Hành vi chống người thi hành công vụ là gì? Có rất nhiều người không hiểu rõ những hành vi nào sẽ bị quy vào tội chống người thi hành công vụ cũng như mức xử phạt đối với các hành vi đó. Hãy cùng Tổng Đài pháp luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Hoặc nếu có nhu cầu cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ sớm nhất.
Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?
Hành vi chống người thi hành công vụ là gì thì Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống lại người thi hành công vụ có định nghĩa: “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Chống người thi hành công vụ là gì? Căn cứ theo quy định pháp luật có thể hiểu một hành vi bị xem là chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực (như đánh, trói,…) hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác (chẳng hạn như lăng mạ, bôi nhọ, vu khống..) hoặc có những hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó mà mọi người cần lưu ý tìm hiểu kỹ các hành vi nào sẽ bị xử phạt hành chính và hành vi nào sẽ bị quy thành tội chống người thi hành công vụ để có thể tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp bất ngờ xảy ra va chạm giữa 2 bên.
Nếu bạn còn thắc mắc trong việc xác định thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ, ahyx gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự từ các luật sư uy tín.
>> Mức xử phạt khi chống đối cảnh sát giao thông: Gọi 1900.6174
Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi chống đối người thi hành công vụ là hành vi trái pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi chống đối người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
1. Đối với hành vi tiếp tay cho việc phạm tội, trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thị hành công vụ, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có hành vi lời nói, đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ;
c) Có hành vi xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành các yêu cầu thanh tra, kiểm tra và kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây ra các thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước hoặc của người thi hành công vụ;
c) Có hành vi hối lộ đưa tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với người có hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Theo đó, những hành vi chống người thi hành công vụ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào từng hành vi, mức độ khác nhau hoặc tịch thu các tài sản liên quan khác.
Xử lý hình sự
Căn cứ vào Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm”.
Theo đó, nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định về Tội chống người thi hành công vụ tại Điều luật này với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm tù.
Trên đây là những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính và xử lý hình sự. Pháp luật có quy định xử phạt cho từng hành vi và mức độ xử phạt khác nhau. Nếu cần tư vấn kỹ càng hơn hãy liên hệ tổng đài miễn phí 1900.6174
>>> Đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn: Tại đây!
Khi nào thì một người vi phạm hành vi chống người thi hành công vụ?
Hành vi chống đối của một người bị chuyển sang thành tội chống thi hành công vụ khi người đó có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý sau:
– Khách thể: xâm phạm đến việc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là những người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Phải là người thi hành một công vụ hợp pháp có giấy chứng nhận đang thi hành công vụ, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.
– Khách quan: có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện các hành vi trái pháp luật.
– Chủ quan: được hiểu là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang có hành vi vi phạm nhưng vẫn cố ý làm.
– Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự
Nếu bạn đang cần luật sư cho việc bào chữa hành vi chống người thi hành công vụ, hãy liên hệ ngày tới Tổng đài pháp luật theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ sớm nhất.
Một số câu hỏi liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ
Đánh người có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không?
“Trong một lần di chuyển trên đường, tôi có uống một chút rượu khi mà bị cảnh sát giao thông gọi lại kiểm tra giấy tờ xe và lập biên bản tôi đã có hành vi đánh trả do đang có men rượu trong người. Trường hợp này của tôi bị quy là tội chống người thi hành công vụ hay không? Mong luật sư giải đáp.”
>>> Tư vấn hình phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ: Gọi 1900.6174
Trả lời:
Theo quy định pháp luật, hành vi của anh được quy vào hành vi chống người thi hành công vụ. Tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.
Theo Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.
Đối với xử lý hình sự thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội chống người thi hành công vụ.
Ngoài ra, có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm quy định trong Khoản 2 Điều 330 trong trường hợp có hành vi sau:
– Vi phạm có tổ chức;
– Phạm tội từ 2 lần trở lên;
– Xúi giục, lôi kéo người khác phạm tội;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Yếu tố cơ bản cấu thành tội chống người thi hành công vụ gồm:
– Khách thể: là hành vi xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ, thông qua đó xâm phạm đến hoạt động cquản lý hành chính của nhà nước trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
+ Đối tượng tác động của hành vi phạm tội là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho nhiệm vụ (như cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).
+ Người thi hành công vụ phải đang thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ là người làm trái theo quy định pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi xâm phạm sẽ không bị quy là hành vi chống người thi hành công vụ.
