Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh có thời gian nghỉ ra sao? Điều kiện thế nào để được hưởng chế độ thai sản cho bố? Chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản thế nào khi vợ sinh con? Cùng hàng ngàn câu hỏi vì sao từ các khách hàng gửi tới Bộ phận tư vấn của Tổng đài pháp luật. Tham khảo ngay bài viết để có thêm những kiến thức và thông tin chính xác nhất về vấn đề này nhé.
Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con được hưởng thế nào?
>>> Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội trực tuyến: 19006174 giải đáp mọi thắc mắc chỉ bằng một cuộc gọi.
Luật sư tư vấn:
Chào anh, Nhà nước đang có những chính sách tốt dành cho người chồng khi vợ sinh. Cụ thể, theo khoản 2 điều 34 và 39 của Luật bảo hiểm xã hội cùng khoản 2 điều 9 Thông tư số 59/2015 và khoản 5, khoản 7 điều 1 Thông tư 06/2021 của Bộ lao động và thương binh xã hội về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con, với điều kiện “đang đóng Bảo hiểm xã hội”.
Tôi đã chắt lọc những thông tin lien quan được quy định tại các điều luật trên để anh dễ theo dõi và nắm bắt. Với mỗi trường hợp khác nhau, thời gian nghỉ chế độ thai sản của chồng cũng khác, nhưng cơ bản được tính và chia ra như sau:
– Chế độ nghỉ 5 ngày làm với.
– Chế độ nghỉ 7 ngày làm việc với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con sớm dưới 32 tuần tuổi.
– Chế độ nghỉ 10 ngày làm việc với trường hợp vợ sinh đôi, sinh ba trở lên, mỗi bé được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
– Chế độ thai sản của chồng được nghỉ 14 ngày làm việc với trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của chồng được tính trong vòng 30 ngày kể từ khi vợ sinh con. Thời gian bắt đầu nghỉ việc dù trong bất cứ trường hợp nào cũng phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh, theo đó tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ không được quá thời gian đã quy định,
Vậy nên với trường hợp anh đã đang đóng bảo hiểm xã hội cho tới thời điểm vợ anh sinh con thì anh có thể được hưởng chế độ nghỉ thai sản cho người chồng cùng với khoảng thời gian được xác định theo quy định tôi đã nêu ra.
Nếu chỉ có anh đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì anh được hưởng trợ cấp một lần duy nhất bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con được sinh. Nhưng anh phải đảm bảo điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Nếu anh còn đang thắc mắc liên quan đến điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174 để nhận được sự tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản miễn phí từ các chuyên gia.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
Tham khảo ngay Chế độ nghỉ thai sản TẠI ĐÂY
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của chồng
>>> Tư vấn về Chế độ nghỉ thai sản cho chồng liên hệ ngay: 19006174
Luật sư Phong tư vấn: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới Bộ phận chuyên tư vấn về Luật của chúng tôi. Tôi thông cảm cho cảm giác và hoàn cảnh của chị hiện giờ. Dưới đây sẽ là giải đáp dành cho câu hỏi của chị:
Theo khoản 1 điều 31 của Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản như sau:
“a) Lao động là nữ đang trong thời gian mang thai;
b) Lao động là nữ đang trong thời gian sinh con;
c) Lao động nữ trong trường hợp mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động là nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Ngoài ra, lao động là nam sẽ được hưởng chế độ thai sản của chồng thuộc một trong 2 trường hợp sau:
TH1: Lao động là nam thực hiện các biện pháp triệt sản.
TH2: Lao động là nam đã đóng BHXH có vợ trong thời gian sinh con.
Với trường hợp lao động đóng BHXH khi vợ sinh con, để được hưởng chế độ trợ cấp một lần cần phải đảm bảo thêm một trong số các điều kiện được nêu dưới đây được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH:
– Chỉ có người chồng tham gia đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
– Người chồng của người mẹ nhờ người mang thai hộ tham gia đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng kể từ thời điểm nhận con.
– Người vợ có tham gia đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con và người chồng cũng có tham gia đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Từ các thông tin mà tôi cung cấp, chỉ có thể so sánh, đối chiếu với trường hợp của bản thân. Nếu chồng chị chưa tham gia đăng ký đóng BHXH, chị hãy nhắn chồng bắt đầu tham gia ngay để được hưởng chế độ thai sản của chồng vì chị đang mang bầu bé được 2 tháng nên bắt đầu đăng ký luôn từ bây giờ vẫn kịp nhé.
Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con
>>> Luật sư tư vấn Luật Bảo Hiểm Xã Hội trực tuyến 24/7: 19006174 – Tổng đài pháp luật
Luật sư Linh trả lời: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Tôi xin gửi đến anh cách tính mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con như sau:
Cụ thể, trong đó:
Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH từ đủ 6 tháng trước khi vợ sinh của người lao động là nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.
Ví dụ: Anh thường đóng lương bình quân cho bảo hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là 5.000.000 và thời gian nghỉ của anh là 5 ngày (với trường hợp vợ sinh 1 con và sinh thường).
Cách tính mức hưởng như sau:
Mbq6t = (6 x5.000.000đ)/6 tháng = 5.000.000đ
Mức hưởng = 5.000.000/ 24 x 5 = 1.041.000 đồng
Trong trường hợp như anh đề cập nếu người lao động nam được nghỉ đủ tháng thì mức hưởng sẽ được tính như sau:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
– Trường hợp người lao động đóng đã BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng cần những gì?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 19006174
Luật sư Linh trả lời: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về Bộ phận giải đáp thắc mắc của chúng tôi. Tôi xin hỗ trợ tư vấn cho anh như sau về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ nghỉ thai sản nam:
Thứ nhất, anh cần chuẩn bị giấy khai sinh có đầy đủ họ tên cha, giấy chứng sinh và sổ hộ khẩu.
Với trường hợp con chết cần chuẩn bị thêm giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc bản trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có).
Thứ hai, anh cần có giấy xác nhận của cơ sở ý tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có).
Anh chú ý về thời gian nộp hồ sơ như sau:
– Trong thời gian 45 ngày kể từ sau những ngày nghỉ khi vợ sinh và quay lại làm việc của người lao động nam phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
– Đơn vị trong thời hạn là 10 ngày (được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Về cách tính mức tiền được hưởng đã được chúng tôi trình bày chi tiết bao gồm cả ví dụ thực tế, anh tham khảo nhé.
Nếu vợ bạn là Giáo viên, tham khảo ngay Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên mới nhất
Các chế độ thai sản của chồng khác được hưởng thế nào khi vợ sinh con?
>>> Tư vấn, giải đáp về Luật bảo hiểm xã hội liên hệ: 19006174
Luật sư Quân trả lời: Chào anh, căn cứ theo điều số 38 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu đảm bảo được các điều kiện dưới đây:
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
[…] Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Qua đó, điều kiện để được hưởng chế độ như sau:
– Người chồng khi tham gia BHXH cần phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
– Người chồng của người mẹ nhờ người mang thai hộc cũng tương tự, cần đóng BHXH đủ từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Về mức được hưởng:
Lao động là nam sẽ được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo pháp luật hiện nay, mức lương cơ sở vẫn được giữ nguyên là 1.490.000 đồng/ tháng. Chính vì vậy, sẽ có mức trợ cấp là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
Thủ tục, hồ sơ và thời gian chuẩn bị đã được chúng tôi nêu ra tại mục trên rất đầy đủ và chi tiết. Anh hãy tham khảo nhé.
Ngoài ra, chế độ nghỉ việc sau khi sử dụng các biện pháp tránh thai theo quy định của pháp luật như sau:
– Khi thực hiện các biện pháp liên quan đến phòng tránh thai thì người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo như chỉ định của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh uy tín, có thẩm quyền.
– Thời gian nghỉ cụ thể được quy định như sau:
+ Được nghỉ 15 ngày đối với người lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian được hưởng chế độ bao gồm cả ngày nghỉ lễ Tế, ngày nghỉ cuối tuần.
Thời gian được nghỉ của người lao động sau thai sản được quy định tại điều 37 Luật bảo hiểm xã hội (được cập nhất mới nhất năm 2014) như sau:
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này đã được tính bao gồm cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Qua trích luật trên, anh có thể thấy rằng nếu khi quay lại làm việc, người lao động vẫn cảm thấy chưa đủ sức khoẻ để làm với vẫn có thể làm hồ sơ, xin giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của bệnh viện, giấy tờ chứng minh phẫu thuật (với những trường hợp mổ đẻ) gửi đến công ty để được hưởng quyền lợi riêng.
Với câu hỏi của anh về việc nên hay không nên đăng ký đóng bảo hiểm xã hội thì tôi khuyến khích người lao động dù là nam hay nữ đều nên tham gia đăng ký để được hưởng nhiều quyền lợi về chế độ thai sản của chồng và nhiều chế độ khác.
Hướng dẫn kê khai mẫu 01B-HSB cho chế độ thai sản của chồng
Mẫu 01B-HSB là mẫu kê khai để được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe giúp người cha bổ sung vào hồ sơ xin chế độ thai sản của chồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Lao động nam nghỉ việc khi người vợ sinh con:
Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:
>>> Tải ngay mẫu 01B-HSB theo quyết định 166/QĐ-BHXH:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Chế độ thai sản của chồng do đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn, giải đáp về Luật Bảo Hiểm Xã Hội trình bày. Hy vọng với những thông tin cụ thể mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Trân trọng/.