Đường bộ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ.

Đường bộ là gì? Đây là loại đường lưu thông chủ yếu của người dân. Đồng thời, nó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Tuy được sử dụng nhiều như vậy, hầu như tại quốc giao nào, tại nơi nào cũng sẽ xây dựng đường bộ nhưng không phải ai cũng hiểu được các quy định về nó. Bài viết sau của Tổng đài pháp luật sẽ giúp tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết về vấn đề này. Hãy liên hệ 1900.6174 để được tư vấn chi tiết nếu có bất kì thắc mắc nào!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về luật đường bộ, gọi ngay 1900.6174

Đường bộ là gì?

 

Hiện nay, để giúp phát triển kinh tế – xã hội đất nước, cũng như để thuận tiện đi lại, giao lưu trong nước hoặc quốc tế, các quốc gia đều xây dựng, phát triển đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không và đường sắt,…

Tuy vậy, đường bộ cũng vẫn luôn được chú trọng phát triển. Bởi khi cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, thuận tiện cho người dân thì khi đó, người dân mới có thể đầu tư phát triển và kéo theo đó là giúp nền kinh tế của đất nước phát triển. Đồng thời, sự đầu tư về đường bộ cũng giúp thu hút khách du lịch ghé thăm, bởi giao thông thuận tiện thì du khách mới có thể tận hưởng vẻ đẹp cũng như các truyền thống của một đất nước.

Vậy, cụ thể đường bộ là gì? Quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ, theo đó, đường bộ bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Đường bộ được xây dựng giúp người dân dễ thực hiện việc giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, thuận tiện cho quá trình buôn bán. Và kéo theo đó, là sự phát triển, thịnh vượng của đất nước. 

duong-bo-la-gi

Do đó, về nguyên tắc phát triển đường bộ, Luật giao thông vận tải cũng đã quy định rõ rằng hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Do đó, chính sách phát triển của Nhà nước về giao thông đường bộ cũng sẽ là tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, ở các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số luôn được ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đồng thời, cũng phải có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ. 

Như vậy, đường bộ rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời, nó cũng giúp bảo đảm nền an ninh – quốc phòng. Và do đó, đường bộ luôn được đầu tư phát triển, xây dựng.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về luật đường bộ và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Các loại đường bộ

 

Đường bộ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân chia giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng trong việc quản lý hơn và xác định chủ thể có thẩm quyền đối với loại đường bộ đó. Vậy, hiện nay có mấy loại đường bộ?

Quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật giao thông đường bộ: “Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng”. 

Quốc lộ hiểu là đường nối liền giữa Thủ đô Hà Nội với các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.

duong-bo-la-gi

Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã.

Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.

Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, với mỗi loại đường khác nhau thì sẽ do các chủ thể nhất định có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật giao thông đường bộ. Điều này giúp thuận tiện trong quá trình quản lý đường bộ bởi trên một đất nước có rất nhiều tuyến đường bộ, nếu không có sự phân chia chủ thể quản lý thì sẽ rất khó để quản lý các loại đường bộ.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các loại đường bộ, gọi ngay 1900.6174

Ưu, nhược điểm của đường bộ

 

Đường bộ được đầu tư xây dựng giúp tạo nên sự thuận tiện trong quá trình giao thương, đi lại của người dân. Tuy nhiên, mọi thứ đều có những mặt ưu và nhược điểm nhất định, và việc xây dựng đường bộ cũng có những điểm ưu và nhược nhất định.

  • Về ưu điểm:

+ Đường bộ là loại hình giao thông vận tải phổ biến nhất hiện nay mà hầu như tại các quốc gia đều xây dựng. Bởi với các loại phương tiện như xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe tải,… các loại phương tiện giao thông trên đều được sử dụng trên đường bộ.

Nếu không xây dựng hệ thống đường bộ để giúp các phương tiện trên di chuyển, thì người tham gia giao thông sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều khiển phương tiện khi đi trên những đoạn đường dốc, đầy đá mà không phải là một đoạn đường bằng phẳng và có thể dễ dàng gây ảnh hưởng tới tính mạng và sức khoẻ của chính người điều khiển phương tiện. 

+ Khi xây dựng đường bộ, người dân có thể có nhiều lựa chọn hơn trong việc di chuyển, dễ dàng di chuyển qua lại nhiều tỉnh thành khác nhau trong cùng một nước. Hoặc với những doanh nghiệp vận tải thì xây dựng hệ thống đường bộ cũng giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá đến nhiều địa điểm nhanh chóng và thuận tiện hơn. Giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Giúp người dân chủ động về mặt thời gian, bởi đường di chuyển dễ dàng thì sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian trong quá trình di chuyển.

+ Thu hút khách du lịch bởi giao thông đi lại thuận tiện mới có thể thu hút du khách ở các quốc gia khác nhau đến tham quan.

duong-bo-la-gi

  • Về nhược điểm:

Mặc dù thấy được nhiều lợi ích mang lại của việc xây dựng hệ thống đường bộ, tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua những nhược điểm mà nó mang lại. Cụ thể:

+ Mật độ các phương tiện tham gia giao thông khá nhiều tại các giờ cao điểm dễ dẫn đến tình trạng tắc đường, khiến các phương tiện khó di chuyển.

+ Tình trạng lợi dụng hệ thống xây dựng giao thông đường bộ thuận tiện mà có nhiều trường hợp cố ý chạy xe không an toàn khi tham gia giao thông, gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khoẻ của chính người điều khiển phương tiện và những người xung quanh.

Như vậy, bên cạnh những ưu điểm của việc xây dựng đường bộ mang lại, thì vẫn còn một số nhược điểm. Mặc dù vậy, thì việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ vẫn luôn cần thiết trong quá trình phát triển của một quốc gia.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về lợi ích đường bộ mang lại cho con người, gọi ngay 1900.6174

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

 

Để đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả của hệ thống giao thông đường bộ, theo đó, Nhà nước cũng đã đặt ra một số nguyên tắc nhất định trong quá trình hoạt động giao thông đường bộ. 

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ, theo đó:

+ Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. 

+ Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

+ Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

duong-bo-la-gi

+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo quá trình xây dựng và quản lý cũng như xác định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ, gọi ngay 1900.6174

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ

 

Khi tham gia giao thông đường bộ, ngoài việc được quyền sử dụng đường bộ để tham gia giao thông, thì pháp luật cũng đặt ra một số hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. 

Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ như cấm có hành vi phá hoại cầu đường; lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè; chạy xe lạng lách,…. Việc nghiêm cấm thực hiện các hành vi trên để đảm bảo đường bộ được xây dựng phù hợp với chính mục đích của nó là để giúp người dân di chuyển dễ dàng, thuận tiện mà không phải để dựa vào đó thực hiện các hành vi trái luật.

Đồng thời, để đảm bảo khi hệ thống đường bộ được xây dựng thì sẽ được đưa vào sử dụng trong một thời dài mà không phải bởi vì những hành vi cố ý phá hoại mà Nhà nước phải chi trả thêm các khoản chi phí để sửa chữa, bởi chi phí để xây dựng đường bộ đã khá cao.

Như vậy, không nên thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ. Bởi, sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Đường bộ là gì. Với những nội dung được trình bày trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174