Điều kiện san lấp mặt bằng là gì?

Điều kiện san lấp mặt bằng vốn được xem là một công đoạn quan trọng trước khi bước vào tiến trình thi công và xây dựng các công trình mới.

Vậy thì cụ thể điều kiện san lấp mặt bằng là gì? Hiện nay có bao nhiêu phương pháp để san lấp mặt bằng? Pháp luật quy định về san lấp mặt bằng như nào?…Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi sâu vào việc phân tích các điều kiện để được san lấp mặt bằng cũng như nghiên cứu về những nội dung khác có liên quan như trên. Đừng bỏ lỡ mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện được cấp giấy phép san lấp. Gọi ngay 1900.6174 

San lấp mặt bằng là gì?


Trước khi tìm hiểu về “điều kiến san lấp mặt bằng”, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm “san lấp mặt bằng“.

San lấp mặt bằng được coi là một trong các dạng của hành vi làm biến dạng địa hình. Theo như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp như sau:

– Thay đổi độ dốc bề mặt đất

– Hạ thấp đi bề mặt đất do lấy đất mặt để dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với các thửa đất liền kề

– San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc là san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề khác.

san-lap-mat-bang-la-the-nao

Đây cũng đồng thời được xem là một trong những hành vi hủy hoại đất trái với quy định của pháp luật. Việc hủy hoại đất là hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai 2013

>>> Xem thêm: Đơn xin san lấp mặt bằng chuẩn nhất 2023 cho người dân Việt Nam

Điều kiện san lấp mặt bằng là gì?


Để được
điều kiện san lấp mặt bằng thì trước tiên, các bạn cần phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình.

Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cũng cần phải đáp ứng được các nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 170 của Luật Đất đai 2013, như sau:

– Tuân thủ các biện pháp về việc bảo vệ đất.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan khác.

– Tuân thủ các chính sách, quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đây chính là đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. 

Lưu ý: Bạn cần nắm rõ về điều kiện san lấp mặt bằng trên nếu bạn có nhu cầu san lấp hay cải tạo, tu sửa mặt bằng.

>>> Xem thêm: Xử phạt san lấp mặt bằng như thế nào theo quy định pháp luật Việt Nam

San lấp mặt bằng có phải xin phép xây dựng?


Theo quy định của pháp luật hiện nay, giấy phép xây dựng được hiểu là văn bản pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức về việc xây dựng, tu sửa, cải tạo, di dời công trình. 

Căn cứ Khoản 30 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020, hầu hết các loại công trình đều phải xin cấp phép xây dựng thì mới được tiến hành thi công (ngoại trừ những trường hợp khác theo pháp luật quy định). Và san lấp mặt bằng cũng không ngoại lệ, nếu muốn san lấp mặt bằng thì bắt buộc bạn phải xin phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền.

san-lap-mat-bang-va-giay-phep-xay-dung

Lưu ý: Khi xin giấy phép thì các chủ thầu cần phải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất. Trong trường hợp mà chủ thầu chưa xin giấy phép mà vẫn tiến hành cải tạo thì sẽ bị coi là vi phạm luật đất đai năm 2013. Căn cứ theo khoản 25 của  Điều 3 Luật đất đai 2013 những hành vi trái pháp luật khi san lấp, xây dựng trái phép, cụ thể như sau:

– Việc hủy hoạt đất, thay đổi các mục đích sử dụng đất làm địa hình trở nên biến dạng, ô nhiễm, chất lượng đất bị suy giảm

– Lấn chiếm hủy hoại đất 

– Trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất, không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về toàn bộ thủ tục xin giấy phép xây dựng. Gọi ngay 1900.6174 

Có bao nhiêu phương pháp san lấp mặt bằng hiện nay?


Công tác san lấp mặt bằng hiện nay thường được thực hiện theo 02 phương pháp phổ biến đó là: San lấp mặt bằng bằng cát hoặc san lấp mặt bằng bằng xà bần.

– Đối với các công trình mà bề mặt đất có kết cấu yếu, nhiều vùng trũng thì cát chính là vị cứu tinh của nó. Cát san lấp sẽ giúp củng cố kết cấu này và làm cho mặt nền xây dựng ổn định hơn. Độ nén chặt của cát san lấp được đánh giá rất cao.

– Xà bần có kết cấu bền chặt hơn so với cát nên nền nhà sẽ có mức độ chắc chắn tốt hơn. Ngoài ra, giá của xà bần cũng khá rẻ nên nhiều người có mặt bằng nhỏ sẽ dùng biện pháp này. Tuy nhiên, nếu so về độ nén chặt thì dùng xà bần không bằng so với việc dùng cát vì khoảng trống giữa các khối bê tông vỡ khá lớn.

Do đó, đôi khi chúng ta nên kết hợp cả hai, vừa dùng cát, vừa dùng xà bần, hoặc đập thật nhỏ xà bần ra để nhằm giảm khoảng trống đó thì hiệu quả và độ bền sẽ cao hơn.

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về các phương pháp phù hợp với quy định. Gọi ngay 1900.6174 

Quy trình san lấp mặt bằng


Dưới đây là
quy trình san lấp mặt bằng mà các bạn tham khảo. Bạn có thể tiến hành theo đúng trình tự sau đây để vừa đảm bảo được tiến độ nhanh chóng, vừa giữ được sự an toàn cũng như chất lượng cho công trình:

– Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng.

Trong bước này chúng ta sẽ giải phóng mặt bằng khỏi các loại cây cối, các chướng ngại vật khác bằng các phương pháp như là múc, ủi…

– Bước 2: Loại bỏ lớp đất bên trên.

Trong quá trình tiến hành san lấp mặt bằng, các bạn cần phải loại bỏ lớp đất phía trên, bao gồm cả sỏi, đá, rác và cây cỏ…Tiếp đến là phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo được sự thoát nước tránh xảy ra các tình trạng ngập nước trong và sau khi giải phóng mặt bằng.

– Bước 3: Tiến hành đào đất.

Đối với bước đào đất thì cần phải đảm bảo sao cho đúng với chiều sâu như trong bản vẽ đã quy định, tất nhiên, chiều sâu đó cũng cần phải dựa trên khả năng tài chính của gia chủ, đào mà càng sâu thì sẽ càng tốn kém chi phí, do đó mà cần phải cân nhắc thật kỹ.

tim-hieu-quy-trinh-dieu-kien-san-lap-mat-bang

– Bước 4: Đắp đất.

Trong bước này chúng ta cần phải thực hiện tất cả việc đắp mặt bằng và đắp chân taluy. Lưu ý là không được lấp đất ở bất kỳ vị trí nào khi mà chưa có được sự đồng ý từ các chủ đầu tư. Tại các khu vực có đất xốp nhẹ và dễ bị xói mòn hay là sạt lở… thì cần phải tháo dỡ và đắp lại nếu như chủ đầu tư yêu cầu.

– Bước 5: Công tác dầm.

Đây là một bước cực kỳ quan trọng vì nó quyết định tới độ chắc chắn của mặt bằng. Nếu như không tiến hành bước này kỹ càng và đúng kỹ thuật thì về sau mặt bằng đó sẽ rất dễ bị lún, sụt, công tác khắc phục là cực kỳ khó khăn và tốn kém chi phí. 

– Bước 6: Tiến hành thi công rãnh thoát nước.

Mặt bằng được san lấp cần tạo ra rãnh thoát nước ở dọc theo phần mép khu vực sàn nền với khoảng cách tốt nhất là cách phần mép sàn tầm khoảng 3m. Lưu ý là toàn bộ hệ thống rãnh này chỉ được sử dụng để phục vụ cho các công tác san lấp nền trong quá trình sử dụng, tuy nhiên sau đó, bạn cũng có thể tận dụng nó để làm các cống rãnh thoát nước cho công trình.

– Bước 7: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.

Ở bước này, cần tiến hành kiểm tra độ dốc ngang, dọc, độ cao của mặt nền, cũng không được bỏ qua chất lượng đắp đất cũng như khối lượng thể tích khô.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về trình tự xin giấy phép tại cơ quan nhà nước. Gọi ngay 1900.6174 

Mức xử phạt khi san lấp mặt bằng không xin phép xây dựng


Cụ thể căn cứ vào điều
Điều 15 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định nếu người dân vi phạm luật đất đai sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 ha
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 ha đến dưới 01 ha
– Phạt tiền từ 60 triệu đồng – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 ha trở lên

Như vậy, với mức xử phạt này thì các chủ thể nên chú ý để không vi phạm quy định nêu trên. Dù là thi công xây dựng công trình nhỏ hay lớn thì đều bắt buộc phải có giấy phép xây dựng và các giấy tờ có liên quan khác. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về mức xử phạt khi vi phạm. Gọi ngay 1900.6174 

Cần lưu ý những gì khi xin phép san lấp mặt bằng?


Để các cơ quan liên quan của nhà nước có cơ sở trong việc thẩm định và quyết định duyệt đơn xin san lấp mặt bằng. Cần một số văn bản giấy tờ đi kèm theo như là:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hay còn gọi là sổ đỏ (01 bản phô tô có công chứng, chứng thực).

– Phương án để cải tạo mặt bằng.

mot-so-lu-y-dieu-kien-san-lap-mat-bang

– Cơ quan nhà nước nào sẽ có Thẩm quyền để quyết định duyệt:

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản chấp thuận cho việc khai thác đất đắp nền, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền, các công trình xây dựng.

– Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp vào các công trình khác phải đăng ký khu vực, phương pháp, thiết bị, khối lượng, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện đồng ý, chấp thuận bằng văn bản.

Sau 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ các hồ sơ hợp lệ, sẽ có kết quả thẩm định về việc có được cấp phép san lấp mặt bằng, tái tạo đất hay là không.
Kết quả đơn xin san lấp mặt bằng sẽ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn.

Sau khi đã có giấy phép san lấp mặt bằng, thì cần tiến hành làm hợp đồng san lấp mặt bằng đối với bên đơn vị thi công san lấp mặt bằng.

>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về toàn bộ điều kiện cần có để san lấp. Gọi ngay 1900.6174

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng


Sau đây là 02 mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng số 1

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…., ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG
(V/v: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)

Kính gửi: – Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam

– Ủy ban nhân dân tỉnh ….

– Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010

– Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh …

(Tên tổ chức, cá nhân)…

Trụ sở tại:………………………………….

Điện thoại:……………………. Fax:………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số…/…. ngày …/…/….. (nếu có).

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của….. (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)

Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.

Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng:…

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …… năm ……. đến tháng …….. năm…….

Mục đích sử dụng:…

(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân  

(Ký tên, đóng dấu)

 

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về các mẫu đơn xin phép liên quan khác. Gọi ngay 1900.6174 

Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng số 2

 

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN) 

Số: …….. ……… 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN ĐÀO AO, HỒ (SAN HẠ CẢI TẠO MẶT BẰNG)
KẾT HỢP TẬN DỤNG VẬT LIỆU SAN LẤP

Kính gửi: – Sở Tài nguyên và Môi trường

– UBND huyện ….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………., Fax: …………………………………..

Diện tích khu vực xin đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng): ………………..(ha, m2) thuộc thửa đất số …… tờ bản đồ số …… thuộc xã ……, huyện ……, tỉnh…………….

Độ sâu xin đào ao, hồ (độ cao mặt bằng xin san hạ, cải tạo): …… mét;

Lý do, mục đích xin đào ao hồ (san hạ mặt bằng):………………………………………..

Khối lượng vật liệu san lấp xin tận dụng từ việc đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng) sau khi trừ bờ bảo vệ: ……… m3;

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …. năm …. đến tháng ….. năm…….

(Tên tổ chức, cá nhân)………………. cam kết tuân thủ đúng nội dung Giấy phép được cấp, tuân thủ “Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh……………” và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu vi phạm sẽ chịu sự xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và bị thu hồi quyền sử dụng đất.

Xác nhận của UBND xã 

Ký tên, đóng dấu

Tổ chức, cá nhân làm đơn

Ký và ghi rõ họ tên

 

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về các mẫu đơn xin phép liên quan khác đến đất đai. Gọi ngay 1900.6174 

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Điều kiện san lấp mặt bằng” đã được Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật về các điều kiện để được san lấp mặt bằng, những lưu ý khi xin phép san lấp mặt bằng v.v…

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến lienhe.luatthienma@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.