Đường hai chiều là gì theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008? Biển báo hiệu đường 2 chiều sẽ bao gồm 02 loại, đều có hình dạng tam giác, có nền màu vàng với viền màu đỏ xung quanh, tuy nhiên khác nhau về các chức năng và nhiệm vụ. Việc phân biệt và hiểu rõ các quy định về loại biển 2 chiều này sẽ giúp người dùng tránh bị phạt khi sai quy định trong quá trình tham gia giao thông.
Vậy cụ thể cần lưu ý những gì khi gặp biển báo hiệu đường 2 chiều? Các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường 2 chiều thường gặp và mức phạt bao nhiêu? v.v… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174
>> Liên hệ 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi thắc mắc mà bạn đã gửi về cho Tổng Đài Pháp Luật.
Sau khi tìm hiểu các quy định của luật giao thông về đường hai chiều, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Đường hai chiều là gì
>> Hướng dẫn miễn phí đường hai chiều là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ, có quy định cụ thể như sau:
Đường hai chiều là loại đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.
Bên cạnh đó, Quy chuẩn cũng quy định rằng:
– Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc là làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với các phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng các biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
– Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc là làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng các biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
– Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là các tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc là vạch sơn dọc liền.
– Đường ưu tiên là loại đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ các hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.
Vậy, chúng ta đã hiểu đường hai chiều là gì? Để tìm hiểu rõ hơn hãy đến phần các loại biển báo hai chiều là gì cần đặc biệt chú ý?
>> Xem thêm: Đường đôi và đường hai chiều khác nhau như thế nào?
Các loại biển báo 2 chiều là gì cần đặc biệt chú ý
>> Hướng dẫn chi tiết đường hai chiều là gì miễn phí, liên hệ 1900.6174
Các loại biển báo hai chiều là gì cần đặc biệt chú ý bao gồm:
Biển báo đường hai chiều là gì
Biển báo hiệu đường 2 chiều giữ vai trò cảnh báo cho những người lái sắp đến đoạn đường có chiều xe đi và về chung một phía (do ở phía đường còn lại đang sửa chữa hoặc là có trở ngại), hoặc để báo trước một đoạn đường đôi tạm thời.
Biển này cũng được sử dụng để thông báo tới những người điều khiển phương tiện chuẩn bị chuyển sang đường đi chung hai chiều hoặc là hết đoạn đường một chiều, bắt đầu đi hai chiều.
Biển báo hiệu đường 2 chiều thuộc nhóm biển báo nguy hiểm, nó có hình tam giác, nền vàng kết hợp viền đỏ xung quanh, ở giữa sẽ có 2 mũi tên dọc màu đen song song ngược chiều nhau.
Bề mặt biển báo được làm từ tôn tráng kẽm và sơn chống rỉ 2 mặt. Mặt phía trước có dán màng phản quang, vừa đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được tầm nhìn của những người lái ngay cả trong đêm tối hay điều kiện thời tiết xấu.
Số hiệu biển báo: W.204
Tên: Đường 2 chiều
Độ dày: 1,2 – 1,5mm
Kích thước hình vẽ: Chiều cao 23cm x chiều rộng 19cm
Biển báo giao nhau với đường hai chiều là gì
Biển báo giao nhau đường hai chiều là gì sẽ có vai trò cảnh báo người điều khiển phương tiện sắp đến đoạn giao nhau với đường hai chiều. Đây cũng là một loại biển báo giao thông thuộc nhóm nguy hiểm.
Theo đó, biển này cũng sẽ có thiết kế hình dạng tam giác, có nền màu vàng với viền đỏ xung quanh, tuy nhiên phần giữa là hai mũi tên màu đen nằm ngang song song ngược chiều nhau.
Số hiệu biển báo: W.234
Tên: Biển báo giao nhau đường 2 chiều.
Độ dày biển: 1,2 – 1,5mm
Kích thước hình vẽ: Chiều cao 23cm x chiều rộng 19cm.
Vậy, chúng ta đã hiểu các loại biển báo hai chiều là gì? Để tìm hiểu rõ hơn hãy đến phần các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường hai chiều là gì và mức phạt?
>> Xem thêm: Biển báo đường 1 chiều là gì? Những kí hiệu biển báo đường một chiều?
Các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường hai chiều là gì và mức phạt
Lỗi đè (cán) vạch đường hai chiều là gì sẽ bị phạt bao nhiêu?
Theo như quy định tại điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP do Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ghi rõ: Phạt tiền từ 200.000 cho đến 400.000 đồng với lỗi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông chạy đè vạch liền.
Phạt từ 3.000.000 cho đến 5.000.000 đồng đối với các lỗi đi sai làn đường lưu thông quy định.
Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường dành cho phương tiện của mình nhưng có chèn bánh xe lên các vạch kẻ đường.
Còn trong lỗi đi sai làn thì phương tiện lưu thông của bạn đã đi sang làn không dành cho các phương tiện dựa theo như quy định.
Ngoài ra, nếu như gây tai nạn giao thông và tùy thuộc vào mức độ của vụ tai nạn mà sẽ áp dụng thêm các hình thức khác nhau như giữ giấy phép lái xe từ 2 cho đến 4 tháng.
Vượt phải ô tô trên đoạn đường hai chiều là gì đúng hay sai?
Theo như quy định tại Điều 14 của Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 06/2016/TT-BGTVT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, khi xin vượt xe cần phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên, vượt phải chỉ bị cấm nếu như đường đi hiện tại chỉ có đúng một làn đường.
Nói cách khác, ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì sẽ không bị bắt lỗi vượt phải.
Trong các trường hợp đường đi có từ 2 làn đường trở lên, khái niệm vượt phải sẽ không tồn tại, khái niệm chính xác được sử dụng đó là: Xe giữa các làn chạy nhanh hơn nhau.
Để vượt xe khác đi chậm hơn xe người lái xe hiện tại thì những người lái xe có thể chuyển làn đúng nơi quy định, thực hiện đúng và đủ tín hiệu, đồng thời cần phải chạy đúng tốc độ vượt qua, đảm bảo an toàn sau đó điều khiển xe tiếp tục quay lại làn nếu muốn.
Vậy, chúng ta đã hiểu các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường hai chiều là gì? Để tìm hiểu rõ hơn hãy đến phần những lưu ý khi gặp biển báo hiệu đường hai chiều là gì?
>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/24 qua điện thoại [MIỄN PHÍ]
Những lưu ý khi gặp biển báo hiệu đường hai chiều là gì
Trong suốt quá trình di chuyển, người lái cần phải chú ý đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các phương tiện, đồng thời cần phải tuân thủ luật giao thông.
Các biển báo hiệu đường hai chiều là gì sẽ được đặt cách các vị trí bắt đầu đoạn đường một khoảng an toàn để giúp lái xe có sự chuẩn bị để điều chỉnh tốc độ và khoảng cách sao cho phù hợp, cụ thể như sau:
Tốc độ di chuyển của xe trong khoảng 10km tới nơi đặt biển báo
Dưới 20km/h
Từ 20km/h đến dưới 35km/h
Từ 35km/h đến dưới 50km/h
Từ 50km/h trở lên
Khoảng cách từ vị trí đặt biển báo đến nơi định báo
Dưới 50m
Từ 50m đến dưới 100m
Từ 100m đến dưới 150m
Từ 150m đến 250m
Vậy, chúng ta đã hiểu những lưu ý khi gặp biển báo hiệu đường hai chiều là gì?
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề đường hai chiều là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Đường hai chiều là gì” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về cần lưu ý những gì khi gặp biển báo hiệu đường hai chiều là gì? Các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường hai chiều chiều là gì thường gặp và mức phạt bao nhiêu? v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |