Đòi nợ thuê cho ngân hàng – Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ

Đòi nợ thuê cho ngân hàng hiện nay cũng không còn là một dịch vụ quá xa lạ. Việc vay nợ ngân hàng để sử dụng tiền cho những mục đích cá nhân là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình vay mượn thì có rất nhiều trường hợp vay nhưng lại không trả đúng hẹn hay vay với số tiền quá lớn và không thể trả thì ngân hàng có một biện pháp để đòi lại nợ đó là chuyển số nợ đó sang cho công ty thu nợ. Vậy việc ngân hàng chuyển quyền đòi nợ sang cho một bên thứ ba thì có hợp pháp hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Đòi nợ thuê cho ngân hàng - Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ
Đòi nợ thuê cho ngân hàng – Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ

Ngân hàng chuyển nợ cho công ty thu nợ có hợp pháp không?

Anh Sinh (Vĩnh Phúc) có câu hỏi: Vào tháng 7/2018 tôi có vay 500 triệu của ngân hàng và thế chấp nhà. Tôi có vay trong thời hạn 4 năm và đã trả đúng như trong cam kết hợp đồng với bên ngân hàng. Tuy nhiên, khi đến lúc phải tất toán thì tôi có gặp một chút khó khăn do dịch Covid 19 nên công ty tôi không làm ra tiền để trả nợ nên tôi không thể tất toán đúng hẹn và có hẹn ngân hàng lại để giãn ngày tất toán nhưng ngân hàng lại không đồng ý. Trong khoảng thời gian đó thì tôi vẫn phải trả đều tiền lãi và cả tiền phạt. Sau đó 2-3 tháng thì tôi có nhận được một cuộc gọi từ bên công ty thu nợ và nói rằng tôi phải trả nợ. Từ hôm đấy đến hôm nay tôi đã nhận được rất nhiều những cuộc gọi như vậy. Tôi có nói với họ là tôi không biết họ là ai và tôi chỉ chấp nhận ngân hàng Vietcombank giải quyết việc nợ nần của tôi.
Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng là ngân hàng chuyển khoản nợ của tôi cho công ty thu nợ hay công ty đòi nợ thuê mà không thông báo trước đến tôi thì việc này được gọi là hợp pháp không và nếu tôi chưa kịp trả khoản tất toán đó thì tôi có bị truy cứu không ạ?

>> Tư vấn giải quyết trường hợp ngân hàng chuyển quyền đòi nợ gọi đến 1900.6174

Đối với trường hợp này chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể như sau:

Chuyển quyền cho bên đòi nợ thuê cho ngân hàng không thông báo có được không?

Tại Điều 365 Bộ luật dân sự 2015, đến hạn trả nợ mà con nợ chưa thanh toán được hết số nợ cho chủ nợ theo quy định của Pháp luật thì chủ nợ có thể chuyển gia quyền đòi nợ hoặc mua bán quyền đòi nợ với một bên khác. Tuy nhiên thì khi chuyển giao nợ sẽ cần phải thông báo với người nợ:

“Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.”

“Điều 450. Mua bán quyền tài sản

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.”

Trong trường hợp của bạn thì ngân hàng Vietcombank đã thực hiện mua bán lại quyền tài sản cho công ty thu nợ nên ngân hàng không cần thiết phải thông báo với bạn. Vì thế, ngân hàng hoặc nơi đòi nợ thuê cho ngân hàng không thông báo với bạn là việc làm hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Cũng tuỳ vào từng trường hợp mà ngân hàng thực hiện mua bán quyền tài sản hay chuyển giao quyền yêu cầu, nếu chuyển giao quyền yêu cầu thì ngân hàng bắt buộc phải thông báo trực tiếp đến người vay nợ. Việc tất toán số tiền còn lại nếu như chưa có khả năng tất toán thì bạn có thể xin giãn nợ và trả lãi xuất với công ty thu nợ hoặc dịch vụ đòi nợ thuê. Cũng có một số trường hợp đó là công ty thu nợ có thể sẽ không đồng ý cho bạn giãn nợ và kiện bạn ra toà với tư cách là bị đơn.

>> Tham khảo bài viết: Xử lý khi bị gọi điện làm phiền đòi nợ – Dịch vụ tư vấn nhanh 24/7

Không trả nợ cho ngân hàng thì có bị truy tố không?

Cùng với câu hỏi phía trên được đưa ra thì căn cứ vào điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”

Để xác định được việc là bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chưa tất toán được hay không thì Toà án sẽ dựa vào lý do mà bạn không trả được tiện. Nếu như trường hợp của bạn không trả được tiền do làm ăn thua lỗ, khó khăn và không thể trả, ngoài ra không dùng số tiền đó vào nhưng hành động phi pháp thì bạn sẽ không bị Toà án truy cứu trách nhiệm hình sự về việc bạn lạm dụng chiếm đoạt tài sản.

> Tư vấn khi bị đòi nợ thuê khủng bố đòi nợ liên hệ ngay 1900.6174

Quyền đòi nợ

Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự : Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành.” Bên cạnh đó, tại Điều 163 “Bộ luật dân sự năm 2015” Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Đối chiều với hai điều luật được nêu ở bên trên thì quyền đòi nợ cũng được coi là một tài sản và đối tượng của quyền đòi nợ đó là khoản tiền nợ sẽ được thanh toán. Vì vậy, ngân hàng hoàn toàn hợp pháp khi mua bán quyền đòi nợ mà không cần thông báo đến bạn.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Giao dịch có đối tượng quyền đòi nợ

1. Chuyển giao quyền đòi nợ thuê cho ngân hàng

Với các quy định hiện hành của nhà nước thì Quyền đòi nợ chính là một quyền về tài sản và bên chủ nợ có quyền được yêu cầu bên nợ hoặc các Cơ Quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên có nợ phải trả nợ cho mình một cách hợp pháp. Vì đây cũng là một quyền yêu cầu nên bên mà nhận chuyển giao đòi nợ thì cũng có quyền yêu cầu bên nợ trả nợ cho mình. Ngoài ra, việc chuyển giao quyền đòi nợ cũng còn một số quy định như sau:

1.1 Chuyển giao

Điều 309 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu:

– Bên có quyền hạn về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có quyền chuyển yêu cầu đó đến bên thứ ba theo thoả thuận

– Khi mà bên thứ ba được chuyển quyền thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên thứ ba sẽ trở thành bên có quyền yêu cầu

Một số trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu:

  • Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh sự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ hay uy tín; quyền yêu cầu cấp dưỡng
  • Khi bên có nghĩa vụ và bên yêu cầu nghĩa vụ đã thoả thuận với nhau rằng không được chuyển giao quyền yêu cầu
  • Các trường hợp khác theo yêu cầu quy định của pháp luật

1.2 Hình thức chuyển giao

Theo như quy định chuyển giao của Bộ luật Dân sự thì việc chuyển giao yêu cầu có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói; một số trường hợp có thể quy định bằng việc thành lập văn bản và phải được công chứng và chứng thực. Ngoài ra, cũng cần phải xin phép tuân thủ theo quy định đó.

1.3 Không cần đến sự đồng ý tại bên có nghĩa vụ

Khi chuyển giao quyền yêu cầu không nhất thiết phải cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ khi có các quy đinh khác. Mặc dù vậy thì bên chuyển giao cũng cần phải thông báo đến bên có nghĩa vụ để bên có nghĩa vụ biết.

1.4 Bên có nghĩa vụ có thể từ chối thực hiện quyền và nghĩa vụ

Điều 314 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh được tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

Trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình nữa”.

1.5 Người chuyển giao quyền yêu cầu có trách nhiệm

Điều 312 quy định về việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu:

“Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

2. Mua và bán

Quyền đòi nợ còn được dùng để xác định được đối tượng mua bán giữa hợp đồng hai bên. Tại 449 Luật dân sự đã quy định về việc quyền đòi nợ cũng được coi là một quyền tài sản và có thể đem ra để mua bán. Trong thực tế cũng có rất nhiều trường họp các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Với những điều luật của Pháp luật đề ra thì cơ bản đã giải quyết về những vấn đề pháp lý sẽ được đặt ra với các giao dịch này. Tuy nhiên thì bên có nghĩa vụ trả nợ có thể đề ra rất nhiều lý do đối kháng khác như huỷ hợp đồng, bù trừ nghĩa vụ để từ chối việc thanh toán hoặc chỉ thanh toán với một phần quyền đòi nợ được giao.

3. Thế chấp

Như đã đề cập rất nhiều ở bên trên thì quyền đòi nợ là tài sản mà tài sản thì gồm những vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản theo quy định tại điều 163 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tại điều 181 “Bộ luật dân sự năm 2015” quyền tài sản được thể hiện giá trị bằng tiền và được chuyển giao tại giao dịch dân sự và kể cả quyền sở hữu trí tuệ. “Bộ luật dân sự năm 2015” về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357, Quyền đòi nợ được thế chấp theo quy định của Bộ luật vì nó là một tài sản. Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 33. Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác

Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số tư vấn sơ bộ của chúng tôi qua việc thế chuyển giao nợ cho bên thứ ba. Việc chuyển giao nợ hoàn toàn hợp pháp mà bên cho vay không cần thiết phải thông báo trước. Để hiểu rõ hơn và được tư vấn cụ thể hơn về việc ngân hàng chuyển quyền đòi nợ cho bên đòi nợ thuê cho ngân hàng thì bạn liên hệ đến số điện thoại 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn chi tiết và rõ ràng hơn.

>> Tham khảo thêm bài viết: Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ tín chấp – Xử lý thế nào?

Ngân hàng liên tục gọi điện đòi nợ xấu thì phải làm sao?

Chị Trúc (Hoà Bình) có câu hỏi: Trước kia mẹ tôi có lấy danh nghĩa của tôi vay tiền bên ngân hàng với số tiền là 20 triệu đồng. Đến nay thì mẹ tôi do có gia đình riêng và có con nên mẹ tôi dường như không đủ khả năng để trả tiền nợ ngân hàng được. Đến nay thì cũng đã được 2 năm và tôi vừa lấy chồng và có để được một bé trai nhưng hôm nào cũng bị ngân hàng làm phiền và quấy rối. Thậm chí có rất nhiều số lạ gọi đến đe doạ và làm phiền cả người thân tôi. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn doạ dẫm tôi là sẽ đăng ảnh tôi lên mạng xã hội cho mọi người đều biết. Luật sư cho tôi hỏi tôi sẽ phải xử lý trường hợp này như thế nào ạ?

Trả lời:

Luật sư của Tổng đài Pháp luật tiếp nhận thông tin từ bạn và đưa ra lời tư vấn cho bạn như sau:

Về việc trả nợ cho ngân hàng

Với các thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn vay bên ngân hàng với số tiền là 20 triệu đồng và người đứng tên khoản vay đó là bạn. Vì vậy, bạn là người sẽ phải đứng lên để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khác.
Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Vì bạn là người đứng ra để vay trên hợp đồng nên bạn cũng sẽ là người phải có trách nhiệm trả tiền theo đúng với thời hạn địa điểm và số tiền nợ cho bên ngân hàng. Nếu như bạn đang gặp khó khăn và không thể trả nợ được thì có thể báo lại với bên ngân hàng và thoả thuận lại để ngân hàng xem xét. Khi xin ngân hàng thêm thời gian để trả nợ thì cũng đồng nghĩa với việc bạn phải cam kết với ngân hàng về thời gian, bồi hoàn tiền nợ và chi phí chậm trả. Ngân hàng sẽ có quyền kiện bạn lên Toà án cấp quận/ huyện nơi bạn đang cư trú nếu như bạn không trả nợ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Về biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng

Chúng tôi có dựa vào thông tin mà bạn cung cấp thì bạn bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ liên tục và làm phiền cả người thân, gia đình bạn nữa. Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

“đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”.

Do đó, ngân hàng sẽ không được phép làm phiền đến người thân và gia đình bạn- những người không có nghĩa vụ phải trả nợ. Ngoài ra bạn cũng có đề cập đến việc ngân hàng sử dụng hình ảnh của bạn để đăng lên các trang mạng xã hội. Như vậy, ngân hàng đã vi phạm vào tội quấy rối, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bạn.

Hành vi đó có thể xử phạt theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
…”
Vì vậy, nếu như khách hàng có các hành vi trên thì bạn nên ghi âm, chụp ảnh lại những tin nhắn cuộc gọi có tính đe doạ và khiếu nại lên cơ quan công an hoặc sở Thông tin và truyền thông.

>> Tư vấn khi bị xã hội đen đòi nợ liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn các vấn đề về đòi nợ thuê cho ngân hàng

Luật sư tư vấn các vấn đề về đòi nợ thuê cho ngân hàng
Luật sư tư vấn các vấn đề về đòi nợ thuê cho ngân hàng

Việc đòi nợ thuê cho ngân hàng hay chuyển giao nợ ngân hàng có thể sẽ không thông báo đến cho bạn biết. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp như thế này thì việc của bạn là phải hết sức bình tĩnh để xử lý. Nếu như làm hết tất cả các bước mà chúng tôi hướng dẫn nhưng bạn vẫn bị làm phiền hay có khúc mắc với việc đòi nợ thuê cho ngân hàng thì chỉ cần gọi đến Tổng đài Pháp luật 1900.6174 để được luật sư của chúng tôi tư vấn cách giải quyết.

Bạn có thể làm theo một số bước dưới đây để kết nối với Tổng đài Pháp luật 1900.6174

– Chuẩn bị nội dung tư vấn liên quan đến đòi nợ thuê cho ngân hàng, pin điện thoại và số tiền trong điện thoại

– Nhấc máy lên và gọi đến tổng đài 1900.6174 để được luật sư tư vấn về đòi nợ thuê cho ngân hàng

– Trình bày thắc mắc và nghe luật sư tư vấn về vấn đề đòi nợ thuê cho ngân hàng

Tại Tổng đài Pháp luật với những luật sư có kinh nghiệm gần 10 năm trong việc tư vấn đề đòi nợ thuê cho ngân hàng, luật sư tại Tổng Đài Pháp luật chúng tôi đã giải quyết thành công rất nhiều các vụ án liên quan đến đòi nợ thuê cho ngân hàng. Chính vì vậy, khi lựa chọn và tin tưởng Tổng đài Pháp luật chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng nhất. Khi gọi đến Tổng đài Pháp luật 1900.6174 bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà vẫn có thể giải quyết được vấn đề mà bạn đang gặp phải hiện nay.

Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi 24/7 và có mặt bất kì khi nào bạn cần. Lưu ý rằng, chúng tôi không tiếp nhận tư vấn cho các cuộc gọi mang tính xúc phạm luật sư, say xỉn, không làm chủ được lời nói. Mọi tư vấn của Tổng đài pháp luật đều là hoàn toàn miễn phí.

Qua bài viết này, chúng tôi cũng giúp bạn đọc phần nào hiểu được rõ việc đòi nợ thuê cho ngân hàng và cách xử lý giải quyết cùng với một số điều luật liên quan đến việc đòi nợ thuê cho ngân hàng. Hiện nay, cũng có rất nhiều kẻ lừa đảo mạo danh ngân hàng để đòi nợ và lừa đào. Vì vậy, bạn nên hết sức cẩn trọng với các thủ đoạn của chúng. Nếu có thắc mắc hãy gọi đến 1900.6174 để được tư vấn tận tình và cụ thể.