– Khách quan: có các hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)
+ Đe doạ dùng vũ lực ở đây là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe dọa này phải có cơ sở để người bị đe doạ tin nó sẽ biến thành hiện thực.
+ Có hành vi khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ có thế là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ…
– Chủ quan: quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Là khi biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý làm. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật, có cơ sở chính đáng thì sẽ chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây ra thương tích hoặc chết người.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Trong trường hợp này của anh, nếu có đủ 4 yếu tố nêu trên thì hành vi sẽ bị quy thành tội chống người thi hành công vụ và sẽ bị xử lý hình sự quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy nhiên thường thì các hành vi chống lại cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính.
Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài pháp luật về những quy định xử phạt hành vi đánh người thi hành công vụ. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
>>> Đặt câu hỏi qua địa chỉ Email: Tại đây!
Lỗi chống người thi hành công vụ giao thông bị phạt như thế nào?
>>> Tư vấn xác định hành vi chống người thi hành công vụ: Gọi 1900.6174
Trả lời:
Trên thực tế, chống đối cảnh sát giao thông được thể hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính tùy theo hành vi, mức độ ảnh hưởng.
Vậy hành vi chống đối người thi hành công vụ giao thông bị phạt tù khi nào? Hành vi chống người thi hành công vụ giao thông như cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt hình sự theo Điều 330 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về Tội chống người thi hành công vụ. Theo đó, người chống đối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống đối người thi hành công vụ với mức phạt lên đến 07 năm tù. Trong đó, người chống đối cảnh sát giao thông bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ khi có một trong các hành vi sau:
– Dùng vũ lực chống đối cảnh sát giao thông như đấm, đá, chém,…
– Đe dọa dùng vũ lực với cảnh sát giao thông qua lời nói, cử chỉ đe dọa, uy hiếp…
– Các hành vi chống đối khác như: bôi nhọ, vu khống, đe dọa
Nặng hơn, nếu chống đối cảnh sát giao thông bằng cách cố ý dùng vũ lực và gây ra thương tích thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội cố ý gây thương tích.
Trên thực tế, việc chống đối cảnh sát giao thông được thể hiện qua rất nhiều hành vi, mức độ khác nhau và không phải tât cả các hành vi đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra của cảnh sát giao thông với người tham gia giao thông là rất thường xuyên. Vì vậy, các hành vi chống đối người thi hành công vụ đối với việc thanh tra, kiểm tra của cảnh sát giao thông xảy ra cũng không ít. Các hành vi chống đối này đa phần chưa tới mức quy định chịu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ mà sẽ chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, nếu áp dụng quy định trên, một số hành vi chống đối cảnh sát giao thông như: không chấp hành các công việc kiểm tra hay có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cảnh sát giao thông… để chống lại việc thanh tra, kiểm tra có thể bị phạt đến 03 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cảnh sát giao thông để chống lại việc thanh tra, kiểm tra thì có thể bị phạt đến 05 triệu đồng theo quy định trên.
Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài pháp luật giải đáp thắc mắc về xử phạt lỗi chống người thi hành công vụ giao thông theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc liên quan đến pháp luật hoặc cần luật sư tư vấn giải đáp vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174
Luật sư bào chữa cho thân chủ vi phạm hành vi chống người thi hành công vụ
>> Luật sư tư vấn Luật hình sự: Gọi 1900.6174
Trả lời:
Điều 72, Điều 83 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định, Luật sư có thể tham gia với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội hoặc với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố trong phạm vi quyền hạn của mình được quy định rõ ở Điều 73 Bộ Luật này, Luật sư có thể tham gia hỏi cung cùng cơ quan điều tra để đảm bảo quyền lợi của thân chủ mình tránh bị ép cung…
Luật sư bào chữa cho thân chủ phạm tội chống người thi hành công vụ với vai trò Luật sư có thể tự mình thu thập các chứng cứ liên quan đến vụ án để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Trên đây là hành vi chống người thi hành công vụ dưới góc nhìn pháp luật. Bất cứ ai cũng nên hiểu rõ vấn đề này tránh các trường hợp vi phạm cũng như bảo vệ mình trong các trường hợp bị buộc tội do không nắm rõ quy định. Liên hệ Tổng Đài pháp luật 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ, bào chữa bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.