Lấn chiếm lối đi chung là một trong những hành vi vi phạm pháp luật đất đai được diễn ra phổ biến hiện nay gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn đất của cơ quan nhà nước trên thực tế. Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản nhất liên quan đến hành vi lấn chiếm lối đi chung. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ đến số điện thoại 1900 6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.
>>>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn lấn chiến lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất
Anh Sơn ở Hải Phòng có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, gia đình tôi và gia đình chị Kim là hàng xóm với nhau. Trước đây tại thời điểm gia đình tôi và gia đình chị Kim xây nhà thì đã có một lối đi chung được mở sẵn, không thuộc vào phần đất của gia đình nào, lối đi này cũng được 2 gia đình sử dụng để đi ra đường công cộng từ đó đến nay.
Gần đây chị Kim có sửa lại nhà tuy nhiên chị lại xây hàng rào chắn lấn chiếm ra phần diện tích lối đi khoảng 80 cm. Tôi có nhắc nhở chị Kim về vấn đề này nhưng chị lại trả lời do là lối đi chung nên chị có quyền đối với lối đi này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi lấn chiếm lối đi chung của chị Kim có vi phạm pháp luật hay không? Toi phỉ xử lý vấn đề này như thế nào để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình?”
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thế nào là lấn chiếm lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc
Trả lời:
Chào anh Sơn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc trên của anh như sau:
Nguyên tắc sử dụng lối đi chung
Trên thực tế nguyên tắc quan trọng nhất trong việc sử dụng lối đi chung đó là tôn trọng và nghiêm túc thực hiện những thỏa thuận của các bên. Các chủ sở hữu bất động sản trên thực tế có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến lối đi chung chẳng hạn như hàng rào, ranh giới, vị trí, kích thước….
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì sẽ thực hiện theo những nguyên tắc sau:
– Bảo đảm khai thác phải phù hợp với mục đích sử dụng đất
– Không được lạm dụng quyền đối với đất liền kề của người khác
– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn
– Không được lấn, chiếm hay thay đổi mốc giới ngăn cách
– Bất cứ ai cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì ranh giới chung
>>>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn nguyễn tắc sử dụng lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất
Lấn chiếm lối đi chung có vi phạm pháp luật không?
Tại Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:
“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong trường hợp lối đi chung thuộc sở hữu chung của cộng đồng, không thuộc quyền sử dụng của riêng cá nhân hộ gia đình nào thì lúc này việc một gia đình lấn chiếm lối đi chung, không thuộc quyền sở hữu của riêng mình là hành vi vi phạm pháp luật.
Tương tự, áp dụng trong trường hợp của anh Sơn, như anh trình bày thì lối đi chung của gia đình anh và chị Kim đã được hình thành từ lâu, không thuộc sở hữu của gia đình nào, do đó việc chị Kim cố tình lấn chiếm vào phần đất không thuộc quyền của mình là một hành vi vi phạm. Vì vậy anh hoàn toàn có quyền tố cáo hoặc khởi kiện hành vi vi phạm của chị Kim để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí việc lấn chiếm lối đi chung xử lý như thế nào. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn
Lấn chiếm lối đi chung giải quyết như thế nào?
Tố cáo hành vi lấn chiếm
Tại khoản 7 Điều 166 Luật đất đai 2013 có quy định người có quyền sử dụng đất sẽ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện đối với những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác.
Vì vậy người dân phát hiện hành vi lấn chiếm lối đi chung thì hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi vi phạm nói trên.
Do là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nên người có hành vi vi phạm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Như vậy, trong trường hợp của anh Sơn, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình đối với lối đi chung, anh hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm của chị Kim lên UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết.
>>> Xem thêm: Tranh chấp lối đi chung là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp
Yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp lối đi chung
Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 có quy định Nhà nước khuyến khích việc các bên tranh chấp tiến hành đối thoại, hòa giải để có thể tự giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai.
Việc tranh chấp về lối đi chung cũng không phải ngoại lệ, lúc này các bên có thể cùng nhau thỏa thuận hoặc nộp đơn lên UBND cấp xã để tiến hành thủ tục hòa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải UBND cấp xã sẽ phải tiến hành hòa giải và lập biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật đất đai 2013
Trường hợp hòa giải thành các bên sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và của UBND xã. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền lựa chọn các phương thức sau:
– Tiến hành khởi kiện tại tòa án
– Yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết
Như vậy trong trường hợp của anh Sơn, anh có thể tự mình tiến hành hòa giải hoặc yêu cầu UBND cấp xã tổ chức hòa giải tranh chấp giữa gia đình anh và gia đình chị Kim. Trên thực tế thì đây sẽ là phương án được ưu tiên vì nó được diễn ra một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo các bên có thể giữ mối quan hệ tốt đẹp sau tranh chấp.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí khi có tranh chấp về lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174
Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì trường hợp tranh chấp về hành vi lấn chiếm lối đi chung thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện để có thể yêu cầu khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35. 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung sẽ là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất tranh chấp.
Trong trường hợp của anh Sơn, nếu anh đã thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND nhưng chị Kim vẫn cố tình vi phạm hoặc các bên hòa giải không thành thì anh có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục khởi kiện. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất
Lấn chiếm lối đi chung bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Đối với trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn:
– Diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng
– Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng
– Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta sẽ bị phạt từ 5 đến 15 triệu đồng
– Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta sẽ bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng
– Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên sẽ bị xử phạt từ 30 đến 70 triệu đồng
Đối với trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp không phải đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
– Diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta sẽ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta sẽ bị xử phạt từ 10 đến 30 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta sẽ bị xử phạt từ 30 đến 50 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên sẽ bị xử phạt từ 50 đến 120 triệu đồng
Đối với trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn
– Diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta sẽ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta sẽ bị xử phạt từ 5 đến 7 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị xử phạt từ 7 đến 15 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta sẽ bị xử phạt từ 15 đến 40 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta sẽ bị xử phạt từ 40 đến 60 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên sẽ bị xử phạt từ 60 đến 150 triệu đồng
Đối với trường hợp hợp lấn chiếm đất phi nông nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
– Diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị xử phạt từ 20 đến 40 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta sẽ bị xử phạt từ 40 đến 100 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta sẽ bị xử phạt từ 100 đến 200 triệu đồng
– Diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên sẽ bị xử phạt từ 200 đến 500 triệu đồng
Đối với trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông tại khu vực đô thị thì mức xử phạt sẽ gấp 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng, mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân và không quá 1 tỉ đồng đối với tổ chức.
Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung chẳng hạn như khôi phục lại tình trạng ban đầu cua đất…được quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
>>> Xem thêm: Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ cần phải xử lý như thế nào?
Phải làm gì khi có giải quyết lấn chiếm ngõ đi chung một cách hoà nhãn nhất?
Việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung một cách hòa nhãn, không ồn ào là mong muốn của nhiều cá nhân, hộ gia đình trên thực tế. Vì vậy trong trường hợp phát hiện hàng xóm có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung trước tiên chúng ta nên tổ chức những buổi họp mặt có sự tham gia của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tại buổi họp mặt này sẽ tiến hành trao đổi, thỏa thuận và đi đến một thống nhất với nhau, các hộ gia đình cũng có thể chia sẻ cho nhau một phần lợi ích nhỏ để giữ cho việc tranh chấp ngõ đi chung được giải quyết êm đẹp.
Việc cùng nhau thỏa thuận và đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp là phương án giải quyết tốt nhất giúp cho các bên có thể tháo gỡ được những mâu thuẫn mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về vấn đề lấn chiếm lối đi chung. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề chung hay những vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |