Khiếu nại là gì tố cáo là gì theo quy định Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018? Được ghi nhận trong Hiến pháp, là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện khiếu nại và tố cáo không phải ai cũng nắm rõ được nội dung của hai quyền này cũng như là sự phân biệt, bởi có những trường hợp, do không hiểu rõ quy định mà đã có sự nhầm lẫn. Bài viết Khiếu nại là gì tố cáo là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai quyền này của Tổng Đài Pháp Luật với hotline 1900.6174
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Khiếu nại là gì? Tố cáo là gì?
>> Hướng dẫn miễn phí khiếu nại là gì tố cáo là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Tuy nhiên, không phải ai khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo cũng hiểu rõ được về bản chất hai hình thức này là không giống nhau, mà thông thường, sẽ có một bộ phận người dân vẫn hay nhầm lẫn hai hình thức này là một.
Vậy cụ thể, khiếu nại là gì tố cáo là gì?
Khiếu nại được quy định tại Luật Khiếu nại 2011 và được hiểu đó là khi một bên đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là đang trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
Đối với tố cáo thì được quy định trong Luật Tố cáo 2018 và thuật ngữ này được hiểu đó là việc một cá nhân thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết được có hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đang gây thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Khi thuộc các trường hợp trên, cá nhân có quyền tố cáo đến cơ quan Nhà nước.
Như vậy, các nội dung trên đã lý giải khiếu nại là gì và tố cáo là gì.
Cần phân biệt rõ hai hoạt động này là khác nhau mà không phải là một để tránh có sự nhầm lẫn cũng như khi thực hiện các quyền khiếu nại, quyền tố cáo thì có thể đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.
>> Xem thêm: Tố cáo khác khiếu nại như thế nào? Giải đáp chính xác nhất
Đặc điểm của khiếu nại và tố cáo
>> Hướng dẫn chi tiết khiếu nại là gì tố cáo là gì miễn phí, liên hệ 1900.6174
Khi đề cập tới khiếu nại và tố cáo, để hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này thì việc dựa vào các đặc điểm của chúng cũng có thể giúp ta hiểu rõ bản chất của khiếu nại và tố cáo.
Về phần đặc điểm của khiếu nại:
Thứ nhất, xét về mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại trước quyết định hành chính, hành vi hành chính của người bị khiếu nại.
Thứ hai, xét về chủ thể khiếu nại thì chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức là những chủ thể được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại.
Thứ ba, về đối tượng khiếu nại thì đó quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Thứ tư, về thủ tục xử lý thì khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính.
Về phần đặc điểm của tố cáo:
Thứ nhất, xét về mục đích của tố cáo thì việc thực hiện tố cáo không chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho người tố cáo mà còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của tập thể cộng đồng mà không chỉ đơn giản là vì một lợi ích cá nhân nào.
Thứ hai, xét về chủ thể tố cáo thì chỉ bao gồm một chủ thể đó là cá nhân.
Thứ ba, về đối tượng tố cáo thì đó là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, và nếu cơ quan đó không có thẩm quyền giải quyết thì sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, những nội dung trên đây chính là đặc điểm cơ bản của khiếu nại và tố cáo, có thể dựa vào những nội dung trên để có cái nhìn đúng về mỗi hình thức.
Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo
>> Tư vấn chi tiết khiếu nại là gì tố cáo là gì miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Từ những lý giải như thế nào là khiếu nại, tố cáo cho đến đặc điểm của từng hoạt động, vậy một câu hỏi đặt ra rằng tại sao cần phải có khiếu nại, tố cáo? Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì?
Nội dung dưới đây sẽ trình bày rõ vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo để có thể hiểu hơn về chính các hoạt động này:
Thứ nhất, thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể giúp cơ quan Nhà nước phần nào có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Từ những hoạt động đó, nhận thấy vướng mắc, lỗ hổng trong khâu quản lý để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa những hạn chế còn tồn tại.
Đồng thời, qua đó xử lý, răn đe những hành vi vi phạm nhằm giúp người dân tin tưởng vào sự quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ giúp đảm bảo pháp luật sinh ra là để tuân thủ, không phải chỉ coi pháp luật là công cụ để quản lý nhân dân còn bộ phận cơ quan Nhà nước không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Qua đó, đảm bảo trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Thứ ba, việc thực hiện tốt giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ phát huy sự tin tưởng của người dân vào pháp luật, vào cơ quan Nhà nước.
Giúp người dân thêm niềm tin để cùng Nhà nước xử lý những hành vi cố ý vi phạm pháp luật, không tôn trọng kỷ cương luật pháp.
Cuối cùng, hoạt động này còn có vai trò đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân và đây cũng là một đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Vì thế, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết tốt, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo là nhân tố tích cực tác động trở lại với hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.
Các hình thức khiếu nại hiện hành
Hiện nay, khi muốn thực hiện việc khiếu nại, thì sẽ có hai hình thức thực hiện để người khiếu nại có thể lựa chọn hình thức phù hợp với bản thân.
Tại quy định ở Điều 8 Luật khiếu nại 2011 theo đó, việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
Khi lựa chọn hình thức khiếu nại bằng đơn khiếu nại thì trong đơn khiếu nại sẽ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Khi lập đơn khiếu nại, người khiếu nại có thể nhờ người khác soạn đơn hộ bởi điều này pháp luật không cấm nên được phép thực hiện. Tuy nhiên, tại phần chữ ký sẽ phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp có nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn sẽ phải có chữ ký của từng người và sẽ phải tiến hành cử một người đại diện để trình bày có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Hình thức thứ hai là khiếu nại trực tiếp.
Khi thực hiện theo hình thức này, người tiếp nhận khiếu nại sẽ thực hiện việc hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Và những nội dung cần phải có trong đơn khiếu nại cũng giống như khi lập đơn khiếu nại.
Trường hợp có nhiều người khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì sẽ cử đại diện để trình bày nội dung và người tiếp nhận khiếu nại cũng sẽ lại việc khiếu nại bằng văn bản với những nội dung như trên.
Trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện cũng phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.
Như vậy, trên đây là 2 hình thức thực hiện khiếu nại, người khiếu nại có thể căn cứ vào thời gian và vị trí địa lý để lựa chọn hình thức khiếu nại phù hợp và thuận tiện.
>> Tư vấn miễn phí khiếu nại là gì tố cáo là gì chính xác, liên hệ 1900.6174
Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế
Mặc dù đã có sự giải thích khái niệm và đưa ra từng đặc điểm của khiếu nại và tố cáo.
Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp khiếu nại và tố cáo được thực hiện cùng lúc và đi đôi với nhau và điều đó dẫn tới sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế.
Giả sử khi một người vừa gửi đơn khiếu nại về một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính để đòi lại quyền lợi.
Nhưng cũng vừa nhận thấy hành vi của một cán bộ có hành vi trái pháp luật cũng trong vụ việc đó nên đồng thời thực hiện việc tố cáo.
Rõ ràng trong vụ việc này thì cùng lúc có hai nội dung khác nhau như vậy sẽ được xử lý bằng hai trình tự, thủ tục khác nhau: Việc xem xét quyết định hành chính hay hành vi hành chính được ban hành có đúng quy định pháp luật hay không để đảm bảo quyền lợi của người khởi kiện sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại.
Đối với việc làm rõ có hay không hành vi trái pháp luật trong cùng vụ việc đó sẽ theo trình tự giải quyết tố cáo.
Ngoài ra, thực tế còn có thể xảy ra tình huống là sau khi người khiếu nại đã được giải quyết khiếu nại, sau đó người khiếu nại lại thực hiện việc tố cáo người đã giải quyết việc khiếu nại.
Nếu không xét về bản chất thì sẽ bị hiểu lầm đây là vụ việc vừa có khiếu nại vừa có tố cáo, tuy nhiên, thực chất đây là vụ việc khiếu nại đòi lại lợi ích cho bản thân người khiếu nại.
Và để giải quyết vấn đề này, tại quy định của điểm d khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo:
“Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.”
Để tránh có sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo, cần hiểu rõ bản chất của 2 hình thức này.
>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn khiếu nại là gì tố cáo là gì
Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Khi thực hiện việc khiếu nại hoặc tố cáo, cần nắm rõ các quy trình giải quyết dưới đây để nắm bắt kịp thời các thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về quy trình giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Sau khi đã nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ là các chủ thể được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại.
Sau khi chủ thể có thẩm quyền xem xét khiếu nại đó không thuộc trường hợp không được thụ lý giải quyết thì sẽ phải tiến hành thụ lý và thông báo cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý thì cần phải nêu lý do.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải tiến hành xác minh các nội dung khiếu nại về việc các quyết định hành chính, hành vi hành chính có có đúng hay không. Nếu khiếu nại đúng thì sẽ cần phải ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
Trường hợp chưa có cơ sở để kết luận thì người có thẩm quyền sẽ tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết vụ việc.
