hệ pháp luật hành chính. Nếu còn vướng mắc về vấn đề gì, hãy liên hệ với Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |