Chuyển khẩu cho con theo mẹ là thủ tục thường xảy ra hiện nay, nhưng nhiều người không biết điều kiện nên không thể thực hiện được chuyển khẩu cho con. Vậy trong trường hợp nào được chuyển khẩu cho con theo mẹ? Thủ tục thực chuyển khẩu thực hiện như thế nào? Tất cả các vướng mắc trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn miễn phí!
Câu hỏi
Chị Ngọc – Thanh Hóa có câu hỏi muốn gửi tới Luật sư tư vấn như sau:
” Tôi và chồng đã quyết định ly hôn (đã có bản án). Chúng tôi có 1 con là cháu Hoàng Anh năm nay cháu tròn 1 tuổi. Tôi muốn chuyển khẩu cho cháu theo tôi,. Tuy nhiên, quá trình chuyển khẩu gặp nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp,. Vậy tôi xin Luật sư tư vấn giúp tôi các vấn đề sau đây:
1. Khi nào được chuyển khẩu cho con ?
2. Có được chuyển khẩu cho con theo mẹ không?
3. Hồ sơ chuyển khẩu cho con theo mẹ gồm những giấy tờ gì?
4. Thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ thực hiện như thế nào?
5. Thủ tục đăng ký thường trú mới cho con?
Tôi xin trân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề chuyển khẩu cho con theo mẹ, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn Luật dân sự trả lời:
Chào chị Ngọc, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:

Khi nào được chuyển khẩu cho con?
>> Khi nào được chuyển khẩu cho con, liên hệ ngay 1900.6174
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.”
Theo quy định trên nơi cư trú của con thông thường sẽ là nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Bên cạnh đó theo Điểm a Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
– Vợ về ở với chồng;
– Chồng về ở với vợ;
– Con về ở với cha, mẹ;
– Cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
Việc chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ có thể được thực hiện khi cha mẹ có nơi thường trú khác nhau và họ vẫn trong quan hệ hôn nhân (mẹ chưa chuyển khẩu theo người bố) hoặc cha mẹ đã ly hôn, con được bố nuôi dưỡng.
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi khi nào được chuyển khẩu cho con? Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Chuyển khẩu cho con theo bố – Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục
Có được chuyển khẩu cho con theo mẹ không?
>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề chuyển khẩu cho con theo mẹ, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú như sau:
“– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong trường hợp được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”
Ngoài ra, Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú 2020 về nơi cư trú của con chưa thành niên như sau:
“– Nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ.
– Trường hợp cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau, cha mẹ có hộ khẩu riêng thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;
– Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận;
– Ngoài ra, Tòa án sẽ quyết định nơi cư trú của con chưa thành niên trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được.”
Như vậy, căn cứ những quy định trên, con chị 1 tuổi (con chưa thành niên) có thể chuyển nơi thường trú theo cha hoặc mẹ. Ngoài ra, chị đã có bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực trong đó đã giao quyền nuôi con cho bạn, vì vậy nơi đăng ký thường trú của con sẽ được chuyển đến với chị kể cả trường hợp chồng chị có đồng ý hay không..
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi có được chuyển khẩu cho con theo mẹ không? Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Chuyển khẩu cần những giấy tờ gì? Những lưu ý khi làm thủ tục cần biết
Hồ sơ chuyển khẩu cho con theo mẹ gồm những giấy tờ gì?
>> Luật sư tư vấn hồ sơ, thủ tục tách khẩu cho con, liên hệ ngay 1900.6174
Chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ cần chuẩn bị hồ sơ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên… nếu thuộc các trường hợp đó;
– Giấy tờ chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định nếu thuộc trường hợp đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ
>> Xem thêm: Chuyển khẩu khác tỉnh như thế nào? Hồ sơ, thủ tục [từ A – Z]
Thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ
>> Luật sư giải đáp thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ, liên hệ 1900.6174
Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020, Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 quy định về trình tự đăng ký thường trú sẽ diễn ra theo các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Cụ thể là công an xã, phường, thị trấn, nếu không có đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ nộp tại công an cấp huyện.
Tại đây, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Nộp lệ phí
Nộp lệ phí đăng ký sẽ căn cứ theo quy định của từng địa phương.
– Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi thủ tục chuyển khẩu cho con theo mẹ?. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển khẩu khi bán nhà như thế nào? [Chi tiết A–Z]

Thủ tục đăng ký thường trú mới cho con
>> Luật sư tư vấn miễn phí về câu hỏi thủ tục đăng ký thường trú mới cho con?, gọi ngay 1900.6174
Bước 1. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
– Giấy chứng nhận sinh con, Giấy chứng nhận địa chỉ,
– Chứng minh nhân dân của cha mẹ và con.
Bước 2. Nộp hồ sơ
– Đi đến cơ quan cấp giấy chứng nhận thường trú (Phòng hộ tịch hoặc UBND xã) và yêu cầu đăng ký thường trú cho con.
– Trình các giấy tờ cần thiết cho cơ quan xác nhận.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ
Bước 3. Nộp phí đăng ký thường trú và chờ cơ quan xác nhận và cấp giấy chứng nhận thường trú cho con.
– Thời gian thực hiện
– Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển khẩu cho con theo me. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay vướng mắc khác trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển khẩu, vui lòng liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng!