Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Điều kiện để có thể chuyển nhượng đất trồng lúa là gì? Phí chuyển nhượng đất trồng lúa là bao nhiêu… Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp đầy đủ liên quan đến vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Gọi ngay: 1900.6174

 

Chị Dương ở Đồng Nai có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất trồng lúa, trước kia vẫn được vợ chồng tôi canh tác và sản xuất bình thường. Tuy nhiên thời gian gần đây cả hai vợ chồng tôi đã đi làm ở công ty, không có thời gian cũng như không còn nhu cầu sử dụng mảnh đất này nữa do đó hiện đang có mong muốn chuyển nhượng lại mảnh đất này cho người khác. 

Vậy Luật sư cho tôi hỏi vợ chồng tôi có được phép chuyển nhượng đất trồng lúa hay không? Hồ sơ, thủ tục tiến hành chuyển nhượng bao gồm những gì?”

 

Luật sư Trả lời:

Chào chị Dương, cảm ơn câu hỏi của chị, Tổng Đài Pháp Luật xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho thắc mắc của chị như sau:

 

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nào?

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định về phân loại đất như sau:

“Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;”

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Như vậy, đất trồng lúa sẽ thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. 

>>>Chuyên viên tư vấn nhóm đất của đất trồng lúa, liên hệ ngay 1900.6174

 

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

 

Hiện tại pháp luật đất đai hiện hành không có quy định cụ thể về đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 có quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Đất hiện không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo cho thi hành án

– Đất phải còn thời hạn sử dụng

Đồng thời tại khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 cũng có quy định hộ gia đình, cá nhân nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Như vậy, người sử dụng đất hoàn toàn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa tuy nhiên phải đáp ứng được đủ các điều kiện mà Tổng Đài Pháp Luật nêu trên. 

Do đó, áp dụng trong trường hợp của chị Dương ở trên, nếu gia đình chị đáp ứng được những điều kiện mà Tổng Đài Pháp Luật trình bày ở trên thì chị hoàn toàn có thể chuyển nhượng thửa đất trồng lúa mà vợ chồng chị đang có quyền sử dụng. 

>>> Luật sư tư miễn phí đất trồng lúa có được chuyển nhượng không, liên hệ ngay 1900.6174

Hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

 

Hồ sơ chuyển nhượng đất trồng lúa

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT thì thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đó

– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư

Trong trường hợp của chị Dương nếu muốn chuyển nhượng được mảnh đất trồng lúa của mình, trước tiên chị cần chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ như Tổng Đài Pháp Luật trình bày ở trên. 

>>> Chuyên viên tư vấn hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174

 

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

 

Bước 1: Hai bên là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 2: Các bên tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng

Bước 3: Sau khi đã công hợp đồng chuyển nhượng, hai bên tiến hành nộp hồ sơ đến đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi có đất 

Bước 4: Các bên tiến hành kê khai nghĩa vụ tài chính tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ sẽ bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ 

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 

–  Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng

– Bản gốc sổ đỏ

– CMND/CCCD của các bên

Bước 5: Các bên tiến hành nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ

Tương tự như trong trường hợp của chị Dương, chị cần tiến hành theo các bước mà Tổng Đài Pháp Luật trình bày như trên để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của chị được diễn ra nhanh chóng mà vẫn tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật. 

>>>Chuyên viên tư vấn hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174

 

Đất trồng lúa được chuyển nhượng với hạn mức như thế nào?

 

Tại Điều 130 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung của hộ gia đình, cá nhân là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật Đất đai 2013.

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Theo đó tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 có quy định cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:

“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

>>>Xem thêm: Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Có chuyển đổi được không?

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.”

Như vậy, đối với đất trồng lúa thì hạn mức nhận chuyển nhượng cho mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất sẽ là:

Không vượt quá 3 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Không vượt quá 2 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác

>>>Hạn mức được chuyển nhượng đất trồng lúa là bao nhiêu, liên hệ ngay 1900.6174

 

Phí chuyển nhượng đất trồng lúa

Hiện nay khi tiến hành chuyển nhượng đất trồng lúa người dân sẽ phải nộp các loại thuế, phí sau đây:

Thuế thu nhập cá nhân:

Tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất sẽ được tính bằng Giá chuyển nhượng x 2%

Lệ phí trước bạ

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP lệ phí trước bạ khi sang tên được xác định bằng 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ

Phí thẩm định hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ căn cứ theo quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cũng như mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí.

Phí công chứng

Mức thu giữa các tỉnh thành sẽ không giống nhau tuy nhiên thông thường sẽ dao động từ 500 nghìn đồng đồng đến dưới 5 triệu đồng.

>>>Chuyên viên tư vấn phí chuyển nhượng đất trồng lúa, liên hệ ngay 1900.6174

 

Đất trồng lúa không được chuyển nhượng trong trường hợp nào?

 

Tại Điều 191 Luật đất đai 2013 có quy định về các trường hợp không được chuyển nhượng đất trồng lúa, bao gồm:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân 

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó

Như vậy, nếu thuộc vào một trong những trường hợp trên thì sẽ không được chuyển nhượng cũng như nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. 

>>>Những trường hợp được chuyển nhượng đất trồng lúa, liên hệ ngay 1900.6174

Công chức nhà nước có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?

 

Tại Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có quy định cụ thể về căn cứ xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cụ thể tại điểm b khoản 2 điều này có quy định như sau:

“Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;”

Theo quy định hiện hành thì cá nhân nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì sẽ không có quyền được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ phải là đối tượng không được hưởng lương thường xuyên.Tuy nhiên công chức nhà nước được nhận lương thường xuyên do đó sẽ không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại từ các quy định trên có thể thấy công chức nhà nước sẽ thuộc vào trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí Công chức nhà nước có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không? liên hệ ngay 1900.6174

 

Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì bị xử phạt như thế nào?

 

Tại khoản 2, khoản 5 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện, cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”

Ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 điều này cụ thể là buộc phải trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm

 Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà vẫn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thì sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng.

>>>Mức phạt đối với hành vi không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhương đất trồng lúa, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến câu hỏi đất trồng lúa có được chuyển nhượng không. Nếu các bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay: 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất. 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174