Cản trở quyền sử dụng đất bị xử phạt như thế nào?

Cản trở quyền sử dụng đất của người khác có lẽ là một trong những hành vi vi phạm liên quan đến đất đai nghiêm trọng nhất, khiến cho người vi phạm phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi tìm hiểu những quy định liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc nào, hãy nhấc máy và gọi ngay: 1900.1674 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cản trở việc sử dụng đất bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

 

Chị Kim ở Lạng Sơn có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, gia đình tôi có mua một mảnh đất rộng khoảng hơn 500m2 cạnh nhà chị Phương, tuy nhiên do ghen ghét vì không mua được mảnh đất này nên chị Phương thường xuyên làm khó gia đình tôi không cho Tổng Đài Pháp Luật sử dụng mảnh đất này.

Gần đây khi tôi có nhu cầu cho thuê mảnh đất này thì chị Phương có hành vi xả rác, thải ra mảnh đất của gia đình, gây ảnh hưởng đến mỹ quan của mảnh đất, khiến khách không muốn thuê đất nữa.

Tôi rất bức xúc về hành vi này tuy nhiên lại không biết làm thế nào để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Mong Luật sư giải đáp cho tôi cách để tôi bảo vệ quyền lợi của mình khi bị chị Phương cản trở trong việc thực hiện quyền sử dụng đất của mình.”

 

Luật sư Trả lời:

Chào chị Kim, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến với Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề trên như sau:

 

Cản trở quyền sử dụng đất là gì?

 

Cản trở quyền sử dụng đất là hành vi gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới nhiều hành động khác nhau, chẳng hạn như đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thực hiện các hành động khác nhằm gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác.

can-tro-quyen-su-dung-dat

Hành vi gây cản trở việc sử dụng đất của người khác trên thực tế sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực chẳng hạn như:

– Ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận và cấp phép;

– Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đặc biệt là vấn đề kinh tế, tài chính;

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý đất đai, trật tự công cộng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí hành vi cản trở việc sử dụng đất miễn phí, liên hệ ngay 1900.1674

Cản trở quyền sử dụng đất bị xử phạt như thế nào?

 

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi cản trở quyền sử dụng đất

 

Tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ- CP có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác như sau:

– Đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng

– Đối với trường hợp hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt tiền từ 3  đến 5 triệu đồng

– Đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.

can-tro-quyen-su-dung-dat

>>>Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng có gia hạn tiếp được không?

Ngoài mức xử phạt chính là phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ- CP đó là buộc phải khôi phục lạ tình trạng ban đầu của thửa đất.

Như vậy, áp dụng trong trường hợp của chị Kim ở trên, như chị trình bày thì chị Phương là hàng xóm nhà chị có hành vi đưa chất thải, rác thải lên thửa đất của chị gây cản trở chj thực hiện quyền đối với mảnh đất do đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ- CP thì chị Phương có thể bị xử phạt mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của mảnh đất.

>>> Mức xử phạt đối với hành vi cản trở quyền sử dụng đất miễn phí, liên hệ ngay 1900.1674

 

Khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất

 

Theo quy định của pháp luật thì khi các bên có quyền lợi bị xâm phạm liên quan đến đất đai cụ thể là bị cản trở quyền sử dụng thì hoàn toàn có quyền khởi kiện lên tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp cũng như để chấm dứt hành vi cản trở này.

Tương tự như trong trường hợp của chị Kim, nếu chị cảm thấy quyền lợi của chị bị xâm phạm mà cả hai bên đều không tiến hành hòa giải thỏa thuận được thì chị hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi có đất để được yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Khi tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan Tòa án thì quyết định/bản án của Tòa án sẽ có tính cưỡng chế, nghĩa là nếu chị Phương không thực hiện theo đúng phán quyết của Tòa án thì sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

>>>Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền, liên hệ ngay 1900.1674

 

Trình tự thực hiện để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị cản trở quyền sử dụng đất

 

Khi phát hiện các chủ thể khác có hành vi cản trở, gây khó khăn khi thực hiện quyền quyền đối với mảnh đất thì người sử dụng đất hoàn toàn có quyền đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi phát hiện hành vi vi phạm, người sử dụng đất có thể liên hệ đến bên vi phạm để tiến hành hòa giải, trường hợp hòa giải không thành hoặc bên vi phạm không hợp tác thì người sử dụng đất có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu giải quyết.

 Ngoài ra chủ thể bị vi phạm còn có thể thực hiện quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, hồ sơ gửi lên cơ quan Tòa án sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện vụ án dân sự theo mẫu

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở để thể hiện việc khởi kiện là hợp lý.

>>Chuyên viên tư vấn Trình tự thực hiện để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị cản trở quyền sử dụng đất, liên hệ ngay 1900.1674

 

Cản trở quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào?

 

Tùy vài hành vi cản trở thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ có sự khác biệt cơ bản. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-Cp thì:

Thẩm quyền của chủ tịch UBND xã:

– Phạt cảnh cáo

– Phạt tiền đến 5 triệu đồng

–  Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện:

– Phạt cảnh cáo

– Phạt tiền lên đến 50 triệu đồng

Ngoài ra khi tiến hành khởi kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết căn cứ theo quy định tại Điều 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

can-tro-quyen-su-dung-dat

>>>Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cản trở quyền sử dụng, liên hệ ngay 1900.1674

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề cản trở quyền sử dụng đất. Hy vọng những thông tin chia sẻ có thể giúp các bạn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay:  1900.1674 để được tư vấn nhanh chóng nhất. 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174