Cưỡng chế là gì? Quy định về việc cưỡng chế [Cập nhật 2025]

Cưỡng chế là gì? Quy định về cưỡng chế như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về các vấn đề liên quan điều kiện tiến hành và nội dung của các biện pháp nhằm cưỡng chế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các Luật sư!

cuong-che-la-gi
Cưỡng chế là gì?

Cưỡng chế là gì?

 

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân.

Phương pháp cưỡng chế thường được nhà nước sử dụng trong những trường hợp có quyết định đơn phương không được chấp hành một cách tự giác. Nếu không thực hiện cưỡng chế thì kỷ cương nhà nước không được đảm bảo, pháp luật không được tôn trọng sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội phát triển, cản trở sự phát triển của xã hội và đất nước.

Việc cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, kỷ cương của đất nước và đồng thời phải đảm bảo quyền và lợi ích của công dân và cơ quan tổ chức ở Việt Nam.

Cưỡng chế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 4 loại chính: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật. Giữa các loại cưỡng chế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng về mặt cơ sở áp dụng, bản chất pháp lý và chủ thể có quyền áp dụng,…. thì được quy định khác nhau nên cần phải phân biệt tránh gây nhầm lẫn.

Thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế của mỗi cơ quan có thẩm quyền được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ trong các văn bản luật và hướng dẫn luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đảm bảo các cơ quan sẽ không có hành vi lạm quyền gây bất lợi và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.

 

>>> Cưỡng chế là gì? Trường hợp nào sẽ bị cưỡng chế? Luật sư tư vấn 1900.6174 

Ưu nhược điểm của phương pháp cưỡng chế là gì?

 

Phương pháp cưỡng chế là một trong những phương pháp quản lý nhà nước quan trọng và thường xuyên được nhà nước áp dụng trong thực tế. Phương pháp này được thể hiện bằng các hình thức như cấm đoán hoặc yêu cầu đối tượng bị áp dụng thực hiện một số hành vi hoặc tước đi một số quyền hoặc hạn chế đi một số quyền của đối tượng đó.

Biện pháp cưỡng chế có những ưu điểm sau:

Phương pháp cưỡng chế là phương pháp sử dụng bạo lực nhà nước để yêu cầu chủ thể cưỡng chế phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi theo quyết định của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đây chính là phương pháp được nhà nước sử dụng chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước bởi vì từ khi nhà nước xuất hiện và pháp luật ra đời thì lúc nào cũng có những chủ thể có các hành vi chống đối pháp luật, mà các hành vi chống đối ngày càng tinh vi, ngoan cố; sẽ có lúc, có nơi pháp luật không phát huy hiệu quả nên nhà nước bắt buộc phải thực hiện cưỡng chế để đảm bảo kỷ cương và kỷ luật đất nước.

Phương pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng chủ yếu dựa trên cơ sở là lợi ích của chủ thể quản lý vì khi sử dụng phương pháp này thì lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý thường đối lập nhau, không thống nhất với nhau.

Cưỡng chế là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng; về các trường hợp được phép áp dụng; về các biện pháp cụ thể để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể; về thủ tục cưỡng chế trong từng trường hợp. Do đó, nó sẽ đảm bảo được việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị cưỡng chế và nhà nước.

Nhược điểm của biện pháp cưỡng chế là gì?:

Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích từ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì chính bản thân biện pháp này cũng có những nhược điểm như sau:

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hiện nay chưa thực sự hiệu quả, do đó phát sinh ra nhiều hậu quả và dẫn đến tình trạng lạm dụng lạm quyền, oan sai cho đối tượng được quản lý.

Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên thực tế chưa thực sự đúng với tính chất của các biện pháp nên nó đã làm biến dạng mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.

Pháp luật chưa quy định chính xác tính chất, nội dung, vai trò của biện pháp cưỡng chế nên đã làm cho pháp luật bị thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ đó làm cho hiệu quả của hoạt động cưỡng chế bị hạn chế.
Với mỗi loại phương pháp cưỡng chế được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều này có thể được giải tích bằng những lý do sau:

+ Một là ta có thể thấy rằng đây là phương pháp được sử dụng trong hoạt động quản lý của nhà nước.

+ Thứ hai, xuất phát từ mục đích của việc thực hiện pháp luật của nhà nước là làm cho pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội, làm cho mọi công dân đều hiểu và thực hiện một cách tự giác chúng.

Bên cạnh đó, nó còn xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Từ đó phát sinh những hạn chế cũng như ưu điểm trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế trong hoạt động của nhà nước.

Trên đây là phần phân tích của Luật sư về ưu nhược điểm của việc cưỡng chế. Nếu bạn đang gặp khó khăn hay cần hỗ trợ về mặt pháp lý, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174  để được tư vấn Luật hình sự kịp thời và chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật khiếu nại như thế nào?

Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế là gì?

 

Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế được thể hiện như sau:

Thứ nhất, về chủ thể tiến hành cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, về đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phải là những cá nhân, tổ chức nhất định được quy định cụ thể tại pháp luật.

Thứ ba, Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộc trên dưới về tổ chức mà chỉ phát sinh trong quan hệ kiểm tra, giám sát.

Thông thường các biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi quyết định của các chủ thể quản lý nhà nước không được chủ thể bị cưỡng chế tự giác chấp hành.

>> Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?

 

nguyen-tac-cuong-che-la-gi
Nguyên tắc cưỡng chế là gì?

Nguyên tắc cưỡng chế là gì?

 

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế được quy định như sau:

– Chỉ được áp dụng cưỡng chế khi thực hiện các biện pháp thuyết phục không có hiệu quả.

– Biện pháp cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cụ thể rõ ràng, tuân thủ theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục của pháp luật.

– Vẫn phải thực hiện biện pháp thuyết phục khi áp dụng biện pháp cưỡng chế để tạo điều kiện cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tự giác chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của chủ thể có thẩm quyền cưỡng chế.

Hiện nay, khi mà tình trạng vi phạm pháp luật quản lý ngày càng gia tăng thì nhà nước cần linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và đảm bảo việc áp dụng đúng với quy định được trình bày trong các văn bản luật.

Đồng thời, khi tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế chủ thể có thẩm quyền cần đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc được nêu ở trên để đảm bảo phát huy đúng tinh thần của biện pháp này và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đối tượng bị cưỡng chế.

>>> Cơ quan nào có thẩm quyền cưỡng chế? Gọi ngay 1900.6174 

Vai trò của phương pháp cưỡng chế là gì?

 

Trong thời kỳ hiện nay, cưỡng chế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện pháp chế và kỷ luật nhà nước ta. Ở thời kỳ này, đất nước vẫn còn xuất hiện nhiều tội phạm vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của nước ta. Cùng với đó vẫn không ít bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.

Nên nếu nhà nước không thực hiện cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước sẽ không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển và cho các chế động chống phá, phản động có cơ hội để chống phá chế độ chính trị của nước ta.

Cưỡng chế là việc thực hiện bạo lực dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, được đảm bảo thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật nhà nước. Đồng thời, nó cũng góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Biện pháp cưỡng chế chỉ được sử dụng trong các trường hợp cần thiết khi mà biện pháp thuyết phục không đạt được hiệu quả.

Cưỡng chế có vai trò trong việc răn đe các đối tượng bị quản lý khác, để họ thấy được sự nghiêm minh, kỷ cương của pháp luật. Tất cả các loại biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều nhằm tới các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật như:

cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội; cưỡng chế dân sự đối với người có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, công dân…; cưỡng chế kỷ luật có đối tượng là những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước; và cưỡng chế hành chính áp dụng cho các đối tượng cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.

Cưỡng chế là một thuộc tính cơ bản của pháp luật. Tính cưỡng chế là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với đạo đức và phong tục. Sự cưỡng chế của pháp luật không phải chỉ nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đồng thời giáo dục người vi phạm.

Sự cưỡng chế ở đây phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.

>>> Xem thêm: Tội chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự mới nhất

Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật về chủ đề: “cưỡng chế là gì” và chúng tôi cũng đã phân tích cụ thể về cưỡng chế cũng như vai trò của hoạt động cưỡng chế nhà nước trong thực tế. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp thông tin bổ ích về chủ đề này đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến pháp luật quý bạn đọc hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174  để được hỗ trợ giải đáp từ phía luật sư.