Địa giới hành chính là gì? Cách xác định địa giới hành chính

Địa giới hành chính là gì? Cách xác định địa giới hành chính như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính? Một trong những nội dung khá quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai tại nước ta đó chính là địa giới hành chính. Chắc hẳn chúng ta cũng chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ này theo cách hiểu thông thường và đơn giản nhất trong đời sống hàng ngày, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về bản chất cũng như những vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề trên.

Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp thông tin đến bạn độc về Địa giới hành chính là gì? Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về địa giới hành chính là gì? Gọi ngay: 1900.6174

 Địa giới hành chính là gì?

 

Theo đó, địa giới hành chính chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Địa giới hành chính được xác định thông qua các mốc giới cụ thể được thể hiện tọa độ vị trí đó. 

dia-gioi-hanh-chinh-la-gi?1

Hiện nay, ở nước ta được chia thành 04 cấp hành chính là: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cụ thể, giữa các đơn vị hành chính các cấp này đều có ranh giới được thực hiện bằng các mốc địa giới có tọa độ của vị trí các mốc địa giới có tọa độ của vị trí các mốc đó.

>>> Xem thêm: Chỉ thị 260/CT-TTg năm 2008 về tổ chức thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành 

Cách xác định địa giới hành chính

 

Như chúng ta đã biết, địa giới hành chính là đường ranh giới nhằm phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, và được xem là cơ sở pháp lý để phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội ở từng địa phương. Có thể thấy, những căn cứ để xác định địa giới hành chính trên thực tế thường là: Diện tích đất đai, dân số, những yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh – quốc phòng… ở từng địa phương.

Như vậy, tùy thuộc vào những yếu tố vừa nêu mà ở mỗi địa phương sẽ quy định cách xác định địa giới hành chính khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là cách xác định địa giới hành chính theo các yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội… ở từng địa phương nhất định.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cách xác định địa giới hành chính? Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ địa giới hành chính

 

Có thể hiểu, hồ sơ địa giới hành chính sẽ bao gồm các tài liệu dạng giấy, số nhằm mục đích thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Theo đó, hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do Bộ Nội vụ xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính ở cấp nào sẽ được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ở thời điểm hiện nay, hồ sơ địa giới hành chính nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính sẽ bao gồm 09 loại giấy tờ sau đây:

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính;

– Bản đồ địa giới hành.chính;

– Sơ đồ vị trí của các mốc địa giới hành chính;

– Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;

– Bản mô tả về tình hình chung về địa giới hành chính;

– Biên bản xác nhận mô tả của đường địa giới hành chính;

– Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;

– Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

– Thống kê các loại tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.

Về trách nhiệm quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp xã phường, thị trấn sẽ có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; và trong trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng thì cần phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Có thể thấy được, hồ sơ địa giới hành chính của một đơn vị hành chính sẽ được quản lý ở 04 nơi đó là: Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm trực tiếp quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ địa giới hành chính của cấp xã sẽ không có loại giấy tờ về thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới vì cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính.

Theo đó, một đơn vị hành chính muốn xác nhận địa giới hành chính của mình thì phải do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện; và đối với cấp tỉnh, khi muốn xác nhận thì phải do Bộ Nội vụ thực hiện.

Như vậy, việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính có vai trò hết sức quan trọng, bởi góp phần gìn giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. Trong công tác quản lý hành chính nhà nước, nếu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt nội dung này sẽ tránh được tối đa tình trạng tranh chấp địa giới hành chính của các cấp dưới.

>>> Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm những giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính?

 

Thứ nhất, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh:

Căn cứ theo khoản 9 Điều 70 Hiến pháp 2013, Quốc hội sẽ có thẩm quyền quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Thứ hai, đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã:

Căn cứ theo khoản 8 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có thẩm quyền quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

dia-gioi-hanh-chinh-la-gi-q

Thứ ba, về việc trình quyết định điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 96 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Có thể thấy, Chính phủ sẽ có nhiệm vụ trình Quốc hội quyết định điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

>>> Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính? Gọi ngay: 1900.6174

Giải quyết tranh chấp địa giới hành chính

 

Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính, thì tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không có được sự nhất trí trong việc phân định địa giới hành chính, hoặc việc giải quyết có phát sinh sự thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định;
  • Đối với tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn thì Chính phủ sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có trách nhiệm cung cấp các loại tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Như vậy, có thể thấy Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính sẽ có trách nhiệm cùng phối hợp giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính, và trong trường hợp không đạt được sự thống nhất, hoặc kết quả giải quyết tranh chấp làm thay đổi địa giới hành chính trên thực tế thì thẩm quyền giải quyết như sau: Đối với các tranh chấp ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì Chính Phủ sẽ trình phương án giải quyết, Quốc hội quyết định phê duyệt hoặc yêu cầu điều chỉnh.

Còn đối với tranh chấp địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính Phủ sẽ trình phương án giải quyết, và Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định phê duyệt hoặc yêu cầu điều chỉnh.

>>> Giải quyết tranh chấp địa giới hành chính như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong xác định địa giới hành chính là gì?

 

Vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong xác định địa giới hành chính được quy định cụ thể như sau:

  1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
  2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và tiến hành lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi ở địa phương.
  3. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm quản lý các mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương. Trong trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng thì cần phải kịp thời báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
  5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính ở các cấp.

>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về địa giới hành chính là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã vừa cập nhật đến bạn đọc thông tin về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định địa giới hành chính là gì? . Nếu còn có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, các bạn vui lòng gọi đến chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174