Đất quy hoạch làm đường là gì? Đất quy hoạch làm đường có bán được không?

Đất quy hoạch làm đường được pháp luật quy định như thế nào?. Để góp phần phát triển xây dựng đất nước, hoàn thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại thì hiện nay, Nhà nước cũng triển khai nhiều kế hoạch quy hoạch đất để làm đường trên toàn quốc. Điều đó đồng thời tạo nên nhiều mối quan tâm của người dân vì quy hoạch đất làm đường trực tiếp tác động đến các quyền lợi kinh tế và thường xảy ra tranh chấp về mức đền bù khi quy hoạch. 

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về “Đất quy hoạch làm đường”, bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể về những quy định của pháp luật trong việc quy hoạch đất làm đường theo đúng quy định hiện nay.

 

Đất quy hoạch làm đường là gì?

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì quy hoạch đất được hiểu là việc phân bổ và tính toán khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

dat-quy-hoach-lam-duong-ka-gi

Đất quy hoạch làm đường là đất được Nhà nước phân bổ, áp dụng nguồn đất phục vụ cho các hoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng đường bộ (như hoạt động làm đường) và đảm bảo phù hợp với các nội dung phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra.

>>> Xem thêm: Hiến đất làm đường để tách thửa có được không?

 

Quy định pháp luật về đất quy hoạch làm đường?

 

Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy hoạch đất làm đường:

– Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ, triển khai xây dựng kế hoạch.

– Các bộ, ngành khác tùy theo chức năng và quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của mình mà phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ nguồn lực, giúp thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch đất làm đường.

– Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

– Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đất cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc giúp cho Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch đất.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đất làm đường cấp tỉnh, cơ quan quản lý đất đai ở trung ương giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đất cấp huyện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định.

Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất làm đường:

– Hiệu quả đạt được về kinh tế – xã hội, môi trường từ quy hoạch.

– Đánh giá tính khả thi thực tế của phương án quy hoạch sử dụng đất đã nêu.

– Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch được xác định thành một mục riêng biệt.

– Kết luận mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với định hướng quy hoạch tổng thể quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương, phát triển kinh tế – xã hội, các quy hoạch phát triển ngành khác.

>>>Pháp luật quy định như thế nào về đất quy hoạch làm đường? liên hệ ngay 1900.6147

 

 Đất dính quy hoạch làm đường có bán được không?

 

Đất dính quy hoạch làm đường là phần diện tích đất đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất để làm đường giao thông trong phạm vi địa giới hành chính đã được xác định trong thời gian cụ thể.

Căn cứ vào Điều 49 Luật Đất đai 2013, mảnh đất dính quy hoạch làm đường vẫn được phép mua bán bình thường.

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm:

– Người sử dụng đất vẫn tiếp tục được sử dụng bình thường và thực hiện quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp Huyện:

– Người sử dụng đất nằm trong khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch vẫn được tiếp tục sử dụng đất nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở, trồng cây lâu năm.

– Nếu người sử dụng có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

dat-quy-hoach-lam-duong-o-dau

>>>Xem thêm: Có được chuyển mục đích sử dụng đất khi đất nằm trong quy hoạch không?

Trong trường hợp đất thuộc dự án treo: Sau 03 năm vẫn chưa có quyết định thu hồi hoặc chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và công bố đến người dân việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích đất sử dụng đối với phần diện tích đất được ghi trong bản kế hoạch sử dụng đất.

– Nếu cơ quan có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất vẫn sử dụng bình thường, không bị hạn chế về quyền sử dụng đất.

Do đó, đất dính quy hoạch làm đường nhưng người sử dụng vẫn có thể thực hiện việc bán được nếu thửa đất chưa có thông báo hay quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền và đủ các điều kiện được bán theo quy định Luật Đất đai 2013:

– Hợp đồng chuyển nhượng đất phải đúng về mặt hình thức (lập thành văn bản), có chứng thực hoặc công chứng. 

– Thửa đất chuyển nhượng không có tranh chấp, không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Thửa đất tại thời điểm bán còn trong thời hạn sử dụng.

>>> Đất dính quy hoạch làm đường có bán được không? liên hệ ngay 1900.6147

 

Đất quy hoạch làm đường được đền bù như thế nào?

 

Đất dính quy hoạch làm đường được bồi thường, đền bù theo nguyên tắc tại Điều 74, Điều 75 Luật Đất đai 2013 theo nguyên tắc:

– Nhà nước thu hồi loại đất nào thì người sử dụng đất sẽ được đền bù loại đất đó có cùng mục đích sử dụng.

– Người sử dụng có đất bị thu hồi, đủ điều kiện được đền bù về đất thì sẽ được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng. Trong trường hợp địa phương không còn đất để đền bù sẽ đền bù bằng tiền. Giá đất đền bù sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.

– Nếu thửa đất bị thu hồi không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định thì người sử dụng chỉ được đền bù chi phí đầu tư vào đất.

– Trên diện tích đất bị thu hồi thì người sử dụng đất được đền bù về tài sản, cây trồng, vật nuôi được tạo lập hợp pháp.

– Người sử dụng đất còn có thể nhận được thêm các khoản hỗ trợ khác như hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm…

– Tuy nhiên, không phải trường hợp thu hồi đất nào cũng được đền bù vật chất, hỗ trợ mà để được bồi thường thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

– Thửa đất không phải là đất của Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm.

– Đất bị thu hồi thuộc một trong những trường hợp sau: đã có sổ hoặc đủ điều kiện cấp sổ nhưng chưa được cấp; người có đất bị thu hồi là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đã sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2004 nhưng chưa được cấp sổ đỏ hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

>>>Đất quy hoạch làm đường được đền bù như thế nào? liên hệ ngay 1900.6147

 

Có nên mua đất quy hoạch làm đường hay không?

 

Để tránh rủi ro khi mua bán đất đai, đặc biệt là đất đang trong diện quy hoạch làm đường thì tốt nhất, người đi mua đất là phải tìm hiểu rõ ràng về phần với đất đai, nhà cửa mà mình dự định mua để có thể có thể phù hợp nhất với mục đích, nhu cầu sử dụng hay tình trạng tài chính của mình. Nếu người muốn mua đất có mục đích sử dụng đất xác định là để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất này đang nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, không được xây dựng nhà ở thì nên cân nhắc không nên mua để tránh bị Nhà nước thu hồi trong quá trình sử dụng và có khi là không được đền bù.

Bên cạnh việc tìm hiểu đất muốn mua có nằm trong quy hoạch làm đường hay không thì khi mua đất, người mua cũng nên chủ động tìm hiểu một số thông tin khác liên quan đến chủ trương quy hoạch đất như thời gian thực hiện, diện tích quy hoạch, mức bồi thường, tiến độ quy hoạch,… để tránh được những rủi ro trong giao dịch không đáng có.

Ngoài ra, bên cạnh xác định tình trạng đất thì việc tìm hiểu thông tin chủ đất cũng rất quan trọng. Người muốn mua đất cần phải nắm rõ thông tin về chủ đất đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, nguồn gốc của đất này, mục đích sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất có đang nằm trong tranh chấp với chủ thể nào không; đất có đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án không… Những thông tin này người mua đất nên tìm hiểu rõ ràng và thực sự cần thiết do đất đai là tài sản có giá trị lớn cho. Nắm trước rõ ràng thông tin đất đai khi mua bao giờ cũng sẽ giúp được người mua đất có thể tránh được rủi ro cho mình.

dat-quy-hoach-lam-duong-la-gi

>>>Chuyên viên tư vấn có nên mua đất quy hoạch làm đường hay không? liên hệ ngay 1900.6147

Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về  “Đất quy hoạch làm đường”. Hy vọng bài viết trên sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể biết được những quy định về đất quy hoạch làm đường theo quy định của pháp luật. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6147 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174