Điều 33 luật hôn nhân gia đình vợ chồng sẽ có các quan hệ về tài sản như là tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, các loại tài sản khác phát sinh trong thời kì hôn nhân đó nếu trong trường hợp cần thiết như xảy ra tranh chấp hay ly hôn chia tài sản thì cần có những kiến thức về pháp luật hôn nhân để có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích của chính mình.
Vậy cụ thể tài sản chung của vợ chồng là gì? Quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể sẽ ra sao? v.v…Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí điều 33 luật hôn nhân gia đình. Gọi ngay 1900.6174
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được hiểu là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung cũng như tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì sẽ được gọi là tài sản chung.
>>> Xem thêm: Vợ chồng tự ý bán tài sản chung giải quyết như thế nào?
Điều 33 luật hôn nhân gia đình quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 luật hôn nhân gia đình. Tài sản chung của vợ chồng Luật hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:
– Tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là các tài sản chung của vợ chồng, trừ đi trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm các nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp không có các căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Theo đó có thể thấy rằng chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo như quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng).
Về ác cnguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi mà hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; hay một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết).
Như vậy có thể hiểu rằng mọi tài sản trong gia đình có được trong thời kì hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Do đó mà vợ chồng sẽ có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều 33 luật hôn nhân quy định thế nào. Gọi ngay 1900.6174
Xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là các tài sản chung của vợ chồng, trừ đi trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm các nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có các căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Bên cạnh đó theo như quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:
Điều 9 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP có giải thích về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ bao gồm:
– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định trên;
– Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo như quy định của Bộ luật dân sự đối với các vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
– Thu nhập hợp pháp khác theo như quy định của pháp luật.
Điều 10 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
– Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là các sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
– Lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác các tài sản riêng của vợ, chồng.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí xác định tài sản chung của vợ chồng. Gọi ngay 1900.6174
Tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng Luật hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:
– Tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là các tài sản chung của vợ chồng, trừ đi trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm các nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp không có các căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Như vậy, có thể thấy quyền sử dụng đất cũng là tài sản chung của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải ghi tên cả hai vợ chồng (căn cứ dựa vào khoản 1 Điều 34 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Mặt khác, theo Điều 116 của BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Từ các phân tích trên, theo đó có thể rút ra khái niệm giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được hiểu như sau:
– Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng chính là việc vợ, chồng xác lập các hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân của mình hoặc quyền sử dụng đất mà theo như thỏa thuận đó là tài sản chung của vợ chồng;
+ Hoặc việc vợ, chồng lập di chúc thể hiện ý chí của vợ chồng nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc là chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của vợ chồng đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.
>>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng nhưng đứng tên chồng chia thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 13 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, định đoạt, tài sản chung. Cụ thể đó là:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt các tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng trong những trường hợp sau đây:
– Bất động sản;
– Động sản mà theo như quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
– Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của cả gia đình.
– Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng sẽ có quyền nắm giữ, quản lý, bảo vệ các tài sản chung, có thể ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu các tài sản chung. Trong đó, người được ủy quyền có toàn quyền chiếm hữu tài sản chung của vợ, chồng.
Ngoài ra, vợ, chồng có thể ủy quyền cho những người khác chiếm hữu tài sản chung theo như quy định tại Bộ luật dân sự trong trường hợp cả hai vợ chồng có lý do chính đáng cho việc không thể chiếm hữu được các tài sản chung đó.
– Quyền sử dụng: Vợ, chồng sẽ có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản chung để nhằm mục đích đầu tư, kinh doanh phải trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận của cả hai.
Trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau trong việc sử dụng thì người được ủy quyền sẽ có toàn quyền sử dụng tài sản chung vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, các hoa lợi, lợi tức thu được là tài sản chung của vợ, chồng.
– Quyền định đoạt: Vợ, chồng có quyền chuyển giao quyền sở hữu các tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó, việc thực hiện, xác lập và chấm dứt các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng là bất động sản,
Là động sản theo như quy định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng và có thể được công chứng, chứng thực.
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng
Pháp luật Hôn nhân và gia đình có quy định: Vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:
– Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập (như là vay, thuê, bán tài sản,…);
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo như quy định của pháp luật vợ, chồng cũng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện để nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt các tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng các tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình .
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo như quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường như bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên của mình gây ra;
– Nghĩa vụ khác theo như quy định của pháp luật có liên quan.
>>> Liên Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản chung. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Điều 33 luật hôn nhân gia đình” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như tài sản chung của vợ chồng là gì? Quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể sẽ ra sao? v.v…
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |