Hoàn thuế xuất nhập khẩu là hoàn trả lại thuế cho các đối tượng nộp thuế, do đó đây là một vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của người kinh doanh quốc tế hoặc có hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy theo quy định của pháp luật, hoàn thuế xuất, nhập khẩu là gì, các trường hợp và hồ sơ xin hoàn thuế xuất nhập khẩu ra sao ?
Tổng Đài Pháp Luật xin mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng cập nhật những thông tin về pháp luật mới mẻ và chính xác nhất ! Nếu có thắc mắc nào về những câu hỏi được đề cập ở trên, xin vui lòng gọi tới hotline 1900 6174 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình !
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các quy định về hoàn thuế xuất, nhập khẩu? Gọi ngay: 1900.6174
Hoàn thuế xuất nhập khẩu là gì?
Trước khi đi đến khái niệm về hoàn thuế xuất nhập khẩu, chúng ta cần hiểu định nghĩa của thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu để qua biên giới Việt Nam.
Từ định nghĩa về thuế xuất nhập khẩu, ta rút ra được hoàn thuế xuất nhập khẩu là hoàn trả lại thuế cho các đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu nhưng sau đó lại có quyết định được miễn giảm thuế, cụ thể các trường hợp được pháp luật quy định.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về hoàn thuế xuất, nhập khẩu là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu
Pháp luật đã quy định về 5 trường hợp được hoàn thuế xuất, nhập khẩu như sau:
1. Khi không có hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ít hơn so với hàng hóa xuất nhập khẩu đã nộp thuế.
Điểm a Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nếu người đó đã nộp thuế xuất nhập khẩu nhưng không có hàng hóa để xuất nhập khẩu hoặc việc xuất nhập khẩu ít hơn so với hàng hóa xuất nhập khẩu đã đóng thuế thì sẽ được hoàn thuế.
Khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, để được hoàn thuế xuất nhập khẩu trường hợp này thì hàng hóa phải chưa qua sử dụng, gia công cũng như chế biến.
2. Khi đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
Điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, khoản 1 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ – CP, đối với trường hợp đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không cần nộp thuế nhập khẩu:
– Hàng hóa đã xuất khẩu và phải nhập khẩu lại Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không được giao cho người nhận, phải tái nhập.
3. Khi đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
Điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ – CP (sửa đổi khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ – CP), người đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu:
– Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong đó. Ngoài ra, việc tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu và người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác cho việc xuất khẩu.
– Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không được giao cho người nhận và sẽ phải tái xuất.
– Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các hãng phương tiện ở nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế.
– Hàng hóa đã nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Khi đã nộp thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu được ra các sản phẩm nhất định.
Điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, khoản 2 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ – CP, người đã nộp thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm thì được hoàn thuế. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện hoàn thuế gồm:
– Nguyên liệu, vật tư (gồm cả vật tư bao bì và bao bì để đóng gói hàng xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa.
– Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu.
– Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.
4. Khi đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
Điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, người nộp thuế đã nộp thuế với máy móc, thiết bị, dụng cụ và phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất thì được hoàn thuế.
Với trường hợp đi thuê để thực hiện dự án đầu tư, thi công, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì sẽ không được hoàn thuế.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại dựa trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại ở Việt Nam. Nếu hàng hóa hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế.
Như vậy, sẽ có 5 trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất nhập khẩu.
>>>Xem thêm: Tính thuế lương tháng 13 như thế nao? Lương tháng 13 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Hồ sơ xin hoàn thuế xuất nhập khẩu
Tùy xem hồ sơ đó là thuộc trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu nào mà sẽ có quy định và các giấy tờ khác nhau:
1. Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
– Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo mẫu 09 – ở Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ – CP (bản chính).
– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu – trường hợp đã thanh toán:yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất nhập khẩu đối với trường hợp mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu nếu là hình thức xuất nhập khẩu ủy thác: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Với hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối hoặc không có người nhận hàng theo thông báo từ hãng vận tải, phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách đó về việc nhận lại hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng và nêu lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại đối với trường hợp hàng hóa do khách trả lại: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
2. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
– Công văn về việc yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu: mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ – CP:1 bản chính.
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn: trường hợp tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ – CP: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính.
– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu – trường hợp đã thanh toán:yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất nhập khẩu đối với trường hợp mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu nếu là hình thức xuất nhập khẩu ủy thác: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài: trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu tại điểm a khoản 1 điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ – CP: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được hàng cho người nhận theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ – CP: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng và giá trị hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã cung ứng cho tàu biển nước ngoài đi kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các tàu biển nước ngoài với hàng hóa nhập khẩu theo điểm c khoản 1 điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ – CP: yêu cầu 1 bản chính.
3. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện, vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập
– Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ – CP:1 bản chính.
– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu – trường hợp đã thanh toán:yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất nhập khẩu đối với trường hợp mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu nếu là hình thức xuất nhập khẩu ủy thác: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
4. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm
– Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ – CP:1 bản chính.
– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu – trường hợp đã thanh toán:yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất nhập khẩu đối với trường hợp mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu nếu là hình thức xuất nhập khẩu ủy thác: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
– Người nộp thuế kê khai trên tờ khai về hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua.
– Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu –mẫu số 10 phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ – CP.
Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng số liệu, chủng loại đã được nhập khẩu thực tế được sử dụng sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài: nộp 1 bản chụp có dấu sao y bản chính của cơ quan.
Tài liệu chứng minh là có cơ sở sản xuất tại lãnh thổ Việt Nam: có quyền sở hữu và sử dụng với máy móc, thiết bị tại cơ sơ phù hợp với nguyên liệu, vật tư và linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: yêu cầu 1 bản chụp có dấu sao y bản chính tại cơ quan.
Nhìn chung, hồ sơ xin hoàn thuế xuất nhập khẩu sẽ tuân theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các quy định về hồ sơ xin hoàn thuế nhập khẩu? Gọi ngay: 1900.6174
Một số lưu ý khi hoàn thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu
Cần lưu ý khi xử lý các trình tự, thủ tục hoàn thuế với hàng xuất nhập khẩu:
Điểm c.2 khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT – BTC nêu rõ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan thì sẽ được hoàn thuế theo Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ – CP, người nộp thuế đã nộp thuế theo tờ khai hải quan và theo Quyết định ấn định thuế từ cơ quan hải quan – cơ quan ấn định và cơ quan đăng ký tờ khai khác nhau thì sẽ thực hiện theo trình tự:
1. Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thực hiện:
– Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, phân loại các hồ sơ đó.
– Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế – khi hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
– Sau khi kiểm tra cần kết luận riêng về số tiền thuế đủ điều kiện hoàn theo khai hải quan và số tiền đủ điều kiện hoàn thuế theo quyết định ấn định thuế.
– Ban hành quyết định hoàn thuế đối số tiền người nộp thuế đã nộp theo tờ khai hải quan.
– Làm văn bản, trong đó ghi rõ tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, loại thuế, số tiền thuế mà đề nghị cơ quan đã ấn định để hoàn thuế,…. Sau đó gửi cho cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế để xử lý hoàn thuế.
2. Cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế thực hiện
– Kiểm tra lại hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối chiếu với hồ sơ đã thực hiện ấn định thuế và các loại tài liệu liên quan.
– Nếu các thông tin đầy đủ thì thực hiện ban hành quyết định hoàn thuế. Tại phần ghi căn cứ pháp lý ngoài các căn cứ theo quy định hiện có, ghi bổ sung dòng chữ “Hoàn tiền thuế theo đề nghị chi cục hải quan….tại công văn số và ngày tháng năm.
– Thực hiện hoàn tiền thuế cho doanh nghiệp.
Sau khi ban hành quyết định về hoàn thuế thì phải gửi 1 bản chụp Quyết định này cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để lưu lại hồ sơ.
Ngày nay, có rất nhiều trường hợp mà sau khi đóng thuế xuất nhập khẩu thì sẽ được hoàn trả lại theo quy định của pháp luật. Vì thế, người dân – nhất là những người buôn bán cần phải lưu ý về các quy định trong vấn đề này cũng như biết chuẩn bị hồ sơ như thế nào để đảm quyền và lợi ích cho bản thân hoặc doanh nghiệp đó.
>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu ô tô được quy định như thế nào?
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi về “Hoàn thuế xuất nhập khẩu” cụ thể về các quy định về vấn đề như: hoàn thuế xuất nhập khẩu là gì, các trường hợp được hoàn thuế và hồ sơ xin hoàn thuế như thế nào,… Nếu có bất cứ câu hỏi nào khác liên quan tới hoàn thuế xuất nhập khẩu, xin hãy gọi cho chúng tôi qua số 1900 6174 để được giải đáp nhanh chóng !
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |