Đăng ký thuế là gì? Thời hạn quy định việc đăng ký thuế; Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế ở đâu? Bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, cũng có nghĩa vụ phải thực hiện đóng thuế, đây là hoạt động bắt buộc. Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế, với cơ quan thuế, các thông tin cơ bản để phân biệt với những người nộp thuế khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về việc thực hiện đăng ký khai thuế. Nếu các bạn có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miến phí đăng ký thuế là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Đăng ký thuế là gì?
Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC , quy định về đăng ký thuế về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; đăng ký thuế đối với trường hợp một số tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.
Khi các doanh nghiệp thành lập, tiến hành hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thì cần phải thực hiện đăng ký thuế, và thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định, các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp nếu, các doanh nghiệp không thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, tuy nhiên chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp, hay các văn bản hướng dẫn thi hành khác, việc thực hiện đăng ký thuế sẽ phải thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Việc thực hiện đăng ký thuế, là việc mà người nộp thuế thực hiện kê khai với các cơ quan thuế, hay cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của doanh nghiệp, nhằm mục đích để phân biệt với những người nộp thuế khác. Đối với trường hợp cá nhân, các thông tin về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ… Đối với trường hợp là các tổ chức kinh doanh, là những thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật…
Khi người nộp thuế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành cấp cho người nộp thuế một mã số thuế. Mỗi mã số thuế chỉ được cấp cho một người duy nhất.
Trường hợp nếu đối tượng nộp thuế, là các doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo Luật Doanh nghiệp. Theo quy định, mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ được cấp mã số duy nhất một mã số doanh nghiệp. Mã số này, cũng là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
Theo quy định, ở Việt Nam, mã số thuế là một dãy ký hiệu được số hóa dùng riêng cho từng người nộp thuế.
Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13. Trong đó:
+ Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh.
+ Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được đánh số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là số kiểm tra.
+ Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập.
Theo quy định, trong các giao dịch đối với các cơ quan thuế; các giao dịch kinh tế khác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, người thực hiện việc nộp thuế phải có trách nhiệm ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch.
Đối với những trường hợp, trên thực tế có các hoạt động sản xuất, kinh doanh nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế, nhưng không thực hiện đăng ký thuế thì đối tượng nộp thuế sẽ bị ấn định thuế.
Như vậy, có thể hiểu, đăng ký thuế là việc người nộp thuế thực hiện việc kê khai với cơ quan thuế, hoặc các cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của mình, nhằm mục đích để phân biệt đối với những người nộp thuế khác. Nếu người đăng ký là cá nhân, thì thông tin kê khai là họ tên; tuổi; nghề nghiệp; địa chỉ…. Nếu đối tượng là các doanh nghiệp, thì thông tin về tổ chức; trụ sở chính; các cơ sở sản xuất; vốn kinh doanh…
>>> Xem thêm: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì?
Đối tượng đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016, quy định về đối tượng thực hiện đăng ký thuế như sau:
- Đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân kinh doanh.
- Những cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
- Những tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối tượng đăng ký thuế theo quy định của pháp luật gồm những đối tượng quy định tại Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 105/2020/TT-BTC, theo đó:
– Những đối tượng thực hiện việc đăng ký thuế, thông qua cơ chế một cửa liên thông với hoạt động đăng ký doanh nghiệp, và các đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
-Những đối tượng trực tiếp đăng ký tại cơ quan thuế địa phương – nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy những đối tượng trên, sẽ thuộc trường hợp bắt buộc phải thực hiện đăng ký thuế, kê khai thông tin đối với các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh.
>>> Những đối tượng phải đăng ký thuế là ai? Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thuế
Đối với từng loại hình khác nhau, hồ sơ đăng ký thuế cũng sẽ quy định khác nhau.
– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế cho người nộp thuế đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bao gồm các hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Danh sách những thành viên góp vốn đối với loại trường hợp là công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, hoặc công ty hợp danh
- Điều lệ chung của công ty được biên soạn dựa trên Luật doanh nghiệp 2020
- Giấy ủy quyền cho người trực tiếp đăng ký hồ sơ thuế
- Các loại giấy tờ chứng thực thông tin cá nhân khác
- Hồ sơ thực hiện việc đăng ký thành lập hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã 2012
Đối với hồ sơ đăng ký thuế cho những người nộp thuế là các tổ chức đăng ký tại cơ quan thuế. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế
- Bản sao giấy phép thành lập, hoạt động, và quyết định thành lập, giấy chứng
- nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực
- Các giấy tờ liên quan khác theo quy định
– Hồ sơ đăng ký thuế dành cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân. Bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế; tờ khai thuế
- Bản sao căn cước công dân, hoặc hộ chiếu
- Các giấy tờ liên quan khác được quy định
– Hồ sơ đăng ký thuế dành cho người đại diện đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu, được ban hành đính kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Giấy xác nhận Cục Lễ tân Nhà nước – Bộ Ngoại giao.
– Hồ sơ đăng ký thuế cho nhà thầu nước ngoài, phụ thuộc nước ngoài. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định, đính kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Bảng kê khai các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ thuộc nước ngoài; và mẫu tờ khai đăng ký cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ thuộc nước ngoài
- Giấy xác nhận phòng điều hành được đóng dấu và xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền (Bản sao)
Vậy nên, những doanh nghiệp, cá nhân thuộc đối tượng cần phải thực hiện đăng ký thuế, cần phải thực hiện thủ tục, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định trên. Tuỳ vào từng loại hình, sẽ có những quy định về hồ sơ khác nhau.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin hủy mã số thuế cá nhân mới nhất hiện nay
Thời hạn thực hiện đăng ký thuế
Đối với những trường hợp, người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế đồng thời với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh. Thời hạn đăng ký thuế, sẽ là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp, người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với các cơ quan thuế, thời hạn đăng ký thuế sẽ được quy định cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể, như sau:
-Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập; hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập.
-Thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi bắt đầu các hoạt động kinh doanh đối với những tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc quy định đăng ký kinh doanh, mà chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế; trách nhiệm nộp thuế thay; và thực hiện tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh.
-Thời hạn 10 ngày làm việc, được tính kể từ khi thực hiện ký hợp đồng nhận thầu đối với các nhà thầu, và nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện việc kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.
-Thời hạn quy định kể từ 10 ngày làm việc, được tính từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.
-Thời hạn quy định là 10 ngày làm việc, được tính kể từ khi phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
-Nếu trường hợp phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước, thời hạn quy định là 10 ngày làm việc kể từ khi phát sinh
– Đối với trường hợp là tổ chức, các cá nhân thực hiện chi trả thu nhập, các tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập, thì thời hạn quy định chậm nhất là 10 ngày kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế, nếu cá nhân chưa có mã số thuế, thực hiện việc đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc, thời hạn chậm nhất là 10 ngày, được tính từ khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định về người phụ thuộc.
>>> Thời gian thực hiện đăng ký thuế là bao lâu? Gọi ngay: 1900.6174
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 95/2016/TT-BTC, quy định về những địa điểm tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc đăng ký thuế đối với từng đối tượng, như sau:
-Đối tượng thực hiện đăng ký thuế là các tổ chức kinh tế; các đơn vị phụ thuộc, thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.
Đối với trường hợp người nộp hồ sơ thuế theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế nơi tổ chức đóng trụ sở, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
Đối với trường hợp, người nộp thuế là các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở.
Đối với trường hợp, người nộp thuế là đối tượng nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài, thì sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.
Đối với trường hợp, đối tượng nộp thuế là nhà cung cấp ở nước ngoài, sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Thông tư của Bộ Tài Chính.
Đối tượng là các tổ chức, các cá nhân thực hiện thay nghĩa vụ thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài, sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với trường hợp, đối tượng thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế là tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, các tổ chức được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh, thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế
Đối tượng nộp hồ sơ đăng ký thuế là cá ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các tổ chức, các cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện việc ủy quyền, sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với trường hợp, đối tượng nộp hồ sơ thuế là các tổ chức, các cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm, sẽ thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế ký hợp đồng uỷ nhiệm.
Trường hợp những người nộp thuế; nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.
Trường hợp đối tượng nộp thuế là các hộ kinh doanh, các cá nhân thực hiện việc kinh doanh, sẽ nộp hồ sơ thuế tại Chi cục Thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Trường hợp người thực hiện nộp hồ sơ thuế, là người phụ thuộc, thì sẽ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
>>> Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là ở đâu? Gọi ngay: 1900.6174
Nội dung đăng ký thuế
Theo quy định, đăng ký thuế bao gồm các nội dung sau đây:
-Đăng ký thuế lần đầu
-Thông báo về việc thay đổi thông tin liên quan đến việc đăng ký thuế
-Thông báo về việc tạm ngưng các hoạt động kinh doanh
-Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
-Khôi phục mã số thuế
Như vậy, khi thực hiện đăng ký thuế cần có đầy đủ các nội dung, thông tin quy định trên. Các doanh nghiệp, thuộc đối tượng đóng thuế, cần tuân thủ việc thực hiện nộp hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miến phí đăng ký thuế là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây, là toàn bộ những quy định, thông tin về việc đăng ký thuế là gì?, bao gồm thủ tục và hồ sơ thực hiện đăng ký thuế. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy định về đăng ký thuế. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được trợ giúp giải đáp.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |