Thủ tục cắt khẩu cho người đã mất như thế nào? [Chi tiết A–Z]

Cắt khẩu cho người đã mất là thủ tục hành chính được mà nhiều người thắc mắc. Vậy thủ tục cắt khẩu cho người mất như thế nào? Cắt khẩu muộn có bị phạt không? Tất cả vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề khác xoay quanh vấn đề cắt khẩu, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

luat-su-tu-van-mien-phi-ve-cat-khau-cho-nguoi-da-mat
Luật sư tư vấn miễn phí về cắt khẩu cho người đã mất

 

Quy định về các trường hợp cắt khẩu

 

>> Luật sư tư vấn về các trường hợp cắt khẩu, gọi ngay 1900.6174  

Pháp luật có quy định cụ thể các trường hợp cắt khẩu, hay nói cách khác là xóa đăng ký thường trú. Đây là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.

Cụ thể, tại Điều 24 Luật cư trú 2020 có quy định cụ thể các trường hợp xóa đăng ký thường trú như sau:

– Đã chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

– Ra nước ngoài định cư;

– Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú;

– Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại nơi khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

– Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;

– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp, nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về các trường hợp cất khẩu. Trong quá trình tìm hiểu nội dung trên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Tách khẩu mất bao lâu? Những yếu tố ảnh hưởng đến tách khẩu?

mau-don-cat-khau-cho-nguoi-da-mat
Mẫu đơn cắt khẩu cho người đã mất

 

Thủ tục cắt khẩu cho người đã mất

 

Anh Hòa (Hải Dương) gửi câu hỏi:

“Xin chào Luật sư! Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề sau:

Mẹ tôi đã mất cách đây 05 ngày. Hiện tại tôi đã nhận được thông báo từ Công an xã về việc xóa cư trú của mẹ tôi. Vậy tôi có cần thực hiện thủ tục cắt khẩu cho mẹ tôi hay không? Nếu cần làm thủ tục thì tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp tại cơ quan nào? Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi!”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục cắt khẩu cho người đã mất nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:

Chào anh Hòa! Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi và gửi tới Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề cắt khẩu của mẹ anh, chúng tôi xin trả lời như sau:

Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú

 

>> Luật sư hướng dẫn viết tờ khai thay đổi thông tin cư trú, gọi ngay 1900.6174

 

Download (DOC, 52KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu CT01 ban hành theo TT số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021

 

TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ

Kính gửi……………………………………..………………………………………..………………………..…………………

1. Họ, chữ đệm và tên:…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Ngày, tháng, năm sinh:…………..…/…………..…./ …………….……..….. 3. Giới tính:…………….

4. Số định danh cá nhân/CMND:………………………………………………………………………………………………………………….

5. Số điện thoại liên hệ:………………………………………………… ………….6. Email:……………………..

7. Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………………………………………………

8. Nơi tạm trú:…………………………………………………………………………………………………………………………………

9. Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………………………………………

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:…………………………………………………………………………………………

11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:……………………………………………………. 12. Quan hệ với chủ hộ:…………….

13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ:

14. Nội dung đề nghị(2):……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:

TT Họ, chữ đệm

và tên

Ngày, tháng, năm   sinh Giới tính Số định danh cá nhân/CMND Nghề nghiệp, nơi làm việc Quan hệ với  người có thay đổi Quan hệ với chủ hộ
               
               
               
               
               
               

 

 

…..,ngày…….tháng….năm…….

Ý KIẾN CỦA 

CHỦ HỘ(3)

(Ghi rõ nội dung,

 ký, ghi rõ họ tên)

 

…..,ngày…..tháng….năm…

Ý KIẾN  CHỦ SỞ HỮU 

HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN 

CHỖ Ở HỢP PHÁP(3)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

…..,ngày……tháng…năm…

Ý KIẾN CỦA 

CHA, MẸ, 

NGƯỜI GIÁM HỘ (4)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

…..,ngày….tháng…năm…

NGƯỜI KÊ KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Chú thích:

(1) Cơ quan đăng ký cư trú.

(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…

(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú

(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú

Trên đây là mẫu tờ khai đăng ký thông tin cư trú mới nhất hiện nay. Anh có thể tham khảo mẫu giấy trên để thực hiện thủ tục cắt khẩu cho mẹ. Trong quá trình viết đơn, nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!

>> Xem thêm: Chuyển hộ khẩu cần giấy tờ gì theo quy định mới nhất 2022

Hướng dẫn điền mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo tờ khai thay đổi thông tin cư trú, liên hệ ngay 1900.6174 

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách viết tờ khai thay đổi thông tin cư trú:

– Mục “Kính gửi (1)”: Ghi rõ tên Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú.

Ví dụ: Kính gửi: Công an xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;

– Mục “1. Họ, chữ đệm và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu và đúng trong Giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú.

Ví dụ: NGUYỄN VĂN ANH

Trong trường hợp người có thay đổi thông tin cư trú là người chưa thành niên dưới 18 tuổi vẫn ghi tên của người chưa thành niên đó;

– Mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: ghi hai chữ số trong ngày sinh, hai chữ số trong tháng sinh, bốn chữ số cho năm sinh.

Ví dụ: 02/01/1994;

– Mục “3. Giới tính”: Nam hoặc Nữ;

– Mục “4. Số định danh cá nhân/CMND”: Ghi đầy đủ số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân. Nếu chưa có để trống.

– Mục “5. Số điện thoại liên hệ”: Ghi rõ số điện thoại di động đang dùng.

– Mục “6. Email”: Không bắt buộc. Có thể ghi địa chỉ email cần liên lạc.

Ví dụ: thuhuyen1906@gmai.com

– Mục “7. Nơi thường trú”: Ghi rõ theo thứ tự: số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu chưa có để trống. Đây là địa chỉ nơi đăng ký thường trú ghi trong sổ hộ khẩu của người có thay đổi thông tin cư trú.

Ví dụ: Số nhà 26, đường Lương Văn Thăng, phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình.

– Mục “8. Nơi tạm trú”: Ghi theo địa chỉ nơi đang đăng ký tạm trú trong sổ tạm trú. Cách ghi tương tự mục số 7. Nếu người có thay đổi thông tin cư trú vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú ghi đầy đủ. Nếu không có tạm trú không cần ghi.

– Mục “9. Nơi ở hiện tại”: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại theo địa danh hành chính. Đây có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi người có thay đổi thông tin cư trú mới chuyển đến. Cách ghi tương tự mục số 7.

– Mục “10. Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Trình bày rõ hiện nay công việc chính đang làm là gì, ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa chỉ nơi làm việc của người có thay đổi thông tin cư trú.

Ví dụ: Kế toán tại Công ty TNHH Hữu Long, Thành phố Hải Phòng.

– Mục “11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ” và Mục “12. Quan hệ với chủ hộ” có cách ghi cụ thể với các trường hợp như sau:

+ Đối với trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện đã có chỗ ở, nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ nhà cho mượn, thuê ở:

Mục 11: Ghi rõ họ, tên người đến đăng ký thường trú, tạm trú (người này cũng chính là chủ nhà ở hợp pháp hoặc là người được chủ nhà cho mượn nhà để ở).

Mục 12: phải ghi là chủ hộ, tức đăng ký mình làm chủ hộ.

+ Đối với trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu hoặc cho tạm trú:

Mục 11: ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu, cho tạm trú;

Mục 12: ghi rõ mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó.

+ Đối với trường hợp thay đổi, xác nhận thông tin về cư trú ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo thông tin đã khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc có thể ghi theo sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu.

– Mục “13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ”: Ghi rõ số căn cứ công dân hoặc chứng minh nhân dân của người chủ hộ.

– Mục “14. Nội dung đề nghị (2)”: Trình bày chi tiết nội dung cần đề nghị.

Ví dụ: Đăng ký thường trú vào địa chỉ B do bà C làm chủ hộ; đăng ký thường trú cho con là Nguyễn Văn D,…

– Mục “15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi”: Điền vào các cột các thông tin của những người có cùng thay đổi về cư trú với người đã ghi tên ở mục số 1 (người đứng tên trên bản khai).

Ví dụ: Các con, cháu cùng nhập khẩu với người đứng tên trên bản khai hay chồng và các con cùng tách hộ với người đứng tên trên bản khai. Khi điền mục này cần chú ý:

+ Mục Quan hệ với người có thay đổi: Ghi cụ thể mối quan hệ với người khai mẫu tờ khai CT1

+ Mục Quan hệ với chủ hộ: Ghi cụ thể mối quan hệ thực tế với chủ hộ đã ghi ở Mục số 11.

– Mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ” và mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỖ Ở HỢP PHÁP”: tại hai mục này, chủ hộ và chủ nhà phải trình bày cụ thể nội dung các ý kiến của mình và ký tên xác nhận.

– Mục “Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)”: Khi người chưa thành niên, người hạn chế hoặc người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú cha/mẹ/người giám hộ của những người này phải trình bày cụ thể ý kiến của mình vào mục này.

– Mục “NGƯỜI KÊ KHAI”: Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về năng lực nhận thức. Đây là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận.

Đặc biệt, khi viết tờ khai cần lưu ý:

– Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa, không viết tắt;

– Viết cùng một loại mực, màu mực.

– Căn cứ vào giấy khai sinh, căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu… để điền thông tin vào mẫu một cách chính xác.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết của Luật sư về cách viết đơn xin cắt khẩu cho người đã mất. Trong quá trình viết đơn, nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Thủ tục tách khẩu sau ly hôn theo quy định của pháp luật năm 2022

thu-tuc-cat-khau-cho-nguoi-da-mat
Thủ tục cắt khẩu cho người đã mất

 

 Hồ sơ thực hiện thủ tục cắt khẩu cho người đã mất

 

>> Luật sư giải đáp hồ sơ thực hiện thủ tục cắt khẩu cho người đã mất, gọi đến đường dây nóng 1900.6174 

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, để thực hiện thủ tục cắt khẩu cho người đã mất, anh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

– Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.

Trình tự thủ tục cắt khẩu cho người đã mất

 

>> Luật sư hướng dẫn thực hiện thủ tục cắt khẩu cho người đã mất, gọi ngay 1900.6174  

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, trình tự, thủ tục cắt khẩu cho người đã mất được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú cần thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú, người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

– Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú phải thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình được biết và thực hiện việc nộp hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, để hoàn thành thủ tục cắt khẩu cho người mất, anh cần thực hiện theo các bước mà chúng tôi đã nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu anh gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào khác, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Quy định pháp luật đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?

Người mất không cắt khẩu có bị phạt không?

 

Chị Hà (Nghệ An) gửi câu hỏi:

“Kính thưa Luật sư, bố tôi không may bị tai nạn và đã mất được 1 tuần. Tuy nhiên do lượng công việc nhiều, nên tôi chưa kịp đi làm thủ tục cắt khẩu. Vậy xin hỏi tôi có bị phạt vì không cắt khẩu cho bố tôi không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về người mất không thực hiện cắt khẩu có bị phạt không? Gọi ngay 1900.6174  

Luật sư trả lời:

Chào chị Hà! Cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề của mình tới Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị gặp phải, Luật sư trả lời chị như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, hộ gia đình khi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú tới cơ quan đăng ký cư trú.

Do đó, khi bố chị mất, chị có trách nhiệm thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 7 62/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú có thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký.

Trong trường hợp quá thời hạn 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú sẽ tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân.

Như vậy theo quy định trên, khi quá thời hạn 07 ngày mà chị chưa nộp hồ sơ xóa đăng ký cư trú của bố, cơ quan quản lý cư trú sẽ tự tiến hành xóa cư trú của bố chị. Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định đối với những trường hợp cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú… sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Đây là mức phạt chị có thể phải nộp khi quá 07 ngày chưa thực hiện thủ tục xóa đăng ký cư trú. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc khác về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để gặp Luật sư giải đáp chi tiết!

Trên đây là những quy định của pháp luật và vấn đề thường gặp trong thực tế xoay quanh vấn đề cắt khẩu cho người đã mất. Tất cả các thông tin đều được căn cứ dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thể tự giải quyết các vấn đề trong thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc trong quá trình thực hiện thủ tục cắt khẩu, vui lòng liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng!

  19006174