Bước 3: Tổ chức đối thoại
Nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại sẽ phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại hoặc khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính.
Về quy trình giải quyết tố cáo
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định là các chủ thể được quy định từ Điều 13 đến Điều 21 Luật tố cáo. Sẽ tuỳ vào trường hợp cụ thể để xác định chủ thể nào sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ ra quyết định thụ lý tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Cũng như khiếu nại, người giải quyết tố cáo sẽ phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
Kết thúc, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo cũng như kết quả xác minh nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ khác thì người giải quyết tố cáo sẽ ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
Trên đây là quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, có thể dựa vào các bước được liệt kê ở trên để đảm bảo việc nắm rõ quy trình cũng như các nội dung giải quyết vụ việc.
>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn về chủ đề khiếu nại là gì tố cáo là gì miễn phí
Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
Dựa vào các khái niệm của khiếu nại và tố cáo đã được trình bày ở phần “Khiếu nại là gì? Tố cáo là gì?”, có thể thấy về bản chất hai hoạt động này là không giống nhau.
Khiếu nại được thực hiện là nhằm tới mục đích đòi lại lợi ích mà chủ thể đang cho rằng quyền lợi của họ đang bị xâm phạm, đối với mục đích của tố cáo là đang nhằm mục đích hướng tới xử lý hành vi vi phạm của người có hành vi vi phạm không kể có ảnh hưởng tới lợi ích của bản thân mình hay không, mà đó có thể là lợi ích của Nhà nước.
Chính từ bản chất khác nhau của hai hoạt động này nên đã chi phối toàn bộ các quy định của pháp luật và thái độ đối với hai loại này. Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:
Về chủ thể:
Chủ thể có quyền khiếu nại sẽ bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức, có thể thấy chủ thể có quyền khiếu nại rất rộng.
Tuy nhiên, trong tố cáo, chỉ có công dân mới được thực hiện quyền tố cáo.
Phạm vi chủ thể khác nhau như vậy là bởi xét đến mục đích của khiếu nại và tố cáo là khác nhau.
Nếu khiếu nại chỉ đang với mục đích đòi lại lợi ích nên dù đúng hay sai vẫn không có sự ảnh hưởng đến người đã ban hành ra quyết định hoặc hành vi hành chính.
Nhưng với tố cáo thì có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự của người bị tố cáo nên pháp luật giới hạn chủ thể có thẩm quyền, và cũng đồng thời là đề cao trách nhiệm của người tố cáo.
Về thái độ xử lý:
Tố cáo được khuyến khích thực hiện hơn là khiếu nại. Bởi khiếu nại là đi đòi lại lợi ích cho mình nên pháp luật không đặt vấn đề khuyến khích trong khi đó về bản chất tố cáo là sự thể hiện trách nhiệm của công dân đối với xã hội, với nhà nước thông qua việc phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật nên được khuyến khích và pháp luật đã thể hiện thái độ đó qua việc có những quy định khen thưởng cho người tố cáo đúng.
Không đặt vấn đề bảo vệ người khiếu nại nhưng bảo vệ người tố cáo lại được hết sức chú trọng.
Bởi như đã trình bày ở phần đặc điểm thái độ xử lý, thì về bản chất khiếu nại là đi đòi lại lợi ích cho chính bản thân mình khi có quyết định hoặc hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người đó nên chính bản thân người đó thực hiện việc khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình.
Và việc khiếu nại về cơ bản không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị khiếu nại nên sẽ không ảnh hưởng đến người khiếu nại đến mức phải thực hiện việc bảo vệ.
Tuy nhiên, đối với người tố cáo, thì việc này có khả năng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tố cáo nên có thể sẽ có trường hợp người bị tố cáo có những hành vi vi phạm pháp luật để tìm cách che dấu, trả thù người tố cáo. Và do đó, với những trường hợp cá nhân tố cáo thì việc bảo vệ là điều hết sức được quan tâm.
Thời hiệu:
Nếu khiếu nại có thời hiệu cụ thể được quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại, thì ngược lại, đối với tố cáo pháp luật không quy định một thời hạn cụ thể mà việc tố cáo sẽ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tố cáo.
Bởi khiếu nại là có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người khiếu nại, do đó, pháp luật xác định thời hạn cụ thể để người khiếu nại chủ động thực hiện việc khiếu nại, không để một thời gian dài sau đó mới yêu cầu giải quyết.
Đối với tố cáo thì có thể không liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo do đó không yêu cầu về thời hiệu.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề khiếu nại là gì tố cáo là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Khiếu nại là gì tố cáo là gì. Với bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |