Hàng thừa kế thứ hai, những ai thuộc hàng thừa kế thứ 2? Thừa kế là vấn đề pháp lý, có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế. Nhắc đến phân chia di sản thừa kế, chúng ta thường nhắc đến hàng thừa kế. Hàng thừa kế là những người mà pháp luật quy định có mối quan hệ nhất định đối với người để lại di sản.
Hãy cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu về vấn đề này nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào, quý bạn đọc hãy liên hệ qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp!
>>> Luật sư tư vấn miễn phí hàng thừa kế thứ hai được quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Hàng thừa kế thứ hai là như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng như sau: Hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.
Về nguyên tắc áp dụng thứ tự các hàng thừa kế, các cá nhân phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: Những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu ở hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tức là, thứ tự các hàng sẽ được sắp xếp theo sự ưu tiên. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, thì các chủ thể của hàng thừa kế thứ 2 mới được hưởng di sản thừa kế. Nếu hàng thừa kế thứ 2 không còn chủ thể nào, vậy thì các đối tượng tại hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng di sản thừa kế theo quy định của luật.
Thứ tự các hàng thừa kế sẽ được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, pháp luật gần gũi giữa người để lại di sản thừa kế với các chủ thể liên quan.
Dựa vào những phân tích trên, có thể hiểu, hàng thừa kế thứ 2 là một hàng thừa kế theo quy định của luật. Tại đó, các đối tượng trong hàng thừa kế này sẽ thuộc thứ tự ưu tiên thứ hai trong diện hàng nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu đảm bảo đủ các điều kiện pháp lý, các cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ 2 sẽ được hưởng di sản thừa kế do người mất để lại nếu không để lại di chúc.
Như vậy về cơ bản, hàng thừa kế thứ hai cũng là một trong những đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015. Những chủ thể nằm trong hàng thừa kế này cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
>>Hiểu rõ hơn về hàng thừa kế và hàng thừa kế thứ hai? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Hàng thừa kế thứ hai gồm những ai?
Hàng thừa kế thứ hai là hàng thừa kế thuộc thứ tự thứ hai trong danh sách những người thừa kế theo pháp luật.
– Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật, bao gồm các chủ thể trong từng hàng thừa kế sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Theo quy định trên, có thể xác định rằng, hàng thừa kế thứ 2 bao gồm những đối tượng cụ thể sau đây:
+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Ở đây, đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ hai là những chủ thể có quan hệ huyết thống với người đã để lại di sản thừa kế. Nếu như ở hàng thừa kế thứ nhất, đối tượng nhận di sản thừa kế là cha mẹ, con cái, vợ chồng, thì ở hàng thừa kế thứ 2, đối tượng nhận di sản là ông bà, anh chị em ruột, cháu ruột… Tức là, quan hệ huyết thống (sự gần gũi) được giảm đi một bậc.
Như vậy có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng trong việc xác định hàng thừa kế theo quy định của luật. Quy định về hàng thừa kế mang tính điều chỉnh cao và giúp người dân xác định, ý thức được rằng việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ được giải quyết như thế nào.
Bên cạnh đó, nó còn mang tính hợp lý. Sự ưu tiên về thứ tự hưởng di sản thừa kế theo pháp luật giúp bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Và đồng thời, đây cũng là cơ sở, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
>> Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế, gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế khi nào?
Anh Lân (Hà Giang) có vướng mắc như sau :
“Dạ thưa Luật sư!
Ông tôi mất có để lại một ngôi nhà 2 tầng. Ông tôi có viết di chúc để lại toàn bộ di sản thừa kế cho bố của tôi là người con duy nhất. Tuy nhiên, bố tôi đã từ chối nhận di sản do có xích mích với ông. Bà tôi cũng đã mất và ông bà không có người con nuôi nào.
Mong Luật sư tư vấn giúp trường hợp cháu có được nhận di sản thừa kế của ông hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn các Luật sư rất nhiều!”.
Phần trả lời của Luật sư dành cho anh Lân như sau:
Chào anh Lân! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi! Với vướng mắc anh đặt ra, Luật sư đã xem xét theo quy định hiện hành và xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Theo quy định của luật thì những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do vậy, hàng thừa kế thứ 2 chỉ được xét để hưởng di sản thừa kế trong các trường hợp:
– Người để lại di sản không có di chúc
– Có di chúc nhưng không hợp pháp
– Ở hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản thừa kế ;
– Người ở hàng thừa kế thứ nhất bị truất quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;
Như vậy, với trường hợp của anh Lân, anh hoàn toàn có thể nhận dia sản thừa kế nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.
>>> Tư vấn về việc thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật, gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Ví dụ về hàng thừa kế thứ hai
Ví dụ: Anh Nguyễn Đăng An (40 tuổi), thường trú tại Ninh Bình. Vợ anh An đã mất và anh chị không có con ruột. Đầu năm 2009, anh An có nhận cháu Nguyễn Đăng Tuân làm con nuôi (Có đăng ký nhận con nuôi theo đúng quy định của luật).
Đầu năm 2023, anh An mất do gặp tai nạn giao thông. Do mất đột ngột nên anh An không làm di chúc. Tài sản anh An để lại gồm: Một miếng đất rộng 1000m2 cùng nhà trên đất, 500 triệu tiền tiết kiệm trong ngân hàng.
Sau khi hoàn thành việc mai táng cho anh An xong, mọi người trong nhà bàn chuyện phân chia di sản của anh An. Bố mẹ anh An mất từ lâu, anh An còn lại 3 người anh chị ruột. Các anh chị của anh An cho rằng cháu Nguyễn Đăng Tuân là con nuôi của anh An, nên sẽ không được nhận di sản thừa kế của anh An để lại.
Do vậy, họ sẽ là những chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ 2, được hưởng phần tài sản này. Họ bàn nhau tiến hành khai nhận di sản thừa kế.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật, cháu Tuân là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh An.
Do vậy, cháu là chủ thể duy nhất được hưởng phần di sản của bố. Các anh chị của anh An (thuộc hàng thừa kế thứ 2) không được hưởng di sản (do người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống).
>>>Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?
Khi nào phải xác định hàng thừa kế?
Theo quy định của luật, quan hệ thừa kế đang được điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, theo phân tích ở trên thì pháp luật quy định 2 hình thức hưởng thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Trong đó, thừa kế theo pháp luật là việc một người được nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Một người chỉ được nhận thừa kế theo pháp luật khi thuộc các trường hợp như sau:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế.
– Cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không được quyền hưởng hoặc đã từ chối nhận
Khi đó, chúng ta sẽ cần xác định các hàng thừa kế để chia di sản thừa kế theo pháp luật.
>> Luật sư tư vấn miễn phí các hàng thừa kế theo pháp luật hiện nay, hãy gọi 1900.6174
Trên đây là các quy định mới nhất của pháp luật quy định về “hàng thừa kế thứ hai” do đội ngũ tư vấn, luật sư chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn đọc nhằm hỗ trợ cho các bạn đọc nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến hàng thừa kế và các nội dung liên quan. Xin chân thành cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm tin tưởng vào trình độ của đội ngũ chúng tôi để gửi câu hỏi cho đội ngũ chúng tôi tư vấn giải đáp. Nếu có bất kì thắc mắc, xin hãy liên hệ: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |