Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng được không?

Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng trong những trường hợp nào? Hiện nay, nhu cầu về việc mua bán, sử dụng hay hợp nhất đất đai đang diễn ra ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích việc hợp các thửa đất không cùng mục đích sử dụng cũng như các vấn đề có liên quan đến nhu cầu này của hộ gia đình hay cá nhân. Đừng quên gửi ý kiến đóng góp về cho chúng tôi thông qua số hotline của Tổng đài pháp luật 1900.6174

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về trường hợp đất không cùng mục đích sử dụng có được hợp thửa không. Gọi ngay 1900.6174

Anh Hoàng ở Nghệ An gửi câu hỏi đến luật sư như sau:

Chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến vấn đề pháp luật về đất đai rất mong luật sư có thể trả lời.

Hiện nay tôi đang có 2 mảnh đất nằm liền kề, trong đó 1 mảnh đất là đất ở có diện tích khoảng 30 mét vuông đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2009, mảnh đất còn lại thì là đất vườn.

Nay gia đình chúng tôi bàn bạc và thống nhất muốn bổ sung thửa đất vườn này vào thửa đất ở. Tôi muốn hỏi chúng tôi có thể thực hiện việc hợp thửa đất này hay không? Nếu có thể thì chúng tôi cần phải chuẩn bị giấy tờ gì và cần thực hiện những thủ tục nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Tổng đài tư vấn pháp luật đã nhận được câu hỏi mà anh gửi về. Sau khi tìm hiểu dựa trên các quy định hiện hành về việc hợp thửa đất, đội ngũ tư vấn xin phép được đưa ra lời giải đáp như sau:

Hợp thửa đất là gì?

 

Hợp thửa đất được hiểu là việc gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất nằm liền kề nhau của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung.

hop-thua-dat-khong-cung-muc-dich-su-dung-1

Căn cứ theo như quy định tại Điểm 2.3a khoản 2 Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định cụ thể về đối tượng thửa đất như sau:

2.3. Đối tượng thửa đất

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

Như vậy, có thể hiểu rằng việc hợp thửa đất chỉ được tiến hành khi những thửa đất này có cùng mục đích sử dụng đất. Trường hợp hai thửa đất mà không có cùng mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo như các quy định của pháp luật hiện hành.

>>Xem thêm: Hợp thửa đất liền kề thủ tục thế nào?

Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng được không?

 

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định rõ thửa đất tức là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại điểm 2.3a khoản 2 Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cụ thể có quy định như sau:

“2.3. Đối tượng thửa đất

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;”

Theo đó, có thể thấy các thửa đất liền kề sau khi tiến hành hợp thửa thì sẽ tạo thành thửa đất mới với điều kiện các thửa đất đó phải có cùng chung một mục đích sử dụng.

Như vậy, đối với trường hợp chúng không cùng mục đích sử dụng mà người dùng đất muốn hợp thửa thì cần phải tiến hành thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục hợp thửa đất. Gọi ngay 1900.6174

Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng đất phải làm thế nào?

 

Như vừa trình bày ở phía trên, khi mà hai thửa đất mà bạn muốn gộp lại có mục đích sử dụng đất ban đầu là khác nhau thì sẽ không thể nào tiến hành hợp thửa lại được. Để có thể hợp thửa theo như ý muốn thì bắt buộc bạn phải đi chuyển đổi mục đích sử dụng của một trong hai thửa đất đó để chúng có cùng mục đích sử dụng. Sau khi đã hoàn tất thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì mới có thể tiến hành thủ tục hợp thửa đất như mong muốn ban đầu của bạn.

Hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

Theo như quy định tại Điều 57 của Luật đất đai 2013 thì muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm.

hop-thua-dat-khong-cung-muc-dich-su-dung-2

Mặt khác, căn cứ theo Điều 69 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy hồ sơ và thủ tục của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– Đối với các hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm những giấy tờ sau đây:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định như trong Nghị định trên.

– Giấy chứng nhận quyền sử đất hay còn được gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ:

– Cách 1: Nộp tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Cách 2: Nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc này sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, nếu như:

– Hồ sơ đã đầy đủ, hoàn thiện: Bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

– Hồ sơ còn thiếu các giấy tờ liên quan hay chưa hợp lệ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, nơi tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh lại hồ sơ đúng theo quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu và nộp lệ phí

– Để được giải quyết các yêu cầu thì người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo như quy định.

Bước 4: Trả kết quả

– Theo như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời gian trả kết quả sẽ:

+ Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

– Thủ tục hợp thửa đất:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Dựa vào quy định tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; nộp tại bộ phận một cửa.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Đối với trường hợp hồ sơ nộp vào chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo ngay cho người nộp và hướng dẫn họ nộp hồ sơ bổ sung.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc hợp thửa đất sẽ tiến hành đo đạc địa chính

+ Người có nhu cầu hợp thửa đất thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài chính.

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan đăng ký đất đai sẽ gửi giấy chứng nhận về cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu hoặc sẽ gửi lên UBND cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại xã.

Như vậy, để có thể hợp thửa đất thì người có nhu cầu trước tiên cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất. Sau khi 02 thửa đất này đã có cùng mục đích sử dụng thì mới có thể thực hiện thủ tục hợp thửa đất.

Trên đây là những nội dung tư vấn mà đội ngũ tư vấn pháp luật của chúng tôi đã tìm hiểu để giải đáp cho các bạn về vấn đề “Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng”

>> Xem thêm: Mua đất sổ chung có bán lại được không ? Giải đáp chi tiết nhất

Chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà các bạn đã gửi đến tổng đài. Nếu như có bất kì ý kiến đóng góp nào hay những thắc mắc về pháp luật đang vướng phải thì vui lòng liên hệ với Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ 1900.6174

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174