Đơn tố cáo nặc danh theo quy định Luật Tố cáo 2018

Đơn tố cáo nặc danh là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây là những đơn tố cáo không thể xác định được ai là người tố cáo, danh tính hay có thể họ cũng không để lại cách thức liên lạc. Gần đây, Tổng Đài Pháp Luật nhận được khá nhiều câu hỏi đến từ vị trí các bạn đọc liên quan đến vấn đề làm đơn tố cáo nặc danh, liệu cơ quan có thẩm quyền sẽ chấp nhận giải quyết đơn tố cáo này hay từ chối không giải quyết? Sau khi đã tìm hiểu kỹ kiến thức pháp luật, đội ngũ Luật sư chúng tôi xin được lý giải những thắc mắc của quý bạn đọc xoay quanh vấn đề Đơn tố cáo nặc danh ngay bài viết dưới đây với hotline 1900.6174

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Đơn tố cáo nặc danh là gì?

 

>> Hướng dẫn miễn phí đơn tố cáo nặc danh nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Khái niệm tố cáo được quy định ở khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 cụ thể rằng, Tố cáo là việc cá nhân báo cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tuân theo thủ tục mà pháp luật quy định về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ tổ chức, cơ quan nào.

Luật Tố cáo năm 2018 quy định về hai hình thức tố cáo đó là Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

don-to-cao-nac-danh-khai-niem

Có thể thấy, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm hình thức Tố cáo nặc danh.

Nhưng ta có thể hiểu rằng, khái niệm đơn tố cáo nặc danh dùng để chỉ chung cho các loại đơn tố cáo mà khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn không xác định được thông tin cụ thể của người tố cáo, không xác định được người tố cáo là ai.

Những trường hợp có thể kể đến là: đơn không có tên người tố cáo, đơn tố cáo có tên nhưng không phải tên thật mà là tên giả mạo người khác, hoặc thông tin trên đơn của người tố cáo bị sai, địa chỉ liên hệ không rõ ràng….

Tóm lại, tất cả những lá đơn tố cáo không xác định được ai là người gửi, ai là người tố cáo thì thường được xếp vào loại đơn có tên là Đơn tố cáo nặc danh.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc người tố cáo sử dụng đơn tố cáo nặc danh gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Về cơ bản, có thể kể đến nguyên nhân cho việc người tố cáo không muốn ai biết được danh tính của mình là bởi vì họ lo sợ việc tố cáo người khác của mình sẽ bị trả thù.

Nên dù rất muốn trình báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật để các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn hành vi đó kịp thời nhưng họ vẫn phải giấu tên hoặc địa chỉ của mình, không tiết lộ danh tính của mình là ai.

Nhiều cuộc khảo sát, thống kê cũng đã được tiến hành và kết quả thu được hầu như đều là việc người tố cáo lo sợ bị trả thù nên chỉ còn cách an toàn duy nhất là sử dụng đơn tố cáo nặc danh.

Ngoài ra, vẫn tồn tại những nguyên nhân khác để người tố cáo sử dụng đơn nặc danh như: muốn lan truyền tin thất thiệt, bịa đặt thông tin hoặc chứng cứ giả để vu khống người khác hoặc muốn tranh giành vị trí, chức vụ,…..

Xét theo góc độ quản lý nhà nước về đấu tranh chống tham nhũng thì hiện nay giá trị sử dụng của đơn tố cáo nặc danh cũng có giá trị cao và được sử dụng là những tài liệu tham khảo để giải quyết những vụ án, vụ việc liên quan.

>> Xem thêm: Đơn tố cáo hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự 2015

 Đơn tố cáo nặc danh có được thụ lý giải quyết không?

 

>> Hướng dẫn chi tiết đơn tố cáo nặc danh miễn phí, liên hệ 1900.6174

Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018 có quy định về hình thức và nội dung rằng, trường hợp người tố cáo muốn tố cáo bằng đơn thì trong đớn tố cáo phải ghi cụ thể ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên lạc; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo cụ thể; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật tố cáo năm 2018, việc tố cáo mà không ghi rõ ràng, cụ thể thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 23 như trên hoặc qua kiểm tra xác minh không xác định được danh tính của người tố cáo, người tố cáo dùng thông tin giả mạo của người khác để tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể từ chối xử lý đơn theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, một điểm mới được xuất hiện trong Luật Tố cáo năm 2018 đó là, trường hợp nội dung tố cáo xuất hiện rõ ràng về người có hành vi vi phạm trong đơn, kèm theo đó là những chứng cứ, tài liệu liên quan chứng minh được hành vi trái pháp luật nhưng không chứa đựng đầy đủ các thông tin liên hệ cá nhân cần thiết thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiến hành việc kiểm tra, xác minh hoặc chuyển tài liệu, chứng cứ đến cơ quan khác nếu người tố cáo nộp sai nơi quy định để họ tiến hành việc thụ lý giải quyết đơn.

Đây cũng có thể xem là một bước bổ sung quy định tiến bộ của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật tố cáo nói riêng.

Quy định này đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và tâm lý của người dân trên thực tiễn, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, những vấn đề phát sinh ở các mối quan hệ trong xã hội.

Như vậy, với điểm bổ sung mới trong Luật tố cáo năm 2018 thì đơn tố cáo nặc danh vẫn có thể được thụ lý giải quyết bình thường nếu nội dung tố cáo và các chứng cứ liên quan được trình bày rõ ràng, cụ thể.

>> Xem thêm: Về Tổng Đài Pháp Luật

Mẫu đơn tố cáo nặc danh

 

>> Tư vấn chi tiết đơn tố cáo nặc danh miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Mẫu đơn tố cáo nặc danh dùng để trình báo đến các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Dưới đây là mẫu đơn nặc danh được cập nhật mới nhất mà các bạn có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…tháng…năm…

ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH

Kính gửi: ……………………………………………………………..

Tôi soạn đơn này để tố cáo về hành vi …………….. của:…..

Ông/bà ……. sinh ngày….tháng…. năm: ………

Địa chỉ: …………..

Nơi đăng ký hộ khẩu TT:…… ….

Đơn vị công tác, làm việc:……

Nội dung vụ việc cụ thể như sau:

(Trong phần này người làm đơn phải trình bày một số nội dung như: Diễn biến cụ thể của vụ việc theo thời gian; Địa điểm, khu vực xảy ra hành vi vi phạm; Nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi; Vật chứng, tài liệu..……)

Từ sự việc trên tôi nhận thấy các hành vi của ông/bà ……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng………theo quy định tại khoản…. Điều…. Luật/ Bộ luật………

Do vậy, bằng đơn tố cáo này chúng tôi kính đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà…….tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ các tài liệu, chứng cứ tôi cung cấp để kết luận việc có hay không việc ông/bà …….. có hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu có đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà……… phải tiến hành ngay hình thức kỷ luật, xử phạt, nếu đủ yếu tố cấu thành hình sự thì đề nghị chuyển ngay toàn bộ tài liệu, hồ sơ cùng các chứng cứ đã được cung cấp sang Cơ quan điều tra để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Các tài liệu, chứng cứ kèm theo gồm có:….

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo và các chứng cứ nộp kèm theo là hoàn toàn trung thực, đúng sự thật nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Hướng dẫn viết đơn tố cáo nặc danh

 

Đơn tố cáo hình sự hợp lệ cần thể hiện đầy đủ trong văn bản các nội dung sau đây:

1. Phần kính gửi

Bắt buộc phải ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự (ví dụ hành vi cụ thể như: đánh người, cố ý gây thương tích).

Cơ quan tiếp nhận nội dung tố cáo có thể là Cơ quan công an xã/phường hoặc Cơ quan Công an cấp quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.

don-to-cao-nac-danh-cu-the

2. Phần thông tin cá nhân của người bị tố cáo

Ở phần này cần thể hiện đầy đủ những thông tin cơ bản về cá nhân và cách thức liên hệ của người bị tố cáo:

– Họ và tên đầy đủ;

– Ngày tháng năm sinh;

– Địa chỉ liên hệ;

– Số điện thoại;

– Chức vụ, chức danh;

– CCCD/CMND.

3. Phần lý do tố cáo

Để đơn tố cáo có thể được giải quyết và làm căn cứ để điều tra vụ việc thì người viết đơn cần thể hiện những nội dung:

– Nguyên nhân xảy ra sự việc;

– Địa điểm, thời gian chính xác xảy ra vụ việc;

– Diễn biến vụ việc xảy ra như thế nào;

– Mối quan hệ của người bị tố cáo và nạn nhân có mâu thuẫn trước đó hay không;

– Mô tả qua về đặc điểm hình dáng bên ngoài của người bị tố cáo;

– Có bằng chứng, nhân chứng nào có mặt ở đó lúc xảy ra vụ việc không;….

4. Phần yêu cầu giải quyết tố cáo

Sau khi đã giải trình, tóm tắt lại vụ việc xong thì cần chốt lại mình muốn xử lý với đối tượng như thế nào.

Đính kèm những tài liệu, minh chứng chứng minh về hành vi vi phạm pháp luật hình sự; đưa ra căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Đề nghị cơ quan công an, cơ quan điều tra giải quyết và xem xét vụ việc.

5. Phần cam đoan

Khẳng định lại những gì mình khai, giải trình ở phần trên là đúng sự thật.

“Tôi xin cam đoan những thông tin đã khai ở trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết hợp lý theo quy định của pháp luật”

6. Phần ký tên hoặc điểm chỉ

Khác với các loại đơn tố cáo khác, thì đơn tố cáo nặc danh không cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn.

>> Tư vấn miễn phí đơn tố cáo nặc danh chính xác, liên hệ 1900.6174

Lưu ý khi viết đơn tố cáo nặc danh

 

Trong thực tiễn hiện nay, một số trường hợp bạn có thể viết đơn tố cáo nặc danh khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật như: bạo lực gia đình, tham nhũng, nhận hối lộ, đánh người, cố ý gây thương tích, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo,….

Khi viết đơn tố cáo nặc danh, chúng ta cần trình bày rõ ràng nội dung tố cáo và thông tin rõ ràng của người bị tố cáo. Hơn nữa, cần kèm theo những chứng cứ, chứng từ, các tài liệu liên quan chứng minh được hành vi vi phạm pháp luật thì lúc đó cơ quan Nhà nước mới có thể tiến hành việc thụ lý, xem xét để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đơn tố cáo nặc danh nhưng không có chứng cứ kèm theo hoặc chứng cứ kèm theo là giả, không thể chứng minh được cho nội dung tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền không thể thụ lý giải quyết được thì không có cơ sở.

Còn trường hợp đơn tố cáo nặc danh có đầy đủ tài liệu, chứng cứ xác thực chứng minh được cho nội dung tố cáo là có cơ sở, căn cứ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý giải quyết đơn như bình thường.

Có thể khẳng định rằng, tài liệu minh chứng đi kèm với đơn tố cáo nặc danh rất quan trọng.

Đây là căn cứ, cơ sở để quyết định được xem đơn tố cáo này có được thụ lý giải quyết hay không. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn muốn gửi đơn tố cáo như bình thường thì vẫn yên tâm thì pháp luật Việt Nam luôn có chế độ giữ bảo mật thông tin cá nhân của người tố cáo theo quy định pháp luật.

don-to-cao-nac-danh-luu-y

Về địa điểm nộp đơn tố cáo nặc danh thì tùy vào từng trường hợp cụ thể thì sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện/tỉnh hoặc cơ quan công an, điều tra cấp huyện/tỉnh.

Tuy nhiên, theo tinh thần xây dựng pháp luật của Luật tố cáo năm 2018 thì thẩm quyền giải quyết tố cáo thường được xác định thuộc về người đứng đầu của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề đơn tố cáo nặc danh nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Đơn tố cáo nặc danh. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp