Khiếu nại trong tố tụng dân sự như thế nào?

Khiếu nại trong tố tụng dân sự như thế nào?Khiếu nại, không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với mỗi người dân trong xã hội. Khiếu nại cũng được xếp vào một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng không phải ai cũng biết rõ về quyền khiếu nại này của mình. Gần đây, khá nhiều bạn đọc cũng gửi câu hỏi liên quan đến quyền khiếu nại đặc biệt là khiếu nại trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Vậy khiếu nại là gì mà lại được xem là quyền cơ bản và quan trọng đối với con người? Liệu khiếu nại ở mỗi lĩnh vực có giống nhau không? Ngay bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc kiến thức liên quan đến vấn đề Khiếu nại trong tố tụng dân sự. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí quy trình Khiếu nại trong tố tụng dân sự, liên hệ ngay 1900.6174 

 

Khiếu nại là gì?

 

Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá phổ biến và xuất hiện thường xuyên trong đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Hiến pháp. 

Theo mặt ngữ nghĩa:

khiếu nại là việc một cá nhân hay tổ chức có đơn yêu cầu, đề nghị đến cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét lại các quyết định đã ban hành, các vụ việc hay hành động đã giải quyết xảy ra sai sót, không làm hài lòng được cá nhân có đơn yêu cầu. Trong trường hợp này, theo ý kiến cá nhân của người khiếu nại là họ không đồng ý và nhất trí đối với quyết định hay cách xử lý vụ việc của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, những quyết định này còn làm ảnh hưởng hoặc thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 

vi-khieu-nai-trong-to-tung-dan-su

Về mặt pháp lý:

căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại được định nghĩa là việc mà công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện theo thủ tục đã được quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính/hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước/của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức nếu họ có căn cứ chứng minh được rằng quyết định hoặc hành vi đã ban hành/xử lý đó là không hợp pháp, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định rằng, khiếu nại trong tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định tố tụng dân sự của các cơ quan/người tiến hành tố tụng khi đã có căn cứ, minh chứng khẳng định rằng quyết định, hành vi đó là không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 

Đối tượng của khiếu nại là những quyết định đã được ban hành, hành động giải quyết các vụ việc của cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà người khiếu nại có chứng cứ để chứng minh quyết định, hành vi đó của họ là không đúng với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyết định phải được ban hành dưới hình thức là văn bản, trong đó thể hiện được ý chí của người ra quyết định – đối tượng của khiếu nại. Hành vi bị khiếu nại có thể tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động. 

* Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo:

    Khiếu nại và Tố cáo là hai thuật ngữ rất dễ nhầm lẫn với nhau. Điểm khác nhau cụ thể của chúng như sau:

Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo 
Căn cứ pháp luật Luật Khiếu nại năm 2011 Luật Tố cáo năm 2018
Chủ thể có thẩm quyền Cá nhân, công dân, các cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Cá nhân
Đối tượng – Quyết định hành chính;

– Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

– Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trong xã hội. 

Mục đích Đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi đã ban hành khi quyết định, hành vi đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của bản thân họ. Công dân nêu lên và báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó.  

* Hình thức khiếu nại: 

    Căn cứ Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011, việc khiếu nại có thể được thực hiện dưới hai hình thức là khiếu nại gián tiếp bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. 

– Hình thức 1: Khiếu nại bằng đơn. 

Với việc khiếu nại bằng đơn, thì người khiếu nại cần lưu ý ghi đầy đủ thông tin, nội dung cơ bản của một lá đơn như dưới đây:

+ Ngày, tháng, năm khiếu nại; 

+ Thông tin cá nhân của người khiếu nại (tên, địa chỉ);

+ Thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;

+ Nội dung, lý do muốn khiếu nại;

+ Tài liệu liên quan minh chứng cho việc khiếu nại là đúng;

+ Yêu cầu giải quyết vụ việc của người khiếu nại;

Đơn khiếu nại phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. 

Hình thức 2: Khiếu nại trực tiếp.

Người khiếu nại đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền khiếu nại về vụ việc, vấn đề mà mình gặp phải. Sau đó, cán bộ tiếp nhận lời khiếu nại sẽ hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận có thể ghi lại thành văn bản việc khiếu nại và yêu cầu người khiếu nại ký tên/điểm chỉ xác nhận vào văn bản khiếu nại. 

Tóm lại, khái niệm khiếu nại cũng có thể phụ thuộc vào từng loại khiếu nại, luật và các văn bản tương ứng mà đưa ra những khái niệm khác nhau. 

>>>Chuyên viên tư vấn quy định pháp luật về khiếu nại, liên hệ ngay 1900.6174 

 

Chủ thể khiếu nại là ai

 

Ở đây, chủ thể khiếu nại bao gồm: Người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. 

Người khiếu nại

 Người khiếu nại là mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Hiến pháp, Luật Khiếu nại. Họ có căn cứ cho rằng quyết định hay hành động giải quyết của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp nếu người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

* Quyền của người khiếu nại: 

– Khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp hoặc tự bản thân mình;

– Khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của vụ án/vụ việc đang trong quá trình xử lý;

– Rút đơn yêu cầu khiếu nại tròn bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết đơn khiếu nại;

– Nhận được câu trả lời giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản;

– Khôi phục lại được quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm bằng cách được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của người khiếu nại: 

– Trình bày khiếu nại, gửi đơn khiếu nại đến đúng người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; 

– Trình bày trung thực về nội dung sự việc, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan và những bằng chứng khác cho người giải quyết khiếu nại;

– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bị phát hiện gian dối, không trung thực về nội dung đã trình bày và cung cấp thông tin trước đó;

– Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở sự làm việc, hoạt động tố tụng của Tòa án;

– Chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang thực hiện khiếu nại trong thời gian khiếu nại;

– Chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định ban hành giải quyết khiếu nại từ ngày có hiệu lực pháp luật. 

Người bị khiếu nại 

 Người bị khiếu nại là cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự có quyết định, hành vi trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khiếu nại và bị họ khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khi thực hiện quyền khiếu nại của mình phải thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

* Quyền của người bị khiếu nại:

– Có quyền được biết về các bằng chứng, thông tin mà người khiếu nại cung cấp để khiếu nại;

– Có quyền đưa ra những tài liệu, bằng chứng khác thích hợp hơn để chống lại với bên người khiếu nại;

– Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình. 

* Nghĩa vụ của người bị khiếu nại: 

– Phản biện, giải trình về quyết định đã ban hành, hành vi đã thực hiện trong tố tụng dân sự bị khiếu nại;

– Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức hay các cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

– Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại từ ngày có hiệu lực pháp luật;

– Trong trường hợp hành vi/quyết định đã ban hành của mình là sai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền của người khiếu nại thì phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định/hành vi đó ảnh hưởng theo quy định của pháp luật. 

Người giải quyết khiếu nại 

Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Với mỗi đối tượng khiếu nại khác nhau, luật quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng thuộc về cơ quan/tổ chức/cá nhân khác nhau. Dựa vào tính chất của đối tượng khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các quan hệ pháp lý phát sinh, khiếu nại được chia thành nhiều loại khác nhau:

– Khiếu nại hành chính;

– Khiếu nại trong hoạt động tư pháp;

– Khiếu nại hoạt động kiểm toán;

– Khiếu nại trong lĩnh vực lao động, việc làm;

– Khiếu nại bầu cử;

– Khiếu nại trong tố tụng dân sự,…

Trong đó, có thể nói rằng, khiếu nại hành chính là lĩnh vực khiếu nại phổ biến nhất và nhiều nhất về số lượng cũng như tính chất pháp lý phức tạp của hoạt động hành chính nhà nước. Khiếu nại trong các lĩnh vực ở dưới thì đều thuộc các dạng khiếu nại đặc thù từng lĩnh vực, ít gặp trong thực tế. Điểm khác biệt căn bản giữa những loại khiếu nại này là về trình tự, thủ tục khiếu nại; thẩm quyền, thời hạn và việc giải quyết khiếu nại. 

>>>Ai có quyền khiếu nại? liên hệ ngay 1900.6174 

khieu-nai-trong-to-tung-dan-su

Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại

 

    Căn cứ Điều 499 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự trong trường hợp có minh chứng, căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

    Có thể khẳng định rằng các quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự hoàn toàn có thể bị khiếu nại. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định tại Chương XLI của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mà được giải quyết theo quy định theo quy định của các chương tương ứng trong Bộ luật tố tụng dân sự.  

>>>Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại là gì? liên hệ ngay 1900.6174 

 

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

 

Vấn đề xác định xem ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mang ý nghĩa rất quan trọng đối với người khiếu nại. Điều này căn bản là vì nó sẽ giúp người khiếu nại tìm đến đúng người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tránh xảy ra sai sót và tiết kiệm được thời gian trong quá trình giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.

Trong trường hợp nếu đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan không đúng thẩm quyền giải quyết thì cơ quan này phải hướng dẫn cụ thể cho công dân hoặc tự mình chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

 Theo nguyên tắc pháp luật quy định, người đứng đầu – lãnh đạo các bộ phận cơ quan nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động hay quyết định mà cán bộ, công chức cơ quan mình hoặc cấp dưới thực hiện. Do đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể như sau:

– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Hội thẩm Nhân dân: thuộc về Chánh án Tòa án giải quyết vụ việc đó;

– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án: thuộc về Chánh án Tòa án cấp trên thực hiện giải quyết;

– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên: thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện trực tiếp việc giải quyết;

– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện Kiểm sát: thuộc về Viện trưởng viện Kiểm sát cấp trên có trách nhiệm giải quyết. 

 Với trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì tiếp tục có quyền gửi đơn khiếu nại một lần nữa đến Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên để được trực tiếp giải quyết. 

Theo đó, sau khi kiểm tra đơn đã đầy đủ các thông tin, hợp lệ về hình thức và được gửi đúng thẩm quyền thì thời hạn giải quyết đơn khiếu nại theo quy định là 15 ngày. Trường hợp có những vụ việc phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị hơn thì thời gian có thể gia hạn thêm thành 30 ngày để giải quyết. 

>>>Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, liên hệ ngay 1900.6174 

 

Đơn khiếu nại trong tố tụng dân sự

 

 Đơn khiếu nại trong tố tụng dân sự bạn có thể tham khảo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

ĐƠN KHIẾU NẠI

(Về việc………………..)

Kính gửi:………………………………………………

Tên tôi là:…………………………….

Sinh ngày……….tháng……….năm……………

Thường trú tại:………………………. ……………………………..

Số CCCD/CMND:……………………………………………………………………………….

Ngày và nơi cấp:………………………………………………………………………………..

Chức vụ, nghề nghiệp:..…………………………………………………………

Khiếu nại về hành vi của: …………………….. (Ghi tên người bị khiếu nại)

Giải trình vụ việc cần khiếu nại: (Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Yêu cầu giải quyết khiếu nại:

– Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)

– Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.

Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ……………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.

………….., ngày…. tháng… năm….

                                                                          Người làm đơn

                                                                              (Ký tên và ghi rõ họ tên)

>>>Xem thêm: Khiếu nại trả lại đơn khởi kiện đúng quy trình và thủ tục 2023

khieu-nai-trong-to-tung-dan-su

Thời hiệu, hình thức khiếu nại trong tố tụng dân sự

 

* Thời hiệu giải quyết khiếu nại

 Căn cứ Điều 502 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thời hiệu khiếu nại trong tố tụng dân sự là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng đó là những hành vi, quyết định vi phạm pháp luật. 

Trường hợp có xảy ra các sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn khiếu nại được pháp luật quy định thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó sẽ không được tính vào thời hiệu giải quyết khiếu nại. 

* Hình thức khiếu nại: 

Theo quy định tại Điều 503 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Nội dung trong đơn khiếu nại phải thể hiện rõ ngày, tháng, năm; họ tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu muốn giải quyết của người khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Hình thức khiếu nại không bắt buộc phải bằng văn bản, người khiếu nại có thể viết đơn bằng tay nhưng phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của mình. 

>>>Thời hiệu, hình thức khiếu nại trong tố tụng dân sự, liên hệ ngay 1900.6174 

 

Hồ sơ giải quyết khiếu nại

 

 Người có yêu cầu muốn khiếu nại một hành vi hay quyết định nào đó cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây: 

– Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

– Các tài liệu, minh chứng liên quan;

– Biên bản kiểm tra, xác minh, đánh giá, giám định minh chứng;

– Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

– Quyết định giải quyết khiếu nại;

– CCCD/CMND của người khiếu nại;

– Các tài liệu liên quan khác.

 Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ lại theo quy định của pháp luật. Hồ sơ khi người khiếu nại có yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để họ giải quyết khiếu nại. 

>>>Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm những gì? liên hệ ngay 1900.6174 

 

Thủ tục giải quyết khiếu nại

 

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ 

 Người khiếu nại chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ những giấy tờ đã nêu ở trên. Sau đó gửi đơn khiếu nại, tài liệu minh chứng liên quan hoặc đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ. 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ  

Kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, trong thời hạn tối đa là 10 ngày, cơ quan/tổ chức/người có thẩm quyền phải thực hiện thụ lý và thông báo về việc thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý để giải quyết khiếu nại thì phải nêu rõ ràng lý do bằng văn bản. 

Bước 3: Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại 

 Thời hạn kiểm tra để giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với những vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết có thể được gia hạn thêm 15 ngày nữa tức là không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. 

  Ở giai đoạn này, người đảm nhiệm cần đảm bảo thực hiện:

– Kiểm tra lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan mình, của người có trách nhiệm do cơ quan mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại;

– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại là đúng hay sai thì cần tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao lại cho cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan hay các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Hình thức khiếu nại phải đảm bảo được sự khách quan, chính xác và kịp thời như sau:

– Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

– Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ, minh chứng mà người khiếu nại, người bị khiếu nại hay các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;

– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 

Bước 4: Tổ chức đối thoại 

 Trong giai đoạn giải quyết khiếu nại lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác thực, kiểm tra nội dung khiếu nại không có sự trùng khớp, khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức buổi đối thoại. 

 Đại diện, lãnh đạo của cơ quan giải quyết gặp gỡ người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để phân tích, làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Về việc tổ chức buổi đối thoại phải được thông báo bằng văn bản và gửi đến người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tổ chức có liên quan để họ biết chi tiết về thời gian, địa điểm cũng như nội dung của buổi gặp gỡ, đối thoại. 

 Trong buổi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, người tham gia đối thoại có quyền được phát biểu ý kiến, giải thích, đưa ra những bằng chứng liên quan để phản biện lại việc họ phủ nhận hoặc chứng minh cho việc khiếu nại và yêu cầu khiếu nại của mình.

 Việc đối thoại phải được lập thành biên bản. Biên bản thể hiện rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia. Trường hợp người tham gia đối thoại không ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản phải có lý do cụ thể. Biên bản này được lưu giữ vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. 

Bước 5: Nhận kết quả quyết định giải quyết khiếu nại 

Sau thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa là 30 – 45 ngày, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phải có trách nhiệm liên hệ và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc các cơ quan quản lý cấp trên. 

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí Thủ tục giải quyết khiếu nại, liên hệ ngay 1900.6174 

 

Khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có phải lập thành đơn hay không?

 

Theo quy định tại Điều 503 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Nội dung trong đơn khiếu nại phải thể hiện rõ ngày, tháng, năm; họ tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu muốn giải quyết của người khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

Nếu không biết viết đơn, người khiếu nại có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để nhờ cán bộ hỗ trợ, hướng dẫn việc viết đơn sau đó ký tên hoặc điểm chỉ là hoàn thành đơn khiếu nại của mình. 

khieu-nai-trong-to-tung-dan-su

>>>Khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có phải lập thành đơn hay không?liên hệ ngay 1900.6174 

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Khiếu nại trong tố tụng dân sự. